Thị trường công nghệ

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh Thái Bình (Trang 29)

1.2.2.1. Khái niệm

Thị trƣờng công nghệ là một phân khúc của hệ thống thị trƣờng chung trong nền kinh tế thị trƣờng. Cho đến nay có nhiều cách để có thể đƣa ra khái

niệm về thị trƣờng công nghệ. Hiểu theonghĩa hẹp là nơi tiến hành giao dịch

sản phẩm công nghệ tại một địa điểm nhất định, Ví dụ nhƣ chợ giao dịch thành quả công nghệ, siêu thị thƣơng phẩm công nghệ.

Trong nghiên cứu này thị trƣờng công nghệ đƣợc hiểu bao gồm những

hoạt động mua bán các hàng hóa KH&CN, những thể chế (quy tắc, cơ chế vận hành) và các tổ chức đảm bảo cho việc mua - bán được thực hiện thuận lợi trên cơ sở lợi ích của các bên tham gia thị trường. Phát triển thị trƣờng công nghệ tức là thúc đẩy hoạt động mua – bán, phát triển nhu cầu, mở rộng nguồn và chất lƣợng cung cấp và xây dựng những thể chế hỗ trợ, những tổ chức xúc tiến, nhằm làm tăng số lƣợng, chất lƣợng và sự đa dạng của hoạt động mua bán, trong đó trung tâm là hoạt động mua - bán công nghệ, nói bằng ngôn ngữ chuyên môn thì chính là hoạt động chuyển giao công nghệ.

1.2.2.2. Các thành tố của thị trường công nghệ.

* Hàng hóa công nghệ:

Hàng hóa công nghệ rất đa dạng. Có thể sắp xếp thành các nhóm: Hàng hóa vật thể và hàng hóa phi vật thể. Tuy nhiên, khi mua bán trên thị

19

trƣờng, hàng hóa công nghệ đƣợc hiểu là sản phẩm và dịch vụ của hoạt động KH&CN của con ngƣời, bao gồm:

(1) Bản quyền sở hữu, quyền sử dụng những đối tƣợng sở hữu công nghiệp có nội dung công nghệ nhƣ: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, giống cây trồng mới, thiết kế bố trí mạch tích hợp đƣợc phép chuyển giao và đang trong trong thời hạn đƣợc pháp luật Việt Nam bảo hộ.

(2) Bản quyền các tác phẩm KH&CN, bản quyền phần mềm đang trong thời hạn pháp luật Việt Nam bảo hộ.

(3) Bí quyết công nghệ, kiến thức dƣới dạng phƣơng án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, phầm mềm máy tính là một bộ phận hợp thành của quy trình công nghệ, các giải pháp hợp lý hóa sản xuất.

(4) Nguyên mẫu (proptotype) sản phẩm, máy móc chứa đựng thiết kế, các thông số kỹ thuật, công nghệ cho phép chế tạo hàng loạt sản phẩm, máy móc đó.

(5) Dịch vụ kỹ thuật, bao gồm: tƣ vấn kỹ thuật; tƣ vấn thiết kế nhà máy; tƣ vấn lựa chọn, mua sắm công nghệ; tƣ vấn quản lý công nghệ; tƣ vấn thiết kế sản phẩm, thiết kế quy trình công nghệ; hƣớng dẫn lắp đặt, vận hành thử dây chuyền thiết bị, hƣớng dẫn thực hiện các quy trình công nghệ tiêu chuẩn; thử nghiệm, kiểm nghiệm các thông số kỹ thuật hoặc công năng của mẫu sản phẩm; đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý.

(6) Dịch vụ nghiên cứu và phát triển theo đặt hàng.

Chính vì là sản phẩm của hoạt động KH&CN của con ngƣời nên hàng hoá công nghệ có tính đặc biệt:

(1)Sản phẩm công nghệ là kết quả của hoạt động KH&CN có liên quan

20

trừu tƣợng, với công cụ lao động chủ yếu là bộ não con ngƣời. Các quy luật hoạt động của lao động KH&CN còn chƣa đƣợc khám phá đầy đủ, cho nên còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc nhận thức một cách đầy đủ, chính xác.

(2)Các kết quả nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ thƣờng đƣợc

thể hiện chủ yếu dƣới dạng kiến thức, tri thức, kết tinh lại thành các công thức, các định luật, các quy trình, quy phạm v.v..., chỉ một phần kết đọng lại trong máy móc, vật tƣ. Các hao phí lao động, năng lƣợng v.v... để tạo ra sản phẩm công nghệ rất khó đo lƣờng và định lƣợng để có thể xác định giá sản phẩm.

