Sự cần thiết xây dựng và phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh Thái Bình (Trang 91)

Thái Bình.

Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, năng suất cây trồng đã đạt ở mức cao, tuy nhiên sức lao động của ngƣời nông dân bỏ ra quá lớn, vì vậy bài toán ứng công nghệ trong nôn nghiệp để giảm sức lao động trên một đơn vị diện tích ở Thái Bình là rất cần thiết. Thị trƣờng công nghệ sẽ góp phần đẩy mạnh tốc độ công nghệ hóa nông nghiệp ở Thái Bình.

Thái Bình có tiềm năng kinh tế lớn, đất đai tự nhiên màu mỡ, địa hình bằng phẳng, giao thông thuận tiện, dân cƣ tập trung đông, tiềm năng kinh tế công nghiệp, du lịch, nghề biển, khai khoáng, nông nghiệp của tỉnh rất lớn, nhƣng đến nay mới chỉ đƣa vào các hoạt động kinh tế một phần chƣa đáng kể. Thị trƣờng công nghệ tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho tỉnh chuyển hóa tiềm năng to lớn đó thành hiện thực, thành của cải.

Tạo lập thị trƣờng công nghệ hoạt động tốt, nhạy bén là yếu tố cần thiết đảm bảo cho tỉnh nhanh chóng phát huy đƣợc nguồn tài nguyên quý giá của mình một cách nhanh chóng và bền vững. Những mâu thuẫn và xung đột phát sinh trong quá trình phát triển KT – XH trong những năm vừa qua cho thấy, Thái Bình cần sớm tiếp nhận nhiều công nghệ mới, nhất là công nghệ tăng trƣởng xanh, công nghệ nông nghiệp, công nghệ giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm môi trƣờng... Có nhƣ vậy, việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh sẽ đạt hiệu quả mà không gây ra những hậu quả có hại.

Thị trƣờng công nghệ tạo điều kiện để Thái Bình đồng bộ hóa hệ thống thị trƣờng trong cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, hiện thực hóa

81

Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII là xây dựng Thái Bình thành tỉnh giàu mạnh có nền nông nghiệp công nghệ cao trên con đƣờng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Xây dựng thị trƣờng công nghệ hoạt động có hiệu quả tạo điều kiện để Thái Bình nâng cao khả năng an ninh quốc phòng, nâng cao trình độ của cán bộ và nhân dân trong các hoạt động ngăn ngừa tội phạm và các âm mƣu đảm bảo an ninh quốc phòng. Thị trƣờng công nghệ giúp cho việc đổi mới công nghệ không những chỉ trong các hoạt động kinh tế mà còn trong cả an ninh quốc phòng.

Thị trƣờng công nghệ phát triển có tác động trở lại thúc đẩy việc mở rộng và tăng cƣờng các hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh. Quá trình tác động này mang tính chất liên hoàn trong mối quan hệ nhân quả. Thị trƣờng công nghệ tạo đầu ra thông suốt cho các hoạt động nghiên cứu triển khai, mua bán giao dịch hàng hóa công nghệ. Hoạt động KH&CN tạo hàng hóa đầu vào cho thị trƣờng. Chúng ta đang có nhiều lúng túng trong việc đƣa các kết quả nghiên cứu và triển khai vào sản xuất. Thị trƣờng hóa các sản phẩm KH&CN là con đƣờng có hiệu quả để khắc phục tình trạng lúng túng này.

Xây dựng thị trƣờng công nghệ là công việc khó khăn, phức tạp và mang tính tổng hợp, đòi hỏi đầu tƣ lớn, huy động nhiều loại nguồn lực và yêu cầu có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp. Vì vậy, cần có chủ trƣơng dứt khoát và có quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh.

Với nhận thức đầy đủ về vai trò to lớn và tác dụng nhiều mặt của thị trƣờng công nghệ, với quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh và đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực KH&CN, việc sớm hình thành đồng bộ và hoạt động tốt của thị trƣờng công nghệ Thái Bình đang mở ra triển vọng lớn.

82

Kết luận chƣơng 3

Trong những năm qua, thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình đã, đang đƣợc hình thành và phát triển. Quá trình phát triển đó chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, trƣớc hết phải kể đến là sự phát triển của thị trƣờng công nghệ Việt Nam. Bên cạnh đó, yếu tố điều kiện tự nhiên, KT – XH của tỉnh Thái Bình cũng tác động, ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển thị trƣờng công nghệ ở tỉnh nhà.

