Quan trọng

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh Thái Bình (Trang 49)

khích các doanh nghiệp chuyển giao, ứng dụng các thành tựu KH&CN vào thực tiễn của tỉnh Thái Bình.

Đây là nguồn số liệu không có sẵn mà phải tiến hành điều tra thực tế các doanh nghiệp trên đia bàn tỉnh Thái Bình

2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu lý thuyết

+ Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Chủ yếu đƣợc sử dụng trong quá trình tìm kiếm cơ sở lý luận và nhận dạng những diễn biến của xu thế phát triển của thị trƣờng công nghệ,

+ Phƣơng pháp nghiên cứu dự báo: Đƣợc sử dụng để có thể dự đoán, nhìn trƣớc các quá trình hình thành, phát triển, sự vận động và trạng thái tƣơng lai của các sự vật, hiện tƣợng, các xu thế phát triển khoa học và công nghệ trong từng lĩnh vực tại địa phƣơng để làm cơ sở đƣa ra các giải pháp phát triển thị trƣờng công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

39

+ Phƣơng pháp phân tích hệ thống, thống kê: Sử dụng phƣơng pháp thống kê nhằm khảo sát thực trạng về hoạt động đầu tƣ công nghệ ở các doanh nghiệp.

+ Phƣơng pháp chuyên gia: Là một loại phƣơng pháp nghiên cứu phi thực nghiệm, dựa vào ý kiến nhận xét, trao đổi của các chuyên gia. Đây là phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin có hiệu quả. Trong quá trình làm luận văn, tác giả trao đổi với các chuyên gia, các đồng nghiệp về các vấn đề đặt ra.

2.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm:

Trực tiếp điều tra, khảo sát các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp về thực trạng, nhận thức, nhu cầu công nghệ, về mong muốn…. thông qua phiếu điều tra và khảo sát thực tế.

2.4. Điều tra, khảo sát

2.4.1 .Chọn mẫu và phương pháp khảo sát

Nhằm tìm hiểu các yếu tố liên quan đến nhu cầu, khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp, cũng nhƣ tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ của trung ƣơng và địa phƣơng liên quan đến việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong sản xuất, học viên đã tiến hành khảo sát thông qua các phiếu hỏi gửi đến nhóm đối tƣợng là các doanh nghiệp sản xuất thuộc các lĩnh vực có đóng góp tỷ trọng cao vào tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh, bao gồm các lĩnh vực: sản phẩm lúa, gạo; thực phẩm và đồ uống; dệt may và gia dày; vật liệu xây dựng; gốm sứ, thủy tinh dân dụng; cơ khí, luyện kim, thiết bị điện, điện tử; chế biến nông sản, thủy hải sản. Đồng thời đây cũng là các doanh nghiệp tham gia vào đề án Nâng cao năng suất chất lƣợng của tỉnh Thái Bình.

- Tổng số phiếu hỏi gửi khảo sát là 100 phiếu;

- Phƣơng pháp thu thập số liệu: Phiếu hỏi đƣợc gửi đến các đối tƣợng, đề nghị điền các thông tin thích hợp, gửi lại tác giả, tiến hành tổng hợp, phân

40

tích các yếu tố liên quan làm cơ sở cho đánh giá và các kiến nghị, đề xuất các giải pháp của đề tài.

- Quá trình thực hiện khảo sát, có những thuận lợi là tất cả các đơn vị đểu ở trong tỉnh. Phần lớn các đơn vị này cũng có mối quan tâm đến nội dung nghiên cứu của học viên, sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm, những thông tin liên quan đến những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện các hoạt động mua bán, chuyển giao công nghệ.

