Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh Thái Bình (Trang 54)

3.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình tỉnh Thái Bình

3.1.1. Sự phát của triển thị trường công nghệ Việt Nam

3.1.1.1. Quá trình hình thành thị trường công nghệ ở Việt Nam

Nếu hiểu theo nghĩa đơn giản, thị trƣờng là nơi tiến hành các hoạt động mua hàng hóa, thì thị trƣờng công nghệ đã hình thành ở Việt Nam từ khá sớm và dƣới nhiều hình thức khác nhau. Kể từ năm 2000, thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện chƣơng trình “Hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hóa với chi phí thấp, tạo ƣu thế cạnh tranh tổng hợp và đẩy mạnh xuất khẩu“. Chợ công nghệ và thiết bị đã đƣợc tổ chức thƣờng xuyên tại 79 Trƣơng Định, quận I, thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh không những chỉ tổ chức các phiên chợ tại địa bàn thành phố mà còn tổ chức ở các địa phƣơng khác nhƣ Cần thơ, Đồng Nai, Đà Nẵng v.v...Và trong những năm gần đây, Cục Ứng dụng và Phát triển khoa học và công nghệ (Bộ KH&CN) phối hợp với các tỉnh thành tổ chức hoạt động Trình diễn và kết nối cung cầu về công nghệ ở quy mô cấp vùng, đã hoạt động thƣờng niên thu hút đƣợc hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc tham gia.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, lƣợng giao dịch trên thị trƣờng công nghệ còn rất ít và đơn điệu (chủ yếu diễn ra giữa đối tác nƣớc ngoài và Việt Nam). Từ năm 1990 tới năm 2002, chỉ có khoảng 150 hợp đồng chuyển giao công nghệ nhập khẩu vào Việt Nam. Con số này mặc dù có thể chƣa thống kê hết lƣợng giao dịch thực tế trên thị trƣờng do nhiều lý do khác nhau (trong đó lý do lớn nhất có thể là lợi ích mang lại của việc đăng ký giao dịch hợp đồng công nghệ không bù đắp đƣợc chi phí bỏ ra) mà các chủ thể thực hiện giao dịch không muốn đăng ký (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, 2010).

44

Hàng hóa mua – bán trên thị trƣờng công nghệ Việt Nam

Trên thị trƣờng công nghệ Việt Nam, hàng hóa mua – bán thƣờng là công nghệ hoàn chỉnh, đồng bộ, khi đƣa vào khai thác là tạo ra sản phẩm và sản phẩm đó trở thành hàng hóa bán đƣợc trên thị trƣờng. Giao dịch công nghệ kèm theo thiết bị, dây chuyền sản xuất đồng bộ là rất phổ biến.

Quy trình công nghệ, bí quyết công nghệ cũng là hàng hóa công nghệ đƣợc mua bán khá phổ biến trên thị trƣờng công nghệ Việt Nam. Việc mua bán này có nhiều hình thức, tên gọi và điều kiện rất khác nhau, phổ biến nhất là trong ngành nông nghiệp, với tên gọi là “phổ biến tiến bộ KH&CN cho địa phƣơng“.

Tƣ vấn thiết kế công trình là loại dịch vụ mang tính thƣơng mại thƣờng gặp. Dịch vụ thiết kế công trình đã đƣợc phát triển từ khá lâu và mang tính chuyên nghiệp cao, tuy nhiên việc đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở lĩnh vực này còn khó khăn và phức tạp.

Hàng hóa đào tạo, tập huấn, lắp đặt, căn chỉnh, đƣa hệ thống thiết bị vào vận hành và bảo dƣỡng cho hệ thống thiết bị cũng là dịch vụ kỹ thuật khá phổ biến.

Thực hiện các hoạt động nghiên cứu (R) và phát triển (D) chủ yếu là do nhà nƣớc đặt hàng và cấp kinh phí hoặc trợ cấp một phần kinh phí. Mộ số trƣờng hợp, kết quả R & D đƣợc thƣơng mại hóa nhƣng không rõ ràng về quyền sở hữu, quyền khai thác các kết quả R & D (của nhà nƣớc, của cơ quan nghiên cứu hay của các nhà khoa học thực hiện việc nghiên cứu và tạo ra kết quả đó). Một số doanh nghiệp tự làm các dự án R & D để đáp ứng các nhu cầu của mình. Dịch vụ R & D trên thị trƣờng công nghệ thƣờng chỉ tồn tại ở một số ngành, trong một số lĩnh vực.

Các bên tham gia thị trƣờng công nghệ ở Việt Nam

Cũng nhƣ ở thị trƣờng công nghệ các nƣớc, có nhiều loại tổ chức khác nhau tham gia thị trƣờng công nghệ ở Việt Nam: là ngƣời mua, ngƣời bán, ngƣời hoạt động xúc tác thị trƣờng.

