Việc quản lý bằng cách duy trì các tỷ lệ tài sản thanh khoản có thể dẫn đến việc ngân hàng nắm giữ một lượng quá mức tài sản thanh khoản để bù đắp rủi ro làm giảm hiệu quả kinh doanh hoặc ngược lại nắm giữ một lượng tài sản thanh khoản quá ít không đủ cho yêu cầu thanh khoản sẽ dẫn đến rủi ro. Do vậy các ngân hàng hiện đại trên thế giới áp dụng phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản tiên tiến hơn là Phương pháp quản lý thanh khoản hiện đại. Theo phương pháp này, bộ phận có chức năng quản lý thanh khoản cần thực hiện các công việc như sau:
1.3.1.1. Lập báo cáo dự tính thanh khoản
Để dự tính một cách tương đối cung cầu thanh khoản theo các khoảng thời gian trong tương lai thì theo phương pháp này, khi lập báo cáo, mọi khoản mục thuộc bảng cân đối kế toán đều phải được báo cáo bằng cách phân bổ dữ liệu gốc luồng tiền vào, luồng tiển ra đến hạn vào các dải kỳ hạn: từ 1 ngày đến 7 ngày, 8 ngày đến 1 tháng, 1 tháng đến 3 tháng, 3 tháng đến 6 tháng. Đối với những khoản mục không có kỳ hạn hoặc không có ngày đến hạn thì cần sử dụng các giả thiết kết hợp với phân tích dữ liệu lịch sử để chia vào các thang kỳ hạn thích hợp.
Cung thanh khoản: các yếu tố cấu thành nên cung thanh khoản sẽ được phân bổ giá trị tương ứng vào các dải kỳ hạn khác nhau để có thể dự tính thanh khoản một cách tương đối. Do tính chất và kỳ hạn khác nhau nên tỷ lệ phân bổ các chỉ tiêu vào các kỳ hạn khác nhau là khác nhau.
Cầu thanh khoản: Tương tự như các yếu tố cấu thành cung thanh khoản. Đối với cầu thanh khoản, các yếu tố cấu thành cũng được xem xét, phân bổ vào từng
nhóm kỳ hạn khác nhau tương ứng với các mức độ thanh khoản nhằm tạp lập bảng dự báo nhu cầu một cách tương đối phù hợp..
1.3.1.2. Phân tích mô phỏng thanh khoản
Phân tích mô phỏng các tình huống thanh khoản có thể xảy ra với ngân hàng trên cơ sở thiết lập các kịch bản trong tương lại dựa vào các giả định với xác suất xảy ra tối thiểu 5%. Các giả định nêu ra bao gồm: Giả định thay đổi lãi suất, Giả định thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế…) và môi trường vi mô (cạnh tranh của TCTD khác, uy tín ngân hàng…).
Việc đánh giá, dự báo này đưa đến nhà quản lý ngân hàng cái nhìn tổng quan về rủi ro thanh khoản, trên cơ sở đó thiết lập các tiêu chuẩn cũng như chuẩn bị tốt nhất dểd dối phó khi có sự biến động xảy ra. Công tác dự báo là một công tác quan trọng vì nếu dự báo tốt ngân hàng có thể phòng ngừa từ xa, chủ động nguồn lực để đối phó các tình huống.
1.3.1.3. Phân tích khả năng thanh toán
Việc phân tích khả năng thanh toán được thực hiện với giả thiết hoạt động kinh doanh của ngân hàng là bình thường. Trên thực tế, khó có thể xảy ra các trường hợp tất cả các khách hàng đều đến ngân hàng rút hết tiền trong cùng một ngày. Với hoạt động kinh doanh bình thường ngân hàng sẽ ước tính được lượng tiền gửi vào hoặc rút ra. Chúng ta có thể thấy thành phần tiền gửi của khách hàng luôn luôn thay đổi, theo tình hình thị trường khách hàng có thể chuyển từ tiền gửi sang danh mục khác, từ kỳ hạn này sang kỳ hạn khác và trong ngắn hạn, sự thay đổi chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến phần vốn không ổn định.
Nhà quản lý ngân hàng sẽ cần phải nắm vững và giám sát hành vi của các
nhóm đối tượng khách hàng theo từng loại sản phẩm và ngày đáo hạn, xây dựng các
kịch bản tác động đến luồng tiền vào, ra để từ đó xác định trạng thái thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới dư thừa hay thiếu hụt.
1.3.1.4. Đánh giá rủi ro thanh khoản
Mục đích của việc phân tích rủi ro thanh khoản là nhằm đánh giá tình trạng ngân hàng sẽ ra sao nếu tình huống xấu nhất có thể xảy ra mà cụ thể tình huống được đề cập ở đây là khủng hoảng thanh khoản xảy ra tại ngân hàng, từ đó đánh giá
khả năng chống đỡ của ngân hàng trước những tình huống xấu. Cụ thể ngân hàng sẽ phải tiến hành đánh giá trên các mặt sau:
Khả năng huy động vốn của ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng. Yếu tố thời gian
Thời gian cần phải có để ngân hàng có bán một số tài sản nhất định Ngân hàng có thể bán các tài sản tại mức giá nào
Khủng hoảng xảy ra là có tính hệ thống hay chỉ cục bộ trong ngân hàng.
Khả năng ngân hàng có thể tiếp tục cung cấp các dịch vụ cho khách hàng một cách bình thường hay không
Khả năng tạo vốn thanh khoản từ các công cụ phái sinh và các hoạt động ngoại bảng.