Thực trạng quản lý thanh khoản tại Ngânhàng TMCP Quân đội

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần MB (Trang 40)

Các Ngân hàng có thể lựa chọn chiến lược, phương pháp quản trị thanh khoản phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng mình. Với nguồn dữ liệu thu thập được là Báo Cáo thường niên của Ngân Hàng TMCP Quân Đội trong vòng 4 năm kể từ 2009 đến năm 2012. Bài làm chọn cách tiếp cận theo tiêu chí và chỉ số sau đây để đánh giá về hoạt động thanh khoản và quản lý rủi ro thanh

khoản tại NHTM CP Quân Đội.

2.2.3.1. Chỉ số trạng thái tiền mặt

Bảng 2.5: Chỉ số trạng thái tiền mặt

(đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tiền mặt + tiền gửi

tại các TCTD 24.604 34.521 42.584 19.211

Tổng tài sản 69.008 109.623 138.831 175.610

Chỉ số trạng thái tiền mặt 35,65% 31,49% 30,67% 10,94%

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Quân đội năm 2009 đến năm 2012

Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản của ngân hàng. Ngân hàng MB còn thường xuyên là người cung cấp vốn cho thị trường liên ngân hàng. Chỉ số trạng thái tiền mặt của ngân hàng Quân đội qua các năm từ 2009 đến 2011 luôn duy trì ở mức xấp xỉ 30% so với tổng tài sản. Việc duy trì Chỉ số này ở mức cao cho thấy MB luôn có khả năng đáp ứng các nhu cầu tiền mặt tức thời, hoặc cũng có thể nhu cầu thanh khoản của MB cao.

Trạng thái tiền mặt này là rất cao vì theo tiêu chuẩn quốc tế các NH chỉ nên duy trì tỷ lệ này ở mức từ 2-3%. Và so với mặt bằng các ngân hàng thương mại khác con số này cũng không khả quan. Do vậy trong thời gian tới ngân hàng nên giảm bớt chỉ số này bằng cách chuyển sang các dạng nắm giữ khác có tính sinh lời cao hơn, tìm kiếm các nguồn đầu tư hoặc chuyển hóa lượng tiền mặt sang vào các hoạt động khác sinh lời cao hơn vừa góp phần tăng cường lợi nhuận đồng thời giảm nhẹ chỉ trọng tiền mặt.

Tuy nhiên, đến năm 2012 chỉ số này giảm xuống còn 10,94%, do lượng tiền gửi tại TCTD khác giảm xuống đáng kể. Có thể lý giải do nhu cầu cần tiền mặt của Ngân hàng giảm hoặc Ngân hàng đã đầu tư vào lĩnh vực khác sinh lời nhiều hơn. Con số 10,94% là tạm chấp nhận được, nếu xét tới tình hình kinh tế hiện tại và so sánh với mặt bằng chung các Ngân hàng khác. Ví dụ chỉ số này tại Vietinbank là

14,26%.

2.2.3.2. Chỉ số chứng khoán thanh khoản

Bảng 2.6 : Bảng chỉ số thanh khoản

( Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chứng khoán Chính phủ 5.420 8.293 10.519 36.500

Tổng Tài sản 69.008 109.623 138.831 175.610

Chỉ số Chứng khoán

Chính Phủ 7,85% 7,57% 7,58% 20,78%

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Quân đội năm 2009 đến năm 2012

Chứng khoán chính phủ (bao gồm cả trái phiếu và tín phiếu kho bạc - Cộng ở 2 khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn) được coi là các tài sản thanh khoản nhất. Việc nắm giữ lượng chứng khoán chính phủ cao cho thấy khả năng đáp ứng yêu cầu thanh khoản cao của Ngân hàng.

Các năm 2009 và năm 2010 mặc dù lượng Chứng khoán nắm giữ có tăng lên, song do sự phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng, thì Tổng Tài sản cũng tăng rất nhanh. Chính vì vậy tỷ lệ nắm giữ Chứng khoán Chính phủ chỉ được ở mức 7,85% năm 2009 là 7,57% năm 2010, và năm 2011 là 7.58%. Sang đến năm 2012, tỷ lệ tăng khá nhanh lên đến 20,78%. Nguyên nhân chỉ số này tăng là lượng chứng khoán nợ do Chính phủ phát hành của Ngân hàng tăng lên khá nhiều.