45

Người mua hàng hóa công nghệ

Trên thị trƣờng công nghệ Việt Nam, ngƣời mua hàng hóa công nghệ bao gồm: Nhà nƣớc, doanh nghiệp và cá nhân.

- Nhà nƣớc: Ở Việt Nam, nhà nƣớc có nhu cầu về công nghệ để sử dụng vào các mục đích: Vận hành bộ máy nhà nƣớc hiệu quả; giải quyết những vấn đề công ích có ý nghĩa chiến lƣợc quan trọng; cung cấp cho các đối tƣợng chính sách. Cho đến nay, Nhà nƣớc chủ yếu đầu tƣ cho các cơ sở R & D để có các sản phẩm và dịch vụ công nghệ theo yêu cầu của mình. Ở các địa phƣơng, nhà nƣớc thƣờng ký kết chƣơng trình hợp tác hoặc đặt hàng các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu thực hiện các đề tài dự án phục vụ phát triển KT – XH cho địa phƣơng. Gần đây, một số nhu cầu công nghệ đƣợc Nhà nƣớc mua trên thị trƣờng công nghệ, xu thế giao dịch trên thị trƣờng đang ngày càng gia tăng.

- Doanh nghiệp: Ở Việt Nam, tính đến thời điểm 31/12/2012 có

346777 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó có 3239 doanh nghiệp nhà nƣớc, 334562 doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc và 8976 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp thƣờng mua và sử dụng công nghệ hoàn chỉnh, trong đó máy móc thiết bị chiếm vị trí hàng đầu. Phần lớn công nghệ các doanh nghiệp sử dụng có nguồn gốc từ nƣớc ngoài, gắn liền với việc nhập khẩu máy móc thiết bị. Một số doanh nghiệp sử dụng thiết bị - công nghệ trong nƣớc do doanh nghiệp tự phát triển, hoặc liên kết phát triển, hoặc từ các nguồn cung cấp trong nƣớc. Ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, công nghệ đang đƣợc sử dụng thƣờng là các công nghệ của công ty mẹ ở nƣớc ngoài. Chuyển giao công nghệ ở khối doanh nghiệp này đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua đào tạo đội ngũ lao động. Kỳ vọng rất lớn của Việt Nam là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ góp phần tích cực nhất vào việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao

46

trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng cho các nhà quản lý doanh nghiệp của Việt Nam. Đồng thời với kỳ vọng phát triển nhanh chóng các ngành có công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng, giúp đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy nhiên các kỳ vọng trên hầu nhƣ còn khá lâu mới đạt mục tiêu. Các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hiện nay chủ yếu tập trung vào hoạt động ở các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động phổ thông có chi phí nhân công thấp. Mặc dù đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam đã đƣợc gần 30 năm, nhƣng chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo, khai thác dầu khí, gia công, lắp ráp với các trang thiết bị, dây chuyền công nghệ trung bình hoặc đã lạc hậu (Tổng cục thống kê, 2013).

- Cá nhân: Bao gồm hộ nông dân và ngƣời tiêu dùng

+ Nông dân: Ngƣời nông dân thƣờng sử dụng công nghệ là các máy móc với mục đích cơ giới hóa nông nghiệp, góp phần nân cao năng suất, giải phóng sức lao động. Nguồn công nghệ này chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, một số công nghệ có nguồn gốc trong nƣớc do các nhà khoa học chân đất, các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp sản xuất.

+ Ngƣời tiêu dùng: Nhu cầu của cá nhân đối với hàng hóa và dịch vụ công nghệ trong đời sống ngày càng tăng. Các máy móc thiết bị, phần mềm... phục vụ cho đời sống cá nhân và gia đình thƣờng đƣợc mua trên thị trƣờng.

Người bán hàng hóa công nghệ

- Các tổ chức, cơ quan cung cấp công nghệ và thiết bị nƣớc ngoài: Trong các hoạt động sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp) và dịch vụ, các nhu cầu về công nghệ cho đến thời gian gần đây, chủ yếu vẫn đƣợc đáp ứng từ nguồn công nghệ nƣớc ngoài cung cấp dƣới nhiều hình thức khác nhau.

- Các tổ chức khoa học và công nghệ trong nƣớc: Đến thời điểm tháng

12/2013 cả nƣớc có hơn 1.600 tổ chức KH&CN, trong đó tổ chức KH&CN ngoài công lập có xu hƣớng ngày càng tăng so với các tổ chức công lập. Đã

47

hình thành 02 Viện Hàn lâm trên cơ sở hai viện khoa học quốc gia (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam). 16 phòng thí nghiệm trọng điểm hoàn thành đầu tƣ và từng bƣớc phát huy hiệu quả hoạt động (NL, 2013).

