Tăng cường thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần MB (Trang 61)

Để cho vay có hiệu quả đỏi hỏi cán bộ tín dụng phải có sự hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp, nắm được thông tin chính xác kịp thời về khách hàng là điều kiện cần thiết dẫn tới sự thành công của hoạt động tín dụng. Tạo lập thông tin về doanh nghiệp một cách chính xác: vì tính chính xác và độ tin cậy của thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá rủi ro và là một vấn đề sống còn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Những thông tin tài chính là một trong những thông tin quan trọng nhất trong việc đánh giá tín dụng doanh nghiệp. Các bộ tính dụng cần cố gắng vừa kiểm tra vừa hỗ trợ hướng dẫn khách hàng trong việc xây dựng các báo cáo tài chính, đặc biệt là bản dự toán lưu chuyển tiền mặt (vì hiện này các doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo thống kê, kế toán).

Thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng liên tục, một cách có hệ thống trong suốt cả quá trình cho vay (từ giai đoạn trước khi cho vay,giai đoạn trong khi cho vay và kết thúc giải ngân, giai đoạn sau khi cho vay) nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin đầy đủ, có số liệu kịp thời, có độ tin cậy cao.

Thường xuyên tổng hợp, phân tích, đánh giá, phân loại các thông tin thu thập được nhằm có cơ sở xây dựng, sửa đổi chất lượng tín dụng, phát triển khách hàng, xây dựng hệ thống khách hàng tiềm năng.

Giới thiệu các sản phẩm dịch vụ, về vốn (nội tệ, ngoại tệ), thanh toán mua bán gửi ngoại tệ, lãi suất ưu đãi, vay ngắn trung dài hạn, nghiệp vụ bảo lãnh, mở L/C, chiết khấu chứng từ, tài trợ xuất nhập khẩu, thu mua hàng xuất… để các khách hàng có thể xác định nhu cầu phù hợp và hợp tác theo tinh thần hai bên cùng có lợi.

3.2.10.Phát triển nền tảng công nghệ và làm chủ hệ thống thông tin

Như đã nghiên cứu ở trên, việc quản lý rủi ro muốn chính xác và kịp thời đòi hỏi phải có nền tảng công nghệ, hệ thống công nghệ thông tin phát triển ở mức cao. Việc đầu tư nhằm hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin là vấn đề tất yếu trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Ngân hàng Quân đội luôn cố gắng ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử hiện đại, đơn vị hướng tới xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin kết nối tiên tiến tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho các nghiệp vụ nhằm tăng hiệu quả, hơn nữa đảm bảo thông tin cập nhật và chính xác để hỗ trợ việc quản lý rủi ro. Nền tảng công nghệ thông tin giúp việc quản lý thanh khoản có thể đo lường, giám sát, tính toán được trạng thái thanh khoản từ các dòng tiền vào và ra của ngân hàng.

Thời gian tới ngân hàng Quân đội cần giải quyết một số mặt sau để tăng cường quản lý thanh khoản:

Xác định đầu tư phần mềm là quan trọng và quyết định, vì kết quả do máy tính tạo ra phụ thuộc vào quy chuẩn của báo cáo và phần mềm của hệ thống sử dụng. Phần mềm hiện đại giúp con người giảm bớt gánh nặng về thời gian và chi phí trong các nghiệp vụ từ đó tăng năng suất, hiệu quả cho hoạt động của ngân hàng.

Hiện đại hóa toàn diện và đồng bộ, không dầu tư dàn trải mà thiếu tính đồng bộ. Mục tiêu là hiện đại hóa hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý ngân hàng theo tiểu chuẩn quốc tế, cải cách hoạt động nghiệp vụ trên nền tảng CNTT hiện đại, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ.

3.2.11.Tăng cường quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ

Rủi ro thanh khoản cũng có thể phát sinh từ hoạt động của chính ngân hàng. Do vậy, kiểm soát nội bộ là giảm rủi ro trong tất cả các khâu hoạt động, giúp toàn bộ hệ thống làm việc theo đúng quy trình. Ngân hàng Quân đội các cấp phải kiểm soát, đôn đốc lẫn nhau và phải duy trì thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao ý thức của cán bộ, các phòng nghiệp vụ tuân thủ theo đúng chiến lược mà ngân hàng đề ra và chế độ quản lý của ngành, của Nhà nước. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro phải được tách ra giữa bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận kinh doanh nhưng vẫn phải kết hợp và làm theo mục tiêu hoạt động của ngân hàng để ra. Muốn đạt được

yêu cầu đó ngân hàng Quân đội trong thời gian tới cần:

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ được giao cho phòng chuyên trách và được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục nhằm đôn đốc các chi nhánh tuân thủ đúng nguyên tắc và nâng cao ý thức cán bộ. Việc kiểm tra có thể tiến hành theo định kì hàng quý.

Xây dựng và ban hành cấc sổ tay quản lý rủi ro, kiểm toán nội bộ.

3.2.12.Xây dựng chiến lược quản lý thanh khoản.

Muốn quản lý thanh khoản tốt, Ngân hàng Quân đội cần có một chiến lược thanh khoản phù hợp và được cụ thể hóa. Chiến lược thanh khoản được dựa trên việc phân tích và dự báo, bởi ngân hàng không thể lường hết trước được diễn biến của thị trường và của khách hàng, điều ngân hàng cần phải làm là dự tính cho cả những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Nhà quản lý phải nắm rõ nguồn cung cầu tiền gửi tại Ngân hàng không chỉ trong thời điểm hiện tại mà phải phân tích cả quá khứ và dự tính cho tương lai. Muốn thế, nhà quản lý cần dựa vào các nhân tố có thể làm thay đổi trạng thái thanh khoản trong tương lai và chuẩn bị cho các tình huống giả định. Một chiến lược tốt đảm bảo cho ngân hàng luôn chủ động, kế hoạch hóa được các hoạt động của mình. Vì rủi ro thanh khoản có thể xảy ra bất ngờ và ngân hàng có rất ít thời gian để lập kế hoạch khi khủng hoảng bắt đầu khiến cho chi phí để đối phó với khủng hoảng trở nên tốn kém hơn rất nhiều và có thể ngân hàng không được chủ động chọn lựa nguồn hợp lí để bổ sung thanh khoản nữa. Điều này cũng cho ta thấy được khả năng chống đỡ với những biến động bất ngờ và lâu dài của ngân hàng, và nếu được dự báo trước, có chiến lược đảm bảo thanh khoản trong các trường hợp thì ngân hàng sẽ tăng được khả năng chống đỡ này. Ngân hàng cần vận dụng kết hợp cả 2 phương pháp hiện đại, phương pháp truyền thống để xác định mức thanh khoản dựa trên các số liệu trên bảng cân đối tài sản, phương pháp hiện đại để phân tích trạng thái thanh khoản và đưa ra dự báo.

Ngoải các khả năng thông thường về chỉ số trên bảng tổng kết tài sản thay đổi dẫn tới sự thay đổi của trạng thái thanh khoản, thì nhà quản lý rủi ro thanh khoản cũng phải chú ý đến những khả năng chung của thị trường. Một ngân hàng nào đó khủng hoảng thanh khoản có thể dẫn tới rủi ro cho cả hệ thống, và làm ảnh

hưởng tới thanh khoản của ngân hàng không khủng hoảng. Tương tự, điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường tài chính… cũng là những vấn đề mà một chiến lược thanh khoản tốt phải tính đến.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần MB (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w