Phương pháp DP-ASV là một trong những phương pháp phân tích điện hóa hòa tan, có nhiều ưu điểm như kinh tế, đơn giản, độ nhạy cao và giới hạn phát hiện thấp hơn so với một số phương pháp phân tích công cụ khác. Song, cần thiết phải kiểm soát chất lượng của phương pháp trước khi phân tích hàm lượng (hay nồng
độ) của Cd(II) trong mẫu thật. Việc kiểm soát và đánh giá phương pháp thông qua các thông số: khoảng tuyến tính, LOD, độ chính xác và xác định nồng độ của Cd(II) trong đối tượng nghiên cứu như mẫu trắng, mẫu nước biển tổng hợp (NBTH).
90
3.3.1.1. Khoảng tuyến tính và giới hạn phát hiện
Khoảng tuyến tính, được khảo sát trong ba khoảng nồng độ của Cd(II): 0 ÷ 10 ppb; 0 ÷ 20 ppb và 0 ÷ 50 ppb. Các kết quả thu được cho thấy trong khoảng nồng
độ của Cd(II) từ 0 đến 10 ppb có mối tương quan tuyến tính tốt giữa Ip của Cd và nồng độ Cd(II) với r = 1,0 và LOD = 0,1 ppb (Bảng 3.26).
Bảng 3.26. Giá trị của Ip của Cd trong khoảng nồng độ Cd(II) từ 0 đến 10 ppb.
CCd(II) (ppb) 0 2 4 6 8 10
Ip (nA), n = 3 5,6 99,4 198,2 294,6 391,5 491,6
Ip = (3,767 ± 1,194) + (48,61 ± 0,197) CCd(II); r = 1,0; LOD = 0,10 ppb
ĐKTN: Caxetat = 0,8 M (pH = 4,5); CHg(II) = 5 ppm; các thông số của kỹ thuật DP: EDep =
–1200 mV; tDep = 60 s; ω = 1600 rpm; ∆E = 50 mV; tpulse = 40 ms; tstep = 0,3 s; Ustep = 6 mV (v = 20 mV/s); Erange = –1200 ÷ +400 mV; EClr = +400 mV; tClr = 30 s.
3.3.1.2. Độ chính xác
Để xác định độ chính xác của phương pháp DP-ASV, các thí nghiệm được tiến hành trên mẫu chuẩn phòng thí nghiệm. Định lượng nồng độ Cd(II) trong mẫu bằng phương pháp thêm chuẩn. Kết quả sau 4 lần thí nghiệm thu được ở Bảng 3.27.
Bảng 3.27. Kết quả xác định độ đúng của phương pháp DP-ASV.
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Trung bình ± s Rev (%)
1,98 1,89 1,78 2,14 1,95 ± 0,15 97,5
ĐKTN: CCd(II) = 2,0 ppb; các ĐKTN khác như ở Bảng 3.26; mỗi lần thêm chuẩn 2 ppb Cd(II).
Qua kết quả ở Bảng 3.27 cho thấy độ thu hồi là rất tốt (97,5%) và độ lặp lại tốt, với RSD là 7,7%.
Tóm lại, từ các kết quả nghiên cứu kiểm soát chất lượng phương pháp phân tích ở trên cho thấy phương pháp DP-ASV có thể được sử dụng để xác định lượng vết và siêu vết Cd(II) trong mẫu phân tích.
3.3.1.3. Xác định nồng độ Cd(II) trong mẫu thí nghiệm dùng trong chiết pha rắn
a. Mẫu trắng
Dung dịch mẫu trắng được chuẩn bị như sau: lấy chính xác 1,0 ml dung dịch HNO3 2 M vào bình điện phân, thêm 4,0 ml dung dịch đệm axetat 2 M; 0,05 ml
91
Hg(II) 1000 ppm và nước cất 2 lần vừa đủ 10 ml. Định lượng bằng phương pháp thêm chuẩn, mỗi lần thêm 2 ppb Cd(II), kết quả thu được ở Bảng 3.28.
Bảng 3.28. Kết quả xác định nồng độ Cd(II) (ppb) trong mẫu trắng.
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình ± s
0,10 0,05 0,07 0,07 ± 0,03
ĐKTN: như ở Bảng 3.26.
Kết quả nồng độ Cd(II) trong mẫu trắng là 0,07 ± 0,03 ppb, tương đương với LOD của phương pháp DP-ASV, và do đó, có thể chấp nhận bằng LOD. Kết quả
này được sử dụng để tính toán nồng độ Cd(II) trong các thí nghiệm tiếp theo.
b. Mẫu nước biển tổng hợp
Cho vào bình điện phân chính xác 10,0 ml mẫu NBTH (được chuẩn bị như ở
mục 2.3.2), thêm 0,1 ml dung dịch đệm axetat 2 M; 0,05 ml Hg(II) 1000 ppm và nước cất hai lần vừa đủ 10 ml. Tiến hành định lượng Cd(II) trong mẫu bằng phương pháp thêm chuẩn, mỗi lần thêm 2 ppb (20 µL Cd(II)1,0 ppm). Kết quả thu được sau 3 lần xác định Cd(II) trong mẫu NBTH được trình bày ở Bảng 3.29.
Bảng 3.29. Kết quả xác định nồng độ Cd(II) (ppb) trong mẫu nước biển tổng hợp
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình ± s
0,72 0,71 0,74 0,72 ± 0,02
ĐKTN: như ở Bảng 3.26.
Kết quả xác định nồng độ có độ lặp lại là tốt với RSD là 2,8%. Kết quả này
được sử dụng để tính toán nồng độ Cd(II) trong các thí nghiệm tiếp theo.
3.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả tách và làm giàu Cd bằng kỹ thuật chiết pha rắn