- Các doanh nghiệp: Ở Việt Nam, các doanh nghiệp thƣờng là ngƣời

mua và sử dụng công nghệ (chủ yếu từ nƣớc ngoài) nhiều hơn là ngƣời tạo ra và bán công nghệ. Một số doanh nghiệp có thực hiện R & D tạo ra công nghệ thì chủ yếu để phục vụ nhu cầu đặc thù của chính doanh nghiệp mình. Một số doanh nghiệp có bán công nghệ, hay chuyển giao công nghệ, nhƣng thƣờng là ở quy mô nhỏ.

- Các cá nhân: Ở Việt Nam, đã có một số sáng kiến, cải tiến kỹ thuật là

kết quả của sự mày mò, tìm tòi cá nhân. Sáng kiến của các cá nhân hoạt động sáng tạo độc lập, có thể tiềm ẩn nhiều giá trị, nhƣng còn mang tính lẻ tẻ, ngẫu nhiên, còn ít nhà sáng chế chuyên nghiệp, sáng tạo ra sản phẩm hàng hóa để bán trên thị trƣờng.

Người hoạt động xúc tác thị trường công nghệ

Hoạt động xúc tác thị trƣờng công nghệ đƣợc thực hiện do các tổ chức và cá nhân cung cấp các dịch vụ nhƣ: thông tin tƣ vấn công nghệ, dịch vụ pháp lý, hội chợ triển lãm và một số loại dịch vụ khác.

- Thông tin tƣ vấn công nghệ: Thông tin thƣơng mại công nghệ ở Việt

Nam chƣa phát triển. Các cơ quan thông tin KH&CN tuy nhiều (Sở KH&CN các địa phƣơng đều có bộ phận thông tin KH&CN) nhƣng chƣa có năng lực tƣ vấn công nghệ, chủ yếu là để phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc.

- Dịch vụ pháp lý: Trong những năm qua, dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho

việc chuyển giao công nghệ ở Việt Nam phát triển khá nhanh, tính đến ngày 10/10/2014 cả nƣớc có 186 tổ chức dịch vụ đại diện SHCN và có 273 cá nhân

48

đủ điều kiện hành nghề đại diện SHCN. Tuy nhiên nhiều tổ chức, cá nhân còn thiếu kinh nghiệm trong các dịch vụ có liên quan đến sáng chế.

- Hội chợ, triển lãm: Các chợ công nghệ và thiết bị, sàn giao dịch công

nghệ tiếp tục đƣợc duy trì ở quy mô quốc gia và vùng, địa phƣơng trên cả nƣớc với sự tham gia của nhiều đối tác từ các nƣớc ngoài. Chợ Công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam (tháng 9/2012) đƣợc tổ chức với sự tham gia của nhiều đối tác từ các nƣớc ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU, Liên bang Nga, Israel, thu hút trên 500 đơn vị, doanh nghiệp trong nƣớc tham gia, trên 1.200 giao dịch công nghệ đƣợc thực hiện với tổng giá trị giao dịch 1.526 tỷ đồng (gấp 1,6 lần so với tổng giá trị giao dịch công nghệ năm 2011). Trong 2 năm 2011-2012, đã có trên 7.200 giao dịch công nghệ với tổng giá trị giao dịch là hơn 4.000 tỷ đồng (NL, 2013).

- Dịch vụ giám định công nghệ: Tổ chức làm dịch vụ giám định công

nghệ ở Việt Nam chƣa hình thành nhiều và chƣa đủ năng lực để đáp ứng yều cầu về giám định công nghệ hiện nay.

- Dịch vụ tài chính: Dịch vụ tài chính cho đầu tƣ công nghệ ở Việt Nam khá phổ biến. Tuy nhiên có rất ít tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ tài chính cho những đầu tƣ rủi ro, cho những ý tƣởng mới, cho những công nghệ chƣa hoàn chỉnh. Các đầu tƣ mạo hiểm thƣờng không đƣợc thực hiện.

- Hoạt động ƣơm tạo công nghệ, ƣơm tạo doanh nghiệp KH&CN đã

bắt đầu đƣợc thực hiện. Một số Trung tâm tâm ƣơm tạo công nghệ ở các trƣờng Đại học đã đƣợc xây dựng thử nghiệm. Để án "Pháp triển các Trung tâm ƣơm tạo công nghệ, ƣơm tạo doanh nghiệp KH&CN" đã đƣợc triển khai nhằm hình thành một số trung tâm loại này ở các khu vực tập trung cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các khu công nghệ cao.

