Khả năng tham gia các thị trường tiền tệ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần MB (Trang 25)

Thị trường tiền tệ là kênh tạo nguồn thanh khoản nhanh chóng và chi phí phù hợp, đặc biệt là nguồn vay từ hạn mức được NHNN cung cấp. Khả năng tham gia thị trường này cũng coi như khả năng tăng cung thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản nhất định, và việc lựa chọn nguồn cung cũng phụ thuộc vào khả năng này. Nếu ngân hàng có uy tín và dễ dàng tiếp cận các nguồn cho vay khối lượng lớn trong thời gian ngắn ở trong nước hoặc quốc tế thì có lợi thế hơn và việc lựa chọn cung thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trở nên rộng rãi, thuận lợi hơn. Nhưng đối với những ngân hàng nhỏ, bị hạn chế và ít có điều kiện tiếp cận nguồn vốn trên thị trường này, thì hạn mức đi vay từ các định chế tài chính khác và từ NHNN sẽ được để dành cho những trường hợp phát sinh thanh khoản đột xuất, còn nguồn cung thanh khoản thường được lựa chọn là bán tài sản của mình.

1.2.4. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng ảnh hưởng tất yếu đến công tác quản lý thanh khoản, là nhân tố phát sinh từ nội tại ngân hàng. Tùy vào chiến lược kinh doanh mà ngân hàng sẽ cụ thể hóa các quy định về quản lý thanh khoản cũng như hoạt động khác có liên quan.

Ngân hàng luôn muốn lựa chọn nguồn có chi phí thấp nhất mà vẫn đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thanh khoản. Nếu tính đến việc bán một tài sản nào đó để giải quyết thanh khoản thì chi phí ở đây bao gồm: nguồn thu nhập còn lại từ tài sản mà ngân hàng chấp nhận từ bỏ, các khoản thuế, phí môi giới… Còn nếu muón huy động nguồn mới thì ngân hàng phải cân nhắc chi phí trả lãi, chi phí cho dự trữ bắt buộc, phí bảo hiểm, các phí liên quan…

1.3. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI TRONG QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN GIỚI TRONG QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN

1.3.1. Quản lý thanh khoản tại một số ngân hàng thương mại hiện đại trên thế giới

Việc quản lý bằng cách duy trì các tỷ lệ tài sản thanh khoản có thể dẫn đến việc ngân hàng nắm giữ một lượng quá mức tài sản thanh khoản để bù đắp rủi ro làm giảm hiệu quả kinh doanh hoặc ngược lại nắm giữ một lượng tài sản thanh khoản quá ít không đủ cho yêu cầu thanh khoản sẽ dẫn đến rủi ro. Do vậy các ngân hàng hiện đại trên thế giới áp dụng phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản tiên tiến hơn là Phương pháp quản lý thanh khoản hiện đại. Theo phương pháp này, bộ phận có chức năng quản lý thanh khoản cần thực hiện các công việc như sau:

1.3.1.1. Lập báo cáo dự tính thanh khoản

Để dự tính một cách tương đối cung cầu thanh khoản theo các khoảng thời gian trong tương lai thì theo phương pháp này, khi lập báo cáo, mọi khoản mục thuộc bảng cân đối kế toán đều phải được báo cáo bằng cách phân bổ dữ liệu gốc luồng tiền vào, luồng tiển ra đến hạn vào các dải kỳ hạn: từ 1 ngày đến 7 ngày, 8 ngày đến 1 tháng, 1 tháng đến 3 tháng, 3 tháng đến 6 tháng. Đối với những khoản mục không có kỳ hạn hoặc không có ngày đến hạn thì cần sử dụng các giả thiết kết hợp với phân tích dữ liệu lịch sử để chia vào các thang kỳ hạn thích hợp.

Cung thanh khoản: các yếu tố cấu thành nên cung thanh khoản sẽ được phân bổ giá trị tương ứng vào các dải kỳ hạn khác nhau để có thể dự tính thanh khoản một cách tương đối. Do tính chất và kỳ hạn khác nhau nên tỷ lệ phân bổ các chỉ tiêu vào các kỳ hạn khác nhau là khác nhau.