Tỷ lệ chứng khoán thanh khoản này là khá cao so với Chuẩn mực quốc tế (4%), nhưng lại nằm trong chiến lược thanh khoản của ngân hàng, giúp cho khả năng tăng cung thanh khoản của NH khi cần.

Tuy nhiên việc nắm giữ một tỷ lệ cao chứng khoán Chính Phủ có thể ảnh hưởng đến việc đầu tư vào các lĩnh vực khác sinh lời cao. Trong thời gian tới Ngân hàng Quân Đội cần điều chỉnh chỉ số này cho phù hợp với các tiêu chuẩn, tạo vốn để đầu tư vào các hoạt động khác sinh lời.

Bảng 2.7 : Chỉ số Năng lực cho vay

ơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ 29.587 48.796 59.045 74.479

Tổng tài sản 69.008 109.623 138.831 175.610

Chỉ số năng lực cho vay 42,88% 44,51% 42,53% 42,41%

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Quân đội năm 2009 đến năm 2012

Năng lực cho vay của ngân hàng thể hiện qua chỉ số năng lực cho vay, tăng từ năm 2009 là 42,88% đến năm 2010 là 44,51%, nhưng có dấu hiệu chững lại vào năm 2011 với mức 42,53%, và duy trì mức đó cho đến năm 2012 là 42,41%.

Tuy nhiên do tín dụng và cho thuê tài chính được xem là các tài sản ít thanh khoản nhất nên việc duy trì một chỉ số cao không phải là tốt đối với ngân hàng. Trong thời gian tới việc duy trì chỉ số này dưới 50% sẽ an toàn hơn cho hoạt động thanh khoản của ngân hàng.

Các chỉ số này được ngân hàng giữ ở mức dưới 50% qua các năm điều này phản ánh việc ngân hàng luôn quan tâm theo sát dư nợ nhằm đảm bảo khả năng lợi nhuận cũng như đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

2.2.3.4. Chỉ số Tiền gửi thường xuyên

Bảng 2.8: Bảng chỉ số tiền gửi thường xuyên (Tiền gửi của khách hàng)

(Đơn vị : Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tiền gửi thường xuyên 39.978 65.740 89.548 117.747

Tổng tài sản 69.008 109.623 138.831 175.610

Chỉ số tiền gửi thường xuyên 57,93% 59,97% 64,5% 67,05%

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Quân đội năm 2009 đến năm 2012

Năm 2009 và năm 2010 với việc tổng tài sản tăng hơn 2,5 lần nhưng ngân hàng vẫn duy trì được chỉ số này ở mức khoảng 60% được coi là thành công đối với

ngân hàng. Sau đó, chỉ số tiếp tục tăng qua cá năm 2011, 2012 mặc dù tổng tài sản vẫn tăng.

Chỉ số này tăng hàng năm cũng thể hiện uy tín của ngân hàng với các khách hàng trên thị trường, khách hàng có sự tin tưởng và luôn muốn gửi tiền tại ngân hàng. Đến năm 2012, dù ngành ngân hàng nói chung đều gặp khó khăn trong huy động vốn vì mặt bằng lãi suất huy động hạ thấp đi nhiều, chỉ số này vẫn duy trì được ở mức 67,05% cho thấy ngân hàng quân đội thực hiện rất tốt việc huy động và duy trì lượng tiền gửi. Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng góp phần an toàn cho hoạt động kinh doanh cũng như thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cũng nên cân nhắc về chi phí huy động vốn đầu vào và thu nhập lãi đầu ra, đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.

Trong thời gian tới ngân hàng nên nâng cao chỉ số này để đảm bảo tăng cường hơn nữa công tác truyền thông về sản phẩm dịch vụ tiền gửi, đa dạng theo thời kỳ, theo đó giai đoạn khác nhau trong năm đặc biệt các dịp lễ, ngày dự thưởng, quà tặng… khuyến khích người dân và tổ chức gửi tiền vào ngân hàng.