Nhƣ vậy, nhìn một cách tổng quát, thị trƣờng công nghệ ở Việt Nam đã hình thành sơ khai và đang trên con đƣờng hoàn thiện để tiến tới hoạt động có

49

hiệu quả và ổn định, chuẩn bị mọt mặt cho sự phát triển trong những năm tới. Các thiếu sót và nhƣợc điểm của thị trƣờng công nghệ hiện nay có nhiều, đang đƣợc phát hiện và bổ sung sửa chữa theo kinh nghiệm của các nƣớc đi trƣớc và trên cơ sở các nguồn lực của đất nƣớc đƣợc huy động và sử dụng một cách hợp lý.

Thị trƣờng công nghệ Việt Nam đã thu đƣợc những kết quả đáng ghi nhận, Tuy vậy, so với yêu cầu phát triển của KT – XH trên con đƣờng CNH – HĐH đất nƣớc, thì còn xa mới đạt yêu cầu:

- Hệ thống kinh tế thị trƣờng Việt Nam chƣa phát triển đủ mức độ để

có đƣợc một thị trƣờng công nghệ sôi động.

- Hệ thống cung cấp sản phẩm cho thị trƣờng công nghệ yếu kém về

năng lực tạo công nghệ mới.

- Hệ thống các tổ chức xúc tác thị trƣờng công nghệ yếu cả về năng

lực, về tổ chức và về pháp lý.

- Các hoạt động xúc tác thị trƣờng công nghệ và thông tin mua bán công nghệ chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu của các doanh nghiệp.

- Hệ thống luật pháp còn chƣa đủ để đảm bảo cho thị trƣờng công nghệ hoạt đông lành mạnh.

Nguyên nhân của tình trạng thị trƣờng còn yếu:

- Về mặt cung của hàng hóa công nghệ:

+ Có quá ít các nhà sản xuất và cung cấp hàng hóa công nghệ của Việt Nam. + Các nhà cung cấp chƣa đủ năng lực tạo công nghệ đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

+ Không có đủ hàng hóa cho thị trƣờng công nghệ hoạt động thƣờng xuyên.

- Về mặt cầu của hàng hóa công nghệ:

+ Các doanh nghiệp chƣa chịu nhiều áp lực cạnh tranh để coi đổi mới sản xuất, đổi mới công nghệ là yêu cầu bức thiết.

50

+ Vai trò của công nghệ đối với sự phát triển và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn bị xem nhẹ.

- Về tổ chức xúc tác thị trƣờng công nghệ: Tổ chức xúc tác thị trƣờng

công nghệ còn thiếu, mô hình hoạt động chƣa rõ ràng, còn thiếu sự liên kết giữa các tổ chức. Các hình thức xúc tác còn ít, chƣa đồng bộ và thiếu hiệu quả.

- Về pháp luật, xã hội:

+ Luật lệ mua bán công nghệ chƣa rõ ràng, nghiêm minh, chƣa đầy đủ, nhiều điểm chƣa phù hợp với thực tế.

+ Hiệu lực thi hành các văn bản còn yếu.

+ Chi phí chuyển giao công nghệ trong nƣớc cao (do quan hệ trong nƣớc không sòng phẳng, không đảm bảo chữ tín).

+ Mô trƣờng văn hóa, tập quán xã hội còn nhiều cản trở cho việc thực thi các văn bản pháp lý.

+ Nền kinh tế chƣa phát triển đủ mức tạo nên sự cần thiết phải có một thị trƣờng công nghệ sôi động.

Thị trƣờng công nghệ Thái Bình cũng đã đƣợc hình thành một cách sơ khai cùng với thị trƣờng công nghệ Việt Nam. Nó đƣợc thụ hƣởng những thuận lợi từ thị trƣờng công nghệ Việt Nam đem lại, đồng thời nó cũng bị ảnh hƣởng chi phối bởi những hạn chế, yếu kém. Tuy nhiên với những đặc điểm lợi thế riêng, cùng với sự phát triển của KT – XH, với những chính sách và biện pháp phù hợp, thị trƣờng công nghệ tại Thái Bình sẽ có nhiều bƣớc phát triển mạnh mẽ hơn.

3.1.1.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển thị trường công nghệ

Từ những năm đầu của thế kỷ XXI, Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu: "Khẩn trƣơng tổ chức thị trƣờng khoa học và công nghệ, thực

51

hiện tốt bảo hộ trí tuệ; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ về thông tin, chuyển giao công nghệ".

Hội nghị Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 6 khóa IX

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh Thái Bình (Trang 54)