Sự phát triển thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình trong những năm qua đƣợc đánh giá là đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan: khung pháp lý cho sự vận hành của thị trƣờng công nghệ đã đƣợc thiết lập về căn bản; hoạt động mua bán hàng hóa công nghệ gia tăng và tác động tích cực đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; các kênh thực hiện chuyển giao công nghệ và mua bán hàng hóa công nghệ đã hình thành; các tổ chức xúc tác thị trƣờng công nghệ đã từng bƣớc hình thành và phát triển...Các kết quả đạt đƣợc đã và đang tạo đà cho thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình vẫn còn không ít những tồn tại, hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau, đòi hỏi phải nhanh chóng có các giải pháp đồng bộ và phù hợp.

83

CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CÔNG NGHỆ TẠI TỈNH THÁI BÌNH 4.1. Quan điểm, định hƣớng, mục tiêu phát triển thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình

4.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh Thái Bình

Lấy doanh nghiệp làm trung tâm cho việc phát triển thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình. Bênh cạnh đó, thị trƣờng công nghệ tỉnh cần đa dạng hóa các hình thức hoạt động để tạo đủ hàng hóa và dịch vụ công nghệ phục vụ Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành KT – XH trong tỉnh về các nhu cầu công nghệ mới và đổi mới công nghệ

Phát triển thị trƣờng công nghệ tỉnh trong mối quan hệ đa chiều với thị trƣờng công nghệ cả nƣớc và với thị trƣờng công nghệ của các tỉnh, thành phố, trở thành một bộ phận của hệ thống thị trƣờng trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thị trƣờng công nghệ Thái Bình không phải là một thị trƣờng độc lập, tách khỏi hệ thống thị trƣờng cả nƣớc nhƣng thị trƣờng công nghệ Thái Bình là một thực thể có nét riêng, mang các đặc thù của tỉnh và nhận đƣợc sự hỗ trợ giúp đỡ của cả nƣớc và của các tỉnh, thành phố.

Thị trƣờng công nghệ Thái Bình đƣợc xây dựng và phát triển trên cơ sở trình độ phát triển và các kết cấu hạ tầng của tỉnh, hƣớng vào một số công nghệ hiện đại với sự giúp đỡ của Trung ƣơng, các tỉnh, thành phố và nƣớc ngoài. Thị trƣờng công nghệ Thái Bình không thoát ly khỏi trình độ phát triển chung về KT – XH cũng nhƣ về KH&CN của tỉnh ở giai đoạn hiên nay cũng nhƣ trong tƣơng lai gần. Tuy vậy, với tính chất tiên phong của KH&CN, thị trƣờng công nghệ tỉnh có phần hƣớng tới việc dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển của tỉnh thông qua việc phổ cập những công nghệ tiên tiến hiện nay.

84

Phát triển thị trƣờng công nghệ tỉnh Thái Bình theo hƣớng ổn định, lâu dài. Quá trình này đƣợc thực hiện trên cơ sở xây dựng các thể chế, cấu trúc ổn định kết hợp việc tổ chức các hoạt động, sự kiện đột phá, sôi động để tạo những cú hích cho sự phát triển của thị trƣờng. Mô hình thị trƣờng dự kiến đảm bảo cho việc giao dịch – mua bán công nghệ thƣờng xuyên của các tổ chức, doanh nghiệp. Đi đôi với các hoạt động thƣờng xuyên, có các hoạt động, có các hoạt động ngắn hạn, tập trung nhƣ: hội chợ, chợ công nghệ, triển lãm v.v...

Huy động đến mức cao nhất các lực lƣợng KH&CN trong tỉnh và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lực quý giá đó cho phát triển thị trƣờng công nghệ. Đồng thời bằng mọi cách tranh thủ ở mức cao nhất lực lƣợng KH&CN của trung ƣơng và các tỉnh, thành phố. Tranh thủ tốt lực lƣợng KH&CN của các nƣớc khác trên thế giới.