Cầu thanh khoản: Tương tự như các yếu tố cấu thành cung thanh khoản. Đối với cầu thanh khoản, các yếu tố cấu thành cũng được xem xét, phân bổ vào từng

nhóm kỳ hạn khác nhau tương ứng với các mức độ thanh khoản nhằm tạp lập bảng dự báo nhu cầu một cách tương đối phù hợp..

1.3.1.2. Phân tích mô phỏng thanh khoản

Phân tích mô phỏng các tình huống thanh khoản có thể xảy ra với ngân hàng trên cơ sở thiết lập các kịch bản trong tương lại dựa vào các giả định với xác suất xảy ra tối thiểu 5%. Các giả định nêu ra bao gồm: Giả định thay đổi lãi suất, Giả định thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế…) và môi trường vi mô (cạnh tranh của TCTD khác, uy tín ngân hàng…).

Việc đánh giá, dự báo này đưa đến nhà quản lý ngân hàng cái nhìn tổng quan về rủi ro thanh khoản, trên cơ sở đó thiết lập các tiêu chuẩn cũng như chuẩn bị tốt nhất dểd dối phó khi có sự biến động xảy ra. Công tác dự báo là một công tác quan trọng vì nếu dự báo tốt ngân hàng có thể phòng ngừa từ xa, chủ động nguồn lực để đối phó các tình huống.

1.3.1.3. Phân tích khả năng thanh toán

Việc phân tích khả năng thanh toán được thực hiện với giả thiết hoạt động kinh doanh của ngân hàng là bình thường. Trên thực tế, khó có thể xảy ra các trường hợp tất cả các khách hàng đều đến ngân hàng rút hết tiền trong cùng một ngày. Với hoạt động kinh doanh bình thường ngân hàng sẽ ước tính được lượng tiền gửi vào hoặc rút ra. Chúng ta có thể thấy thành phần tiền gửi của khách hàng luôn luôn thay đổi, theo tình hình thị trường khách hàng có thể chuyển từ tiền gửi sang danh mục khác, từ kỳ hạn này sang kỳ hạn khác và trong ngắn hạn, sự thay đổi chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến phần vốn không ổn định.

Nhà quản lý ngân hàng sẽ cần phải nắm vững và giám sát hành vi của các

nhóm đối tượng khách hàng theo từng loại sản phẩm và ngày đáo hạn, xây dựng các

kịch bản tác động đến luồng tiền vào, ra để từ đó xác định trạng thái thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới dư thừa hay thiếu hụt.

1.3.1.4. Đánh giá rủi ro thanh khoản

Mục đích của việc phân tích rủi ro thanh khoản là nhằm đánh giá tình trạng ngân hàng sẽ ra sao nếu tình huống xấu nhất có thể xảy ra mà cụ thể tình huống được đề cập ở đây là khủng hoảng thanh khoản xảy ra tại ngân hàng, từ đó đánh giá

khả năng chống đỡ của ngân hàng trước những tình huống xấu. Cụ thể ngân hàng sẽ phải tiến hành đánh giá trên các mặt sau:

Khả năng huy động vốn của ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng. Yếu tố thời gian

Thời gian cần phải có để ngân hàng có bán một số tài sản nhất định Ngân hàng có thể bán các tài sản tại mức giá nào

Khủng hoảng xảy ra là có tính hệ thống hay chỉ cục bộ trong ngân hàng.

Khả năng ngân hàng có thể tiếp tục cung cấp các dịch vụ cho khách hàng một cách bình thường hay không

Khả năng tạo vốn thanh khoản từ các công cụ phái sinh và các hoạt động ngoại bảng.

