Đối với Ngânhàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần MB (Trang 64)

3.3.2.1. Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt

Nhìn chung trong thời gian qua, chính sách tiền tệ của NHNN đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng của kinh tế Việt nam, ổn định tỷ giá có lợi cho xuất khẩu, tăng cường dự trữ ngoại hối cho đất nước, cố gắng kiềm chế lạm phát trong vòng có thể. Tuy nhiên việc kết hợp các công cụ trong chính sách tiền tệ, giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khỏa đôi khi còn trái chiều và chưa đồng bộ. Chính sách tiền tệ của NHNN đôi khi còn quá tham vọng, theo đuổi nhiều mục tiêu, làm giảm hiệu quả của Chính sách này đối với nền kinh tế.

3.3.2.2. Kiểm soát việc thành lập Ngân hàng thương mại

Có nhiều ý kiến cho rằng việc có quá nhiều các NHTM vớ quy mô nhỏ là không cần thiết, ảnh hưởng đến sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng, do đó nên sát nhập các ngân hàng nhỏ lại để tạo ra các ngân hàng lớn hơn đủ sức cạnh tranh trong điều kiện thị trường hiện nay. Tuy nhiên nhiều hay ít không phải là vấn đề quan trọng bằng việc kiểm soát chặt chẽ và nâng dần tiêu chuẩn khi thành lập ngân hàng mới, làm sao cho các quy định, tiêu chuẩn này là thách thức đầu tiền và là thước đo tương đối chính xác về năng lực các sáng lập viên ngân hàng. Việc quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hiện nay là 3000 tỷ là phù hợp, đồng thời với các qy định khi thành lập ngân hàng cần quy định thêm các quy chế, quy định dể khi NHTM không đáp ứng các tiêu chuẩn chung thì có thể tiến hành sáp nhập mua lại.

3.3.2.3. Tăng cường và nâng cao hiệu quả giám sát từ xa hoạt động của

các NHTM

Công tác giám sát từ xa hiện này vẫn được chi nhánh NHNN tại các tỉnh, thành phố thực hiện. Nhưng tính chính sách của các báo cáo từ xa này để phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô chưa cao, chưa phản ánh trung thực tình trạng hoạt động nói chung và tình trạng thanh khoản của các ngân hàng nói riêng.

Bài viết có nêu ra một số gợi ý nhằm tăng cường hoạt động giám sát của NHNN: phát triển hệ thống cảnh báo sớm, sử dụng dữ liệu hệ thống thanh toán để phân tích thanh khoản, xây dựng hệ thống chỉ số thanh khoản… ngoài ra NHNN cũng có thể tham khảo thêm các điều khoản của Luật giám sát hoạt động ngân hàng, rà soát hệ thống mẫu biểu, báo cáo thống kê tại các đơn vị từ đó có chỉnh lý sửa đổi

và thêm mới cho phù hợp hơn với các quy định và thực tế hoạt động tại các NHTM. Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra nên được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được các NHTM, thể hiện được vai trò mình là cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM.

Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy cuả NHNN; ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của ủy ban Basel, tuân thủ những nguyên tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

3.3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động của thị trường phái sinh

Các công cụ tài chính phái sinh ra đời do sự phát triển đa dạng của thị trường tài chính như hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi tiền tệ, quyền chọn… là những công cụ hữu hiệu trong phòng chống rủi ro thanh khoản. Công cụ phái sinh hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra khi ngân hàng đầu tư trên thị trường tài chính và nhờ đó giảm áp lực thanh khoản của ngân hàng khi đầu tư. Mặc dù vậy, thị trường các công cụ phái sinh ở Việt nam mới chỉ được áp dụng và còn nhỏ bé. Do vậy, với tư cách là người điều hành chính sách tiền tệ, NHNN cần thúc đẩy và tạo điều kiện cho thị trường này phát triển nhanh.

