Rủi ro thanh khoản trên thế giới và bài học đối với NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần MB (Trang 28)

1.3.2.1. Rủi ro thanh khoản trên thế giới.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, thế giớid dã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt đối với lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, không có con đường nào là hoàn toàn bằng phẳng, trong những năm thế giới qua đã trải qua các cuộc khủng hoảng tài chính với mức độ khácnhau. Và những cuộc khủng hoảng tài chính này đã gây ra ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế thế giới. Trong các cuộc khủng hoảng tài chính, chúng ta không thể không kể đến các cuộc khủng hoảng rủi ro thanh khoản tại một số nước như: Anh, Nga…

Việc khủng hoảng thanh khoản ở ngân hàng Anh bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau: khủng hoảng cho vay thế chấp nhà đối với các đối tượng có thu nhập thấp; Công tác quảng bá, truyền thông quá kém của Northern Rock; Sự thiếu kinh nghiệm trong xử lý khủng hoảng; Sự thổi phồng quá mức của Báo chí.

1.3.2.2. Bài học rút ra đối với các NHTM Việt Nam

a/ Đối với Ngân Hàng Trung Ương

Quản lý những thông tin mang tính nhạy cảm: Đối với điều kiện thị trường hiện đại ngày nay thì việc bảo mật thông tin là hết sức quan trọng, việc các thông tin nhạy cảm bị lọt ra ngoài có thể bị lợi dụng hoặc gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho hoạt động của ngân hàng.

Quản lý việc thực hiện chính sách và sự tuân thủ của các TCTD: Ngân hàng Trung ương cần đưa ra các chính sách định hướng cho hoạt động của các ngân hàng, đồng thời có các cuộc kiểm tra, kiểm soát và các chế tài nhằm đảm bảo sự tuân thủ của các tổ chức nhằm đảm bảo sự phát triển theo đúng định hướng chính sách đã đề ra. Đồng thời xây dựng và đưa ra các cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng không đáp ứng yêu cầu.

Ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro và các biện pháp chế tài nghiêm túc nếu có tổ chức tín dụng không tuân thủ các quy định này.

Trong trường hợp có khủng hoảng xảy ra thì Ngân hàng Trung ương cần có các biện pháp cấp bách nhằm tránh tác động lan truyền.

b/ Đối với Ngân hàng thương mại

Tuân thủ chặt chẽ các quy định do Ngân hàng Trung ương đề ra. Nhà quản lý ngân hàng luôn giám sát và điều chỉnh các nhóm chỉ tiêu của ngân hàng bám sát yêu cầu của ngân hàng trung ương.

Tính toán cẩn thận, chính xác các nhu cầu thanh toán: nhu cầu thanh toán phát sinh hàng ngày do vậy việc nắm bắt một cách chính xác các nhu cầu như nhu cầu rút tiền mặt, nhu cầu tín dụng… giúp ngân hàng có được sự chủ động trong việc tạo ra và cân đối nguồn thanh toán nhắm đáp ứng nhu cầu một cách kịp thời.

Tổ chức tốt việc quản lý khả năng thanh toán: Xây dựng một hệ thống quản lý hiện đại, cơ cấu tổ chức phù hợp và có các chỉ tiêu, chỉ số, báo cáo định kỳ giúp cho ngân hàng có được sự cảnh báo sớm về thanh khoản.

Tăng cường trang thiết bị hiện đại nhằm thu thập và xử lý thông tin: Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý số liệu và trong việc dự báo về thanh khoản do vậy việc đầu tư nâng cấp công nghệ là hết sức cần thiết.

Phối hợp san sẻ thông tin, sử dụng các công cụ khoa học chính xác để đo lường rủi ro. Để làm được điều này ngoài việc tăng cường năng lực công nghệ thông tin, ngân hàng còn phải tăng cường khả năng dự báo, các công cụ đo lường rủi ro để có cái nhìn sâu, toàn diện về thanh khoản.

Giải quyết nhanh chóng, đúng cách khi rủi ro xảy ra.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần MB (Trang 28)

w