1.3.2. Rủi ro thanh khoản trên thế giới và bài học đối với NHTM Việt Nam

1.3.2.1. Rủi ro thanh khoản trên thế giới.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, thế giớid dã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt đối với lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, không có con đường nào là hoàn toàn bằng phẳng, trong những năm thế giới qua đã trải qua các cuộc khủng hoảng tài chính với mức độ khácnhau. Và những cuộc khủng hoảng tài chính này đã gây ra ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế thế giới. Trong các cuộc khủng hoảng tài chính, chúng ta không thể không kể đến các cuộc khủng hoảng rủi ro thanh khoản tại một số nước như: Anh, Nga…

Việc khủng hoảng thanh khoản ở ngân hàng Anh bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau: khủng hoảng cho vay thế chấp nhà đối với các đối tượng có thu nhập thấp; Công tác quảng bá, truyền thông quá kém của Northern Rock; Sự thiếu kinh nghiệm trong xử lý khủng hoảng; Sự thổi phồng quá mức của Báo chí.

1.3.2.2. Bài học rút ra đối với các NHTM Việt Nam

a/ Đối với Ngân Hàng Trung Ương

Quản lý những thông tin mang tính nhạy cảm: Đối với điều kiện thị trường hiện đại ngày nay thì việc bảo mật thông tin là hết sức quan trọng, việc các thông tin nhạy cảm bị lọt ra ngoài có thể bị lợi dụng hoặc gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho hoạt động của ngân hàng.

Quản lý việc thực hiện chính sách và sự tuân thủ của các TCTD: Ngân hàng Trung ương cần đưa ra các chính sách định hướng cho hoạt động của các ngân hàng, đồng thời có các cuộc kiểm tra, kiểm soát và các chế tài nhằm đảm bảo sự tuân thủ của các tổ chức nhằm đảm bảo sự phát triển theo đúng định hướng chính sách đã đề ra. Đồng thời xây dựng và đưa ra các cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng không đáp ứng yêu cầu.

Ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro và các biện pháp chế tài nghiêm túc nếu có tổ chức tín dụng không tuân thủ các quy định này.

Trong trường hợp có khủng hoảng xảy ra thì Ngân hàng Trung ương cần có các biện pháp cấp bách nhằm tránh tác động lan truyền.

b/ Đối với Ngân hàng thương mại

Tuân thủ chặt chẽ các quy định do Ngân hàng Trung ương đề ra. Nhà quản lý ngân hàng luôn giám sát và điều chỉnh các nhóm chỉ tiêu của ngân hàng bám sát yêu cầu của ngân hàng trung ương.

Tính toán cẩn thận, chính xác các nhu cầu thanh toán: nhu cầu thanh toán phát sinh hàng ngày do vậy việc nắm bắt một cách chính xác các nhu cầu như nhu cầu rút tiền mặt, nhu cầu tín dụng… giúp ngân hàng có được sự chủ động trong việc tạo ra và cân đối nguồn thanh toán nhắm đáp ứng nhu cầu một cách kịp thời.

Tổ chức tốt việc quản lý khả năng thanh toán: Xây dựng một hệ thống quản lý hiện đại, cơ cấu tổ chức phù hợp và có các chỉ tiêu, chỉ số, báo cáo định kỳ giúp cho ngân hàng có được sự cảnh báo sớm về thanh khoản.

Tăng cường trang thiết bị hiện đại nhằm thu thập và xử lý thông tin: Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý số liệu và trong việc dự báo về thanh khoản do vậy việc đầu tư nâng cấp công nghệ là hết sức cần thiết.

Phối hợp san sẻ thông tin, sử dụng các công cụ khoa học chính xác để đo lường rủi ro. Để làm được điều này ngoài việc tăng cường năng lực công nghệ thông tin, ngân hàng còn phải tăng cường khả năng dự báo, các công cụ đo lường rủi ro để có cái nhìn sâu, toàn diện về thanh khoản.

Giải quyết nhanh chóng, đúng cách khi rủi ro xảy ra.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Quân Đội (sau đây gọi là Ngân Hàng) có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Military Commercial Joint Stock Bank, là Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép.

Vốn điều lệ của Ngân hàng khi thành lập vào năm 1996 là 20 tỷ đồng và được bổ sung theo từng thời kỳ theo quyết định của Đại học cổ đông. Số vốn điều lệ Ngân hàng tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2012 là 10.000 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Quân Đội có trụ sở chính tại số 21, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội. Và thời điểm 21 tháng 12 năm 2012, Ngân hàng có 1 Hội Sở Chính, 1 Sở giao dịch, 1 chi nhánh tại Lào, 1 chi nhánh tại Campuchia, 53 chi nhánh, 118 phòng giao dịch, 4 quỹ tiết kiệm, 4 điểm giao dịch tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Ngoài ra, Ngân hàng còn có 05 công ty con và 03 công ty liên kết. Tổng số cán bộ công nhân viên của Ngân hàng và các công ty con tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2012 là 5.221 người.