Chú ý đến việc tạo lập đồng bộ bốn yếu tố chính của thị trƣờng công nghệ, đó là: ngƣời mua, ngƣời bán, ngƣời hoạt động xúc tác thị trƣờng và thể chế pháp luật. Tùy thuộc vào sự phát triển của các nguồn lực, của trình độ phát triển KT – XH của tỉnh mà có tiến độ hợp lý hình thành và phát triển từng bƣớc bốn yếu tố trên đây với sự quan tâm đầy đủ, cân đối các yếu tố đó.

4.1.2. Mục tiêu của thị trường công nghệ tại tỉnh Thái Bình.

Tạo môi trƣờng tiêu thụ cho các sản phẩm hàng hóa công nghệ, thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu và triển khai. Trong hoạt động KH&CN của tỉnh Thái Bình cũng nhƣ của nhiều tỉnh khác, việc đƣa các kết quả nghiên cứu và triển khai vào sản xuất nhanh chóng đang là khâu ách tắc cần đƣợc sớm tháo gỡ.

Góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong các hoạt sản xuất, đời sống. Đổi mới công nghệ đang là yêu cầu cấp thiết của Việt Nam cũng nhƣ của tỉnh Thái Bình. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu và nguyện vọng đổi mới công nghệ nhƣng rất lúng túng trong việc tìm kiếm và mua

85

đƣợc những công nghệ thích hợp cho các hoạt động của mình. Thị trƣờng công nghệ tạo ra điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới công nghệ có hiệu quả và thiết thực.

Góp phần thúc đẩy các hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh. Cho đến nay, việc tăng cƣờng các mối liên hệ và sự gắn kết giữa các tổ chức KH&CN của tỉnh với các doanh nghiệp, các hộ sản xuất còn rất lỏng lẻo, thƣờng chỉ mang tính chất vụ việc, nhất thời. Không liên hệ chặt chẽ đƣợc với sản xuất, hoạt động nghiên cứu và triển khai trên địa bàn tỉnh chỉ mang tính chất chắp vá, rời rạc, ngẫu hứng. Thị trƣờng công nghệ tạo điều kiện để khắc phục tình trạng này, tạo thêm động lực cho các hoạt động KH&CN.

Kích thích phong trào sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Phong trào sáng tạo trong lao động sản xuất ngày càng sôi động trong tỉnh, nhất là ở tầng lớp thanh niên, đội ngũ trí thức. Tuy nhiên, các hoạt động sáng tạo còn mang tính chất chung, thiếu những định hƣớng cụ thể, nên chƣa tạo đƣợc sức mạnh tổng hợp có tính đột phá. Thị trƣờng công nghệ tạo điều kiện để tập trung các hoạt động sáng tạo vào việc tạo ra các công nghệ phục vụ trực tiếp cho các mục tiêu KT – XH của tỉnh, qua đó tạo nên động lực thúc đẩy mạnh mẽ phong trào sáng tạo của tỉnh, mang tính tập trung và có định hƣớng rõ rệt.

Góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng KH&CN của tỉnh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ nhân lực có trình độ cho tỉnh. Thái Bình đã có nhiều nỗ lực đào tạo lao động, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ, nhƣng do chƣa xác định đƣợc thật cụ thể nhu cầu cũng nhƣ khả năng cung cấp công nghệ cho các hƣớng phát triển chủ yếu của tỉnh, nên việc đào tạo lao động còn nhiều lúng túng, thậm chí lãng phí. Tình trạng tƣơng tự cũng diễn ra trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo lập kết cấu hạ tầng KH&CN của tỉnh. Xây dựng và đẩy mạnh hoạt động của thị trƣờng công nghệ tỉnh hƣớng tới mục tiêu khắc phục tình trạng này.

86

Góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa KT – XH của tỉnh. Công nghệ có vai trò to lớn với ý nghĩa quyết định của quá trình CNH – HĐH nền kinh tế cũng nhƣ đời sống xã hội. Thị trƣờng công nghệ làm cho dòng chảy công nghệ đƣợc lƣu thông thông suốt, ngày càng có tốc độ nhanh, đáp ứng đúng các yêu cầu phát triển và đổi mới.

4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh phát triển thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình. nghệ tại tỉnh Thái Bình.