(3)Các sản phẩm công nghệ trƣớc đây mang nhiều tính chất hàng hóa công

cộng. Hàng hóa công cộng có ba đặc tính: Tính không kình địch trong tiêu dùng (không có sự kình địch của loại hàng hóa tƣơng tự); tính không loại trừ (không có thể loại bỏ nó); tính không thể thiếu. Các đặc thù này làm cho sản phẩm khoa học, công nghệ trở thành vô giá (không cần phải trả tiền khi sử dụng hoặc là với giá cả cao ngất ngƣởng) và do đó thị trƣờng không thể hoạt động bình thƣờng đƣợc.

Ngƣời bán hàng hóa công nghệ: Có thể là ngƣời tạo ra nó hay là thƣơng nhân. Tại TTCN, ngƣời bán hàng hóa công nghệ là: Nhà nƣớc (chủ yếu là công nghệ sản xuất hàng hóa công); các tổ chức KH&CN; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất công nghệ (trung tâm, trại thực nghiệm, công ty v.v...). Một phần hàng hóa công nghệ đƣợc cung cấp từ các TTCN nƣớc ngoài bằng cách trực tiếp hoặc qua môi giới, qua các công ty thƣơng mại.

Ngƣời mua hàng hóa công nghệ: Có thể là các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp nhà nƣớc; các tổ chức, doanh nghiệp tập thể, tƣ nhân trong và ngoài nƣớc; kể cả những tổ chức sản xuất công nghệ cũng nhƣ những ngƣời bán hàng hóa công nghệ. Tuy nhiên, có thể phân thành 2 nhóm quan trọng nhất là doanh nghiệp và nhà nƣớc.

Ngƣời hoạt động xúc tác thị trƣờng công nghệ: Các tổ chức, cá nhân môi giới, lƣu thông hàng hóa công nghệ thực hiện các dịch vụ công nghệ với

21

nhiều hình thức rất khác nhau: Môi giới, tiếp thị, dịch vụ sở hữu trí tuệ, dịch vụ thông tin công nghệ, tƣ vấn giải pháp công nghệ, đào tạo, bồi dƣỡng,… Các hoạt động đó đƣợc gọi là các hoạt động hỗ trợ TTCN. Có một số hoạt động hỗ trợ TTCN quan trọng, phức tạp nhƣ: Tổ chức chợ công nghệ; Hoạt động đảm bảo sự bình đẳng và minh bạch về thông tin; Hoạt động đảm bảo chi phí giao dịch hợp lý; Hoạt động đánh giá hàng hóa và dịch vụ công nghệ.

Các thể chế hỗ trợ thị trƣờng công nghệ: Các thể chế này rất đa dạng và đƣợc hình thành tùy thuộc vào điều kiện và đặc điểm của thị trƣờng. Những thể chế có nhiều ý nghĩa nhất nhƣ: Thể chế điều chỉnh sinh hoạt của chợ công nghệ, các hoạt động môi giới đƣợc thực hiện ở chợ; Thể chế đảm bảo thẩm định khách quan các hàng hóa công nghệ, đảm bảo bí mật của các bên đƣợc tôn trọng; Thể chế cho phép giảm thiểu chi phí giao dịch; Thể chế khuyến khích cạnh tranh, dỡ bỏ hạn chế cạnh tranh trong TTCN v.v...

1.2.2.3. Tính đặc thù của thị trường công nghệ:

Nhƣ đã phân tích ở trên, công nghệ là loại hàng hóa đặc biệt, do đó thị trƣờng không thể không đặc biệt.

Thứ nhất, sự không cân xứng về thông tin giữa ngƣời mua và ngƣời bán. Trên thị trƣờng, ngƣời bán luôn biết rõ hơn ngƣời mua những ƣu, nhƣợc điểm của công nghệ, những thông tin về công nghệ...

Thứ hai, chi phí giao dịch cao. Giá trị hàng hoá công nghệ rất khó xác định chính xác. Nếu các bên mua không phải là những nhà định giá chuyên nghiệp thì tất yếu sẽ cần đến các nhà môi giới, và khi đó chi phí giao dịch sẽ trở nên rất lớn, thậm chí có thể vƣợt quá giá trị thƣơng mại của công nghệ.

Thứ ba, tính rủi ro cao. Việc mua bán công nghệ luôn chứa đựng tính rủi ro. Tính rủi ro nằm ngay ở chính bản chất của hàng hóa công nghệ, vì là sản phẩm của sự sáng tạo, nên tất yếu có rủi ro. Rủi ro lớn nữa là bị rò rỉ thông.

Thứ tƣ, tính độc quyền. Khác với các hàng hóa thông thƣờng, hàng hóa công nghệ có tính độc quyền rất cao. Những công nghệ có giá trị thƣơng mại

22

luôn đƣợc cấp bằng bảo hộ bởi cơ quan sở hữu trí tuệ của nhà nƣớc, rất có thể bắt chƣớc hoặc tạo ra đƣợc các sản phẩm tƣơng đƣơng nếu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hoặc đƣợc sự cho phép của chủ sở hữu bằng bảo hộ.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh Thái Bình (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)