2.1.2. Mô hình tổ chức

Mô hình tổ chức của Ngân hàng Quân đội cũng giống như mô hình hình chung của các Ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam, với Đại hội cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định những vấn đề quan trọng nhất có tính chiến lược cho hoạt động của ngân hàng. Tiếp sau đó là Hội đồng quản trị với chức năng

nhiệm vụ là quản lý chung tất cả mọi mặt của ngân hàng, đưa ra các quyết định mang tính chủ trường định hướng cho hoạt động của Ngân hàng trong từng thời kỳ. Vận hành hoạt động của Ngân hàng là Ban điều hành với Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc chuyên trách với sự giúp đỡ của các Kiểm tra, Kiểm soát và các Ủy ban cao cấp. Ngân hàng tổ chức mô hình hoạt động thành các khối với chức năng nhiệm vụ chuyên biệt nhằm tạo ra mô hình quản lý tập trung, chuyên nghiệp cho từng vị trí như: Khối kinh doanh với nhiệm vụ chính là phát triển hoạt động kinh doanh và dịch vụ, đưa các sản phẩm của Ngân hàng đến với người dân, Khối Hỗ trợ kinh doanh với chức năng giúp đỡ, hoàn thiện thủ tục, kết nối khách hàng và hướng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Khối quản trị rủi ro với chức năng quản lý hoạt động, phát hiện và ngăn ngừa cũng cảnh báo sớm các rủi ro có thể xảy ra với hoạt động ngân hàng. Khối hành chính, Khối tổ chức nhân sự… các khối này ngoài chức năng giúp cho Ban điều hành có được các quyết định nhanh và chính xác thông qua công tác báo cáo còn thực hiện chức năng quản lý các Chi nhánh, hỗ trợ các chi nhánh trong hoạt động các Chi nhánh, các phòng giao dịch rộng khắp tại nhiều địa phương trên cả nước. Đây chính là các điểm hoạt động của ngân hàng từ các chi nhánh, điểm giao dịch các sản phẩm dịch vụ sẽ được đưa đến cho khách hàng.

Nhìn mô hình dưới có thể thấy đây vẫn là mô hình còn mang tính đơn giản, chưa theo kịp được so với các Ngân hàng Quốc doanh và các ngân hàng hiện đại trên thế giới, trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động Ngân hàng cần nghiên cứu, tham khảo các mô hình ngân hàng hiện đại trên thế giới và ý kiến của các chuyên gia để từng bước chuyển đổi mô hình nhằm tạo ra tính hiệu quả cao hơn nữa cho hoạt động của Ngân hàng.

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Ngân hàng Quân đội

Kiểm toán nội bộ

Ban kiểm

soát Hội đồng quản trị Đại hội cổ đông Các ủy ban cao cấp Ban điều hành Văn phòng HĐQT

Cơ quan nghiên cứu phát triển

Khối Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ

Ủy ban Alco

Khối Tài Chính Kế Toán

Khối tổ chức nhân sự

Phòng Chính trị Khối Thẩm định Khối Quản Trị rủi ro

Văn phòng CEO

Văn phòng triển khai chiến lược

Ban đầu tư Ban xây dựng cơ bản

Khối Khách hàng lớn Khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ Khối Nguồn Vốn và kinh doan tiền tệ Khối Công nghệ thông tin Khối Khách hàng cá nhân nhân Khối Mạng lưới và Phân phối Khối Vận hành

2.1.3. Hoạt động kinh doanh

Bước qua năm 2011, ngân hàng TMCP Quân đội đã có 17 năm xây dựng và phát triển ổn định. Tiếp túc giữ vững và phát huy thành tích đó, trong những năm qua, ngân hàng đã chủ động ra các giải pháp khắc phục khó khăn khăn, nỗ lực

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần MB (Trang 25)