Người mua hàng hóa công nghệ

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh Thái Bình (Trang 75)

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có khoảng 3.919 doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, 434 chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký hoạt động (UBND tỉnh Thái Bình, 2014), trình độ công nghệ của các doanh nghiệp hầu hết ở mức trung bình yếu đến trung bình tiên tiến....Đây là một thị trƣờng tiềm năng lớn khi các doanh nghiệp phải chịu áp lực cạnh tranh cao hơn, buộc phải tiến hành đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất và sức lực cạnh tranh của hàng hóa. Do khuôn khổ của luận văn, điều kiện kinh phí và các lý do xã hội khác, học viên không đủ điều kiện để tiến hành điều tra, đánh giá tình hình mua sắm thiết bị, công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Tuy nhiên, trên thực tế, các dự án đầu tƣ và nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh đầu tƣ nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới trong quản lý, điều hành và trực tiếp phục vụ sản xuất. Trong ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống có công nghệ sản xuất bia của tập đoàn Hƣơng Sen nằm trong top 5 công nghệ hàng đầu của cả nƣớc, ngành chế biến lƣơng thực có công nghệ chế biến gạo của công ty Hƣng Cúc, công nghệ bảo quản và sản xuất hạt giống của Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình. Ngành điện, cơ khí chế tạo... cũng đã có nhiều đổi mới trong công nghệ, tạo ra nhiều sản phẩm mới phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tƣ mua công nghệ còn ít, kinh phí đầu tƣ cho công nghệ của doanh nghiệp cũng chƣa

65

nhiều. Theo khảo sát 100 doanh nghiệp thì có 75% số doanh nghiệp cho rằng công nghệ có vai trò quan trọng hoặc rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp và số doanh nghiệp có kế hoạch đầu tƣ mua sắm công nghề là 11%. Công nghệ mà các doanh nghiệp mua về chủ yếu vẫn là máy móc thiết bị. Chỉ có 03 doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu phát triển.

Bên cạnh các doanh nghiệp, các cơ quan hành chính các cấp, các đơn vị sự nghiệp, một số tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh cũng có nhu cầu hàng hóa công nghệ để phục vụ cho hoạt động của mình. Ngân sách tỉnh đầu tƣ cho KH&CN hàng năm đạt 0,67% tổng chi ngân sách địa phƣơng, sử dụng cho đầu tƣ phát triển KH&CN và hoạt động sự nghiệp KH&CN. Kinh phí sự nghiệp khoa học dùng để triển khai các đề tài nghiên cứu và dự án sản xuất thử nghiệm. Kinh phí đầu tƣ phát triển KH&CN để đầu tƣ cho các dự án tăng cƣờng tiềm lực KH&CN ở tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh Thái Bình (Trang 75)