Tuy nhiên, quá trình khảo sát cũng có một số hạn chế: Mặc dù khảo sát đƣợc tiến hành thông qua phiếu hỏi, nhƣng thông tin thu đƣợc về tình hình của đối tƣợng khảo sát lại liên quan đến vấn đề chuyển giao công nghệ lại đƣợc phản ánh gián tiếp qua lăng kính chủ quan của những ngƣời cung cấp thông tin. Ngoài ra, việc trả lời phiếu khảo sát của các doanh nghiệp hoàn toàn mang tính tự nguyện. Vì vậy, kết quả khảo sát không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Việc hiểu rõ các hạn chế này sẽ giúp cho việc sử dụng, nghiên cứu đánh giá các kết quả khảo sát đƣợc chính xác và khách quan hơn.

Một số thông tin bị phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của các doanh nghiệp hay của một số cá nhân đƣợc khảo sát, bao gồm: doanh nghiệp có thể chƣa hiểu rõ và chính xác một số khái niệm yêu cầu ghi trong phiếu khảo sát, vì vậy, một số thông tin trả lời có thể sai lệch. Đồng thời, sự hiểu biết cũng nhƣ thẩm quyền của một số ngƣời trả lời phỏng vấn chỉ giới hạn trong một phạm vi nào đó, do vậy, các đánh giá không thuộc phạm vi đó sẽ mang tính tham khảo nhiều hơn là thống kê.

2.4.2. Nội dung bản hỏi

Bảng hỏi gồm 4 phần (có phụ lục kèm theo)

Phần 1. Lời ngỏ

Phần 2. Thông tin chung về doanh nghiệp nhƣ: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động, quy mô lao động.

41

Phần 3. Các câu hỏi khảo sát về nhận thức, nhu cầu và năng lực mua - bán công nghệ của doanh nghiệp

Phần 4. Các câu hỏi về tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc:

2.4.3. Kết cấu các câu hỏi

Bảng 2.2: Kết cấu bảng câu hỏi

STT Nội dung Số lƣợng câu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hỏi

Ghi chú

1 Đánh giá về nhận thức, nhu cầu và

năng lực mua - bán công nghệ của doanh nghiệp

3 Từ câu số 1

đến câu số 3

2 Đánh giá về vai tròi và tầm quan trọng

của các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển giao, ứng dụng các thành tựu KH&CN vào thực tiễn của tỉnh Thái Bình.

3 Từ câu số 4

đến câu số 6

Tổng số câu hỏi 6 Câu hỏi

Tổng số mẫu điều tra 100 Phiếu

Tổng doanh nghiệp đƣợc điều tra 100 Doanh

nghiệp

2.5. Tổ chức quá trình khảo sát

Bƣớc 1: Sử dụng phần mềm Ms Office để thiết kế bảng câu hỏi và in ấn các bảng câu hỏi.

Bƣớc 2: Lựa chọn và lập danh sách các doanh nghiệp tham gia trả lời bảng câu hỏi.

Bƣớc 3: Tiến hành gọi điện xin phép và gửi thƣ điện tử hoặc gửi phiếu trực tiếp hoặc phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại các chủ doanh nghiệp (tùy thuộc vào mối quan hệ của ngƣời khảo sát và chủ doanh nghiệp)

42

Bƣớc 4: Nhận các phiếu và kiểm tra các câu trả lời.

Bƣớc 5: Tiến hành liên lạc lại với ngƣời đƣợc khảo sát nếu nhƣ các câu trả lời của họ chƣa đủ ý hoặc rõ nghĩa;

Bƣớc 6: Tổng hợp các phiếu trả lời

2.6. Xử lý số liệu:

Số liệu đƣợc lấy từ rất nhiều nguồn, ở nhiều dạng khác nhau nên học viên cũng sẽ xử lý bằng nhiều phƣơng pháp:

- Đối với số liệu từ phiếu điều tra: Sẽ tổng hợp phân tích bằng phầm Excel - Đối với dữ liệu ở các dạng khác: Xây dựng bảng trên phầm mềm excel, chọn lọc và nhập vào bảng

Tùy thuộc vào từng dạng bảng biểu, có thể mô tả lại bằng cách vẽ các biểu đồ.