2.2.3.5. Chỉ số Cấu trúc Tiền gửi

Bảng 2.9: Chỉ số cấu trúc tiền gửi

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tiền gửi không kỳ hạn 14.567 20.087 24.547 35.576 Tiền gửi có kỳ hạn 25.411 39.808 48.822 69.919 Chỉ số cấu trúc tiền gửi 57,33% 50,46% 50,28% 50,88%

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Quân đội năm 2009 đến năm 2012

Chỉ số cấu trúc tiền gửi có xu hướng giảm trong năm 2010, năm 2011 và duy trì ở năm 2012 nhưng vẫn còn ở mức cao, nên nhu cầu thanh khoản luôn luôn thường trực ở mức cao. Bởi những khoản tiền gửi không kỳ hạn với giá trị lớn sẽ được rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng luôn phải có những giải pháp chuẩn bị cho tình thế đó.

Bên cạnh đó, tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng có xu hướng tăng cao qua các năm, điều này cũng góp khẳng định niềm tin của khách hàng và các chính sách phù hợp của ngân hàng.

Tuy nhiên, chỉ số này cao lại nói lên chi phí vốn trung bình huy động của ngân hàng thấp. Tỷ lệ cơ cấu tiền gửi của ngân hàng quân đội đang giảm dần, giúp ngân hàng giảm được gánh nặng về thanh khoản nhưng chi phí huy động trung bình lại tăng lên.

2.2.3.6. Chỉ số Tín dụng/Tiền gửi

Bảng 2.10: Chỉ số tín dụng/ tiền gửi (gồm Tiền gửi khách hàng và Tiền gửi của TCTD khác)

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ 29.587 48.796 59.045 74.479

Tiền gửi 51.675 82.657 114.413 132.162

Chỉ số tín dụng/ tiền gửi 57,26% 59,03% 51,60% 56,35%

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Quân đội năm 2009 đến năm 2012

Chỉ số này ở ngân hàng quân đội tăng cao qua các năm, nhưng lại giảm vào năm 2011 do Tiền gửi tăng nhiều hơn Dư Nợ. Mà hầu hết các khoản tiền gửi tăng lên của khách hàng được chuyển sang cho vay nền kinh tế. Tuy nhiên đến năm 2012, chỉ số lại tăng, do Dư nợ và Tiền gửi đều tăng đồng đều nhưng Dư nợ có xu hướng tăng nhanh hơn.

Một thực tế dễ thấy là lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng, nên ngân hàng sẽ thường xuyên phải đối phó với rủi ro thanh khoản nếu lãi suất biến động hoặc thực sự thay đổi nhu cầu của khách hàng.

Chỉ số này cao cho ta thấy sự thiếu năng động trong việc phát triển sản phẩm và nguồn thu nhập khác của ngân hàng, thiếu đa dạng hóa cũng là nguyên nhân dẫn tới rủi ro thanh khoản. Trong thời gian tới ngân hàng cần đa dạng hóa các loại sản phẩn dịch vụ, thêm các nguồn đầu tư khác ngoài tín dụng nhằm tạo doanh thu đồng thời giảm bớt áp lực thanh khoản từ hoạt động tín dụng.

Bảng 2.11 : Chỉ số cam kết tín dụng/tổng tài sản

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Cam kết tín dụng 21.516 59.109 75.794 73.285 Tổng tài sản 69.008 109.623 138.831 175.610

Chỉ số cam kết tín

dụng/ tổng TS 31,18% 53,92% 54.59% 41,73%

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Quân đội năm 2009 đến năm 2012

Một tỷ lệ cam kết tín dụng tăng cao qua các năm đòi hỏi ngân hàng luôn phải ở tư thế sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền bất cứ lúc nào của người vay. Như vậy có thể thấy việc duy trì chỉ số này ở mức cao khiến ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản cao hơn.

Do vậy trong thời gian tới ngân hàng nên giảm tỷ lệ này xuống ở mức hợp lý hơn nhằm giảm thiểu các rủi ro thanh khoản có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần MB (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w