3.3.2.5. Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin Tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng CIC được NHNN thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1999. Sau 12 năm hoạt động trung tâm đã có bước phát triển nhanh, tạo thành kênh thông tin tin cậy, phục vụ công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động các TCTD, góp phần không nhỏ ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của TCTD.

Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, nhiều cam kết, thỏa thuận bắt đầu thực hiện từ năm 2010. Để đảm bảo hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển lành mạnh, sẵn sàng cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin, NHNN cần cải tiến nâng cao hiệu

quả hoạt động cho CIC theo hướng:

Hoàn thiện nghiệp vụ, xây dựng và phát triển CIC trở thành Trung tâm Thông tin tín dụng công lập theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tăng cường đạo tạo chuyên sâu cho cán bộ nghiệp vụ, đôi ngũ chuyên gia phân tích đánh giá các hoạt động theo ngành, lĩnh vực hoạt động khác nhau.

Tăng cường biện pháp mạnh về xử phạt hành chính trong lĩnh vực ngân hàng đối với các tổ chức, cá nhân làm sai, không chấp hành đúng quy định cung cấp và khai thác sử dụng thông tin. Kết hợp khen thường, kích thích các chủ thể tham gia cung cấp và báo cáo thông tin tín dụng.

Tăng cường liên kết, hợp tác trong và ngoài nước, mở rộng nguồn tin, đi sâu nghiên cứu, học tập, phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ thông tin tín dụng.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, những lý thuyết đã được học trong chương trình đào tạo liên thông đại học tại Học viên ngânhàng và điều kiện thực tế ở Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, bài chuyên đề đã thực hiện được các nội dung:

Thứ nhất, phân tích nội dung cơ bản về quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh và quản lý rủi ro thanh khoản của NHTM

Thứ hai, đánh giá tính thanh khoản và quản lý rủi ro thanh khoản, tìm ra những hạn chế tồn tại và gợi ý một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội.

Lịch sử ngân hàng trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm. Trong quãng thời gian ấy, loài người đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của ngành ngân hàng cũng như không ít lần thất bại. NHTM là một định chế tài chính trung gian kinh doanh bằng tiền của người khấc. Do vậy sự sụp đổ của bất cứ ngân hàng nào, nếu không xử lý thông minh khéo léo đều có thể lan nhanh và kéo theo sự sụp đổ của cả hệ thống ngân hàng. Cùng với sự phát triển của ngân hàng, lý thuyết về quản lý thanh khoản cũng không ngừng phát triển bổ sung cho phù hợp với thực tiễn hoạt động. Một chính sách quản lý thanh khoản hợp lý sẽ góp phần quan trọng giúp cho các nhà quản lý ngân hàng điều hành hoạt động của ngân hàng vững bước trước các khó khăn và đi đến các thành công lớn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Những thông lệ hợp lí về quản lý thanh khoản trong các tổ chức ngân hàng,Hiệp

ước quốc tế về an toàn vốn (Basel I) và Hiệp ước mới về an toán vốn (Basel II),;

2. Ngân hàng thương mại, Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân, Lê Nam Hải (2002), NXB

Thống Kê;

3. Báo cáo thường niên, Ngân hàng TMCP Quân Đội (2009, 2010, 2011, 2012);

4. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, Nguyễn Hữu Tài (2002), NXB Thống kê;

5. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nguyễn Văn Tiến (2010), NXB

Thống kê;

6. Giáo trình kinh tế tiền tệ - ngân hàng, Nguyễn Văn Tiến (2010), NXB Thống

kê;

7. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nguyễn Văn Tiến (2010), Nhà xuất

bản Thống kê Hà Nội;

8. Quản trị ngân hàng thương mại, Phạm Thị Thu Hà (2009), NXB Giao thông

vận tải;

9. Quản trị ngân hàng thương mại, Peter S.Pose (2004);

10.Luật các TCTD; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật các TCTD, Quốc hội

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Na (2010);

11.Quản lý thanh khoản của ngân hàng thương mại, Trần Việt Dũng (2004), Tạp

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần MB (Trang 64)