Thị trƣờng công nghệ là một loại thị trƣờng trong hệ thống thị trƣờng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhiều vấn đề có liên quan đến hình thành và phát triển thị trƣờng này chƣa đƣợc giải quyết đầy đủ cả về phƣơng diện lý luận cũng nhƣ trong thực tiễn xây dựng, phát triển KT – XH. Đối với tỉnh Thái Bình, phát triển thị trƣờng công nghệ cần đƣợc thực hiện từng bƣớc, kịp thời bổ sung điều chỉnh, để tiến tới hoàn thiện.

4.2.1. Các giải pháp về thể chế, biện pháp hỗ trợ thị trường công nghệ.

Xây dựng và thực thi các thể chế, biện pháp hỗ trợ thị trƣờng công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thị trƣờng này nhanh chóng đƣợc hình thành đồng bộ và bƣớc vào hoạt động có kết quả. Mặt khác, các thể chế, biện pháp này góp phần bổ sung và hoàn thiện các thể chế hiện hành trên địa bàn tỉnh trong công tác quản lý các hoạt động KH&CN, đặc biệt là trong việc chuyển giao công nghệ, gắn kết các cơ quan KH&CN với doanh nghiệp và cơ sở sản xuất.

Hoàn thiện các thể chế tài chính – tín dụng

Nguồn kinh phí KH&CN của tỉnh chuyển phần lớn từ việc đầu tƣ trực tiếp cho các đề tài, chƣơng trình nghiên cứu (R) và triển khai (D) sang đầu tƣ cho việc ƣơm tạo công nghệ, tạo ra công nghệ mới, tìm kiếm công nghệ. Một phần kinh phí đƣợc đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm để tạo sự bứt phá trong việc tiếp nhận, thích nghi một số công nghệ cao có chọn lọc, nhằm nâng cao nhanh chóng năng lực công nghệ của tỉnh, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế của tỉnh.

87

Xây dựng và thực hiện chƣơng trình "Thƣơng mại hóa sản phẩm công nghệ" với sự hỗ trợ của ngân sách tỉnh. Dành ƣu tiên hỗ trợ đối với các dự án có sự phối hợp giữa doanh nghiệp với cơ quan chuyển giao công nghệ, các dự án có khả năng mở rộng trong sản xuất, các dự án có triển vọng tác động mạnh mẽ tới hoạt động KT – XH của tỉnh, các dự án có sự liên kết đầu tƣ của nhiều bên (doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu KH&CN, cơ quan chuyển giao công nghệ), các dự án có sự hợp tác giữa trong nƣớc và nƣớc ngoài. Công bố công khai, minh bạch, rộng khắp những điều kiện hỗ trợ, tuyên truyền, phổ biến hoạt động và các kết quả thu đƣợc của chƣơng trình này.

Thực hiện biện pháp đấu thầu trong sử dụng tiền ngân sách tỉnh để thuê các tổ chức, đơn vị có công nghệ chuyển giao, phổ biến cho nông dân, cho các hộ kinh doanh cá thể, cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với mục đích thúc đẩy nhanh việc nâng cao trình độ công nghệ sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Rà soát lại những cơ chế ƣu đãi thuế hiện hành và tiến hành đánh giá hiệu quả của các cơ chế đó. Bổ sung cơ chế theo hƣớng tập trung, tránh dàn trải, tràn lan và kém hiệu quả nhƣ hiện nay. Công khai, minh bạch, phổ biến rộng rãi và cụ thể các cơ chế ƣu đãi thuế đến các đối tƣợng có liên quan để họ có đẩy đủ thông tin và tiếp cận đƣợc cơ chế. Cơ chế ƣu đãi cần đƣợc xây dựng phù hợp với nguyên tắc thị trƣờng và chuẩn mực, luật lệ của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO).

Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nghiên cứu, triển khai đƣợc dùng quyền sử dụng đất của đơn vị để góp phần vốn trong các liên doanh, các công ty công nghệ và chuyển giao công nghệ và đƣợc thế chấp để vay ngân hàng trong việc thực hiện những dự án đổi mới công nghệ.

Hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN của Tỉnh chƣa thực sự hiệu quả do nguồn vốn thấp, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy trong thời gian tới cần tăng cƣờng nguồn vốn, rút kinh nghiệm, kiên trì đổi mới hoạt

88

động hƣớng vào thúc đẩy chuyển giao công nghệ ở các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất.

Tỉnh chƣa thành lập đƣợc quỹ đầu tƣ mạo hiểm, do vậy cần sớm nghiên

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh Thái Bình (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)