Các giải pháp thúc đẩy nguồn cung công nghệ cho thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh Thái Bình (Trang 101)

Đổi mới nguồn tài chính của doanh nghiệp để huy động một phần cho các hoạt động KH&CN để tạo công nghệ mới chuyển ra thị trƣờng. Cần có những quy định khuyến khích việc trích lập Quỹ phát triển KH&CN của các doanh nghiệp, coi đó là một khoản chi phí sản xuất.

Tạo điều kiện cho cách doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài để đầu tƣ cho hoạt động KH&CN. Những nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động để phục vụ cho hoạt động KH&CN bao gồm:

91

- Vốn vay của các tổ chức tín dụng: Trong các dự án sản xuất kinh doanh cũng nhƣ chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp, cần chủ động đƣa vào những hạng mục về nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ. Việc huy động nguồn vốn có thể đƣợc thực hiện đối với các tổ chức tín dụng trong nƣớc hoặc các tổ chức tín dụng quốc tế. Hiện nay, các tổ chức tài chính tín dụng khu vực và quốc tế thƣờng có các chƣơng trình cho vay vốn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo lập cơ sở hạ tầng kinh tế bền vững cho các doanh nghiệp này

- Vốn từ Quỹ đầu tƣ mạo hiểm quốc gia: Để có thể thu hút đƣợc nguồn vốn này, các doanh nghiệp cần có những ý tƣởng có triển vọng và với khả năng rủi ro thấp. Các dự án nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới, công nghệ mới của doanh nghiệp có nhiều khả năng thu hút đƣợc sự quan tâm của nguồn vốn này.

- Vốn hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ từ ngân sách nhà nƣớc: Doanh nghiệp có thể huy động đƣợc vốn hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu và triển khai từ kinh phí sự nghiệp khoa học của tỉnh, của Trung ƣơng: Từ quỹ phát triển KH&CN tỉnh Thái Bình và quỹ phát triển KH&CN Quốc gia

Thực hiện cơ chế chính quyền tỉnh mua lại những sản phẩm công nghệ bằng tiền ngân sách, chú trọng các sản phẩm có khả năng mang lại hiệu quả cao, có tác động mạnh đến phát triển KT - XH của tỉnh. Đó là những sản phẩm mới đƣợc tạo ra từ kết quả thành công của các công trình nghiên cứu và đã đƣợc công nhận cho triển khai ứng dụng đại trà. Đặc biệt là những sản phẩm công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp nhƣ: giống cây trồng, chế phẩm sinh học kích thích tăng trƣởng...hoặc các công nghệ, các sản phẩm phục vụ lợi ích công cộng nhƣ xử lý rác thải, làm sạch môi trƣờng ô nhiễm.v.v...

Hình thành và phát triển hệ thống các tổ chức KH&CN thích hợp, bao gồm: Phổ biến, tìm kiếm công nghệ; làm chủ, ứng dụng công nghệ mới; cải

92

tiến, thích nghi công nghệ nhập; nghiên cứu tạo ra công nghệ mới; phát triển và đổi mới công nghệ. Sớm hiện thực dự án khu nông nghiệp công nghệ cao vào năm 2015; khu công nghệ cao của tỉnh vào năm 2020. Tổ chức tốt hoạt động của hệ thống này nhằm cung cấp đầy đủ và kịp thời đáp ứng các nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ công nghệ của tỉnh.

Chuyển đổi một số tổ chức KH&CN công lập sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp mà trƣớc hết là sớm thực hiện chuyển đổi thí điêm 02 đơn vị KH&CN công lập của tỉnh sang doanh nghiệp KH&CN. Thực hiện cổ phần hóa một số tổ chức KH&CN hoạt động theo cơ chế tự chủ, nhằm huy động nguồn lực và tính chủ động sáng tạo công nghệ của các tổ chức này.

Phát triển hợp tác nghiên cứu (R), triển khai (D), tạo ra công nghệ từ các đối tác trong nƣớc và nƣớc ngoài nhằm đảm bảo cung cấp hàng hóa và dịch vụ công nghệ cho thị trƣờng công nghệ tỉnh, đáp ứng cho các yêu cầu về công nghệ của các doanh nghiệp, các ngành, các địa phƣơng và các dịch vụ công của tỉnh. Trƣớc hết là nhân lên và phát huy hiệu quả mối quan hệ hợp tác đã ký kết giữa tỉnh Thái Bình với một số trƣờng Đại học, với Viện KH&CN Việt Nam, với Bộ KH&CN

Khuyến khích thúc đẩy hoạt động cung cấp hàng hóa và dịch vụ công nghệ của các cơ sở KH&CN của Trung ƣơng, của các tỉnh thành trong cả nƣớc và của nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh Thái Bình (Trang 101)