Những chủ trương, chính sách của tỉnh Thái Bình về phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh Thái Bình (Trang 69)

trường công nghệ.

Trong những năm qua, tỉnh Thái Bình đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng công nghệ. Có thể chia các loại chủ trƣơng, chính sách thành 3 nhóm nhƣ sau:

59

Một là, loại chủ trương, chính sách mang tính định hướng

- Áp dụng rộng rãi các thành tựu KH&CN tiên tiến, công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa…, đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển và các mục tiêu kinh tế đã đề ra. Phấn đấu trong giai đoạn 2016 – 2020 đạt một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

+ có ít nhất 10% số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ trong tỉnh có ứng dụng công nghệ cao;

+ Xây dựng 1 – 2 doanh nghiệp công nghệ cao, xúc tiến xây dựng khu công nghệ cao của tỉnh;

+ 100% doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có hoạt động đổi mới công nghệ so với hiện nay;

+ Trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản: Tập trung vào việc ứng dụng công nghệ cao (công nghệ nuôi cấy mô tế bào, công nghệ biến đổi gen…) để sản xuất các giống cây con mới thay thế 70% số giống cây hiện nay bằng giống mới có tính năng ƣu việt hơn;

+ Thực hiện 100% cơ giới hóa trong khâu làm đất, gieo cấy và thu hoạch; 50% diện tích cây trồng áp dụng công nghệ tự động hóa trong tƣới tiêu;

+ Xây dựng 2 – 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Xây dựng quy hoạch phát triển KH&CN trực tiếp sản xuất (khoa học công nghệ doanh nghiệp và cơ sở sản xuất), trong đó tập trung lập quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KH&CN trực tiếp sản xuất. Có bƣớc đi phù hợp với các nhiệm vụ cụ thể giúp các ngành chức năng, các địa phƣơng liên quan tổ chức thực hiện theo lộ trình để KH&CN nhanh chóng phát triển trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp

- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển KH&CN, trong

đó có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các khu công nghệ, khu ƣơm tạo doanh nghiệp KH&CN, khu nông nghiệp công nghệ cao.

60

- Nâng cao năng lực, trình độ KH&CN của tỉnh để có khả năng tiếp

thu, làm chủ, thích nghi các tri thức KH&CN tiên tiến trong nƣớc và nƣớc ngoài và tiến tới có khả năng cải tiến công nghệ và sáng tạo công nghệ mới mang thƣơng hiệu Thái Bình.

Đó là những chủ trƣơng, định hƣớng đúng đắn, tuy nhiên cần phải đƣợc tiếp tục cụ thể hóa để phát huy hết tác dụng trong thực tế.

Hai là, loại chủ trương, chính sách tác động gián tiếp giúp định hình các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp hoạt động KH&CN

- Tăng đầu tƣ cho KH&CN, tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ kinh phí

cho doanh nghiệp hoạt động KH&CN: phấn đấu tăng mức ngân sách cho KH&CN của tỉnh lên 1,5% tổng chi vào năm 2015 và 2% vào năm 2020. Ngân sách sự nghiệp KH&CN dành chủ yếu (70%) cho hoạt động ứng dụng, nghiên cứu công nghệ phục vụ sản xuất, trong đó dành ít nhất 40% cho hỗ trợ ứng dụng, đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp vào năm 2015 và 70% vào năm 2020

- Hình thành hoặc nâng cấp các cơ sở giáo dục và đạo tạo cũng nhƣ

các tổ chức KH&CN của tỉnh, tạo điều kiện thúc đẩy, khuyến khích gắn kết giữa các tổ chức KH&CN với doanh nghiệp.

- Hình thành và phát triển thị trƣờng công nghệ trên địa bàn tạo điều

kiện sử dụng có hiệu quả các giải pháp khuyến khích mang tính chất cơ chế thị trƣờng để thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động KH&CN.

- Tích cực, chủ động có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ. Hoàn thiện và bổ sung chính sách thu hút nhân tài của tỉnh.

Ba là loại chủ trương, chính sách trực tiếp khuyến khích doanh nghiệp hoạt động KH&CN

- Hợp tác với các trƣờng Đại học, cao đẳng đào tạo nguồn nhân lực,

61

trong khối doanh nghiệp có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện hội nhập. Đồng thời, cùng với các trƣờng triển khai nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên một số lĩnh vực. Bên cạnh đó, tỉnh Thái Bình đã ký kết chƣơng trình hợp tác với viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (năm 2011) và Bộ Khoa học và Công nghệ (năm 2012) nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát tiển tiềm lực KH&CN trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng chính sách khuyến khích áp dụng các thành tựu khoa học

và công nghệ vào sản xuất. Cụ thể là hỗ trợ kinh phí cho các đối tƣợng sau: + Tổ chức cá nhân có một trong các giấy chứng nhận: Hệ thống quản lý chất lƣợng Quốc tế, Hệ thống tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, Hệ thống tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, Hệ thống tiêu chuẩn về hƣớng dẫn thực hành sản xuất tốt, Hệ thống tiêu chuẩn về phòng thử nghiệm Quốc gia.

+ Tổ chức cá nhân có một trong các Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, kiểu giáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích.

+ Tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ, giống cây, giống con.

+ Tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng bao tiêu hàng nông sản đƣợc sản xuất từ việc việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, phổ cập các loại giống mới.

+ Tổ chức cá nhân đầu tƣ kinh phí để thực hiện đề tài nghiên cứu đổi mới công nghệ thuộc những ngành nghề nhà nƣớc ƣu tiên.

+ Tổ chức kinh tế tham gia giải thƣởng chất lƣợng Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.

- Thúc đẩy phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong xã hội nói chung và trong doanh nghiệp nói riêng thông qua việc tổ chức định kỳ các Hội thi Tin học trẻ trong học sinh, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật. Qua các cuộc

62

thi, nhiều giải pháp đã đoạt giải cấp tỉnh, cấp quốc gia, tạo nên động lực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh.

Nhƣ vậy, tỉnh Thái bình đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách thể hiện sự nỗ lực, tìm tòi của các cấp lãnh đạo, quản lý nhằm hỗ trợ, tạo điệu kiện cho các doanh nghiệp hoạt động KH&CN. Tuy nhiên một số biện pháp vẫn chƣa đƣợc định hình rõ, chƣa mang tính ổn định, bền vững (ví dụ nhƣ chính sách liên kết, hợp tác), hoặc không còn phù hợp, hiệu quả chƣa cao do ra đời đã lâu (nhƣ chính sách khuyến khích). Theo khảo sát 100 doanh nghiệp thì chỉ có 11 doanh nghiệp biết đến các chính sách của tỉnh về khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu từ đổi mới và sáng tạo công nghệ trong đó có 5 doanh nghiệp nhận đƣợc hỗ trợ và đại đa số đều kiến nghị tăng mức hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp. Vì vậy Thái Bình cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung để có những chính sách hoàn thiện mang lại tác dụng cao nhất trong việc phát triển thị trƣờng công nghệ.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh Thái Bình (Trang 69)