43

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CÔNG NGHỆ TẠI TỈNH THÁI BÌNH

3.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình tỉnh Thái Bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1. Sự phát của triển thị trường công nghệ Việt Nam

3.1.1.1. Quá trình hình thành thị trường công nghệ ở Việt Nam

Nếu hiểu theo nghĩa đơn giản, thị trƣờng là nơi tiến hành các hoạt động mua hàng hóa, thì thị trƣờng công nghệ đã hình thành ở Việt Nam từ khá sớm và dƣới nhiều hình thức khác nhau. Kể từ năm 2000, thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện chƣơng trình “Hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hóa với chi phí thấp, tạo ƣu thế cạnh tranh tổng hợp và đẩy mạnh xuất khẩu“. Chợ công nghệ và thiết bị đã đƣợc tổ chức thƣờng xuyên tại 79 Trƣơng Định, quận I, thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh không những chỉ tổ chức các phiên chợ tại địa bàn thành phố mà còn tổ chức ở các địa phƣơng khác nhƣ Cần thơ, Đồng Nai, Đà Nẵng v.v...Và trong những năm gần đây, Cục Ứng dụng và Phát triển khoa học và công nghệ (Bộ KH&CN) phối hợp với các tỉnh thành tổ chức hoạt động Trình diễn và kết nối cung cầu về công nghệ ở quy mô cấp vùng, đã hoạt động thƣờng niên thu hút đƣợc hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc tham gia.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, lƣợng giao dịch trên thị trƣờng công nghệ còn rất ít và đơn điệu (chủ yếu diễn ra giữa đối tác nƣớc ngoài và Việt Nam). Từ năm 1990 tới năm 2002, chỉ có khoảng 150 hợp đồng chuyển giao công nghệ nhập khẩu vào Việt Nam. Con số này mặc dù có thể chƣa thống kê hết lƣợng giao dịch thực tế trên thị trƣờng do nhiều lý do khác nhau (trong đó lý do lớn nhất có thể là lợi ích mang lại của việc đăng ký giao dịch hợp đồng công nghệ không bù đắp đƣợc chi phí bỏ ra) mà các chủ thể thực hiện giao dịch không muốn đăng ký (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, 2010).

44

Hàng hóa mua – bán trên thị trƣờng công nghệ Việt Nam

Trên thị trƣờng công nghệ Việt Nam, hàng hóa mua – bán thƣờng là công nghệ hoàn chỉnh, đồng bộ, khi đƣa vào khai thác là tạo ra sản phẩm và sản phẩm đó trở thành hàng hóa bán đƣợc trên thị trƣờng. Giao dịch công nghệ kèm theo thiết bị, dây chuyền sản xuất đồng bộ là rất phổ biến.

Quy trình công nghệ, bí quyết công nghệ cũng là hàng hóa công nghệ đƣợc mua bán khá phổ biến trên thị trƣờng công nghệ Việt Nam. Việc mua bán này có nhiều hình thức, tên gọi và điều kiện rất khác nhau, phổ biến nhất là trong ngành nông nghiệp, với tên gọi là “phổ biến tiến bộ KH&CN cho địa phƣơng“.

Tƣ vấn thiết kế công trình là loại dịch vụ mang tính thƣơng mại thƣờng gặp. Dịch vụ thiết kế công trình đã đƣợc phát triển từ khá lâu và mang tính chuyên nghiệp cao, tuy nhiên việc đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở lĩnh vực này còn khó khăn và phức tạp.

Hàng hóa đào tạo, tập huấn, lắp đặt, căn chỉnh, đƣa hệ thống thiết bị vào vận hành và bảo dƣỡng cho hệ thống thiết bị cũng là dịch vụ kỹ thuật khá phổ biến.

Thực hiện các hoạt động nghiên cứu (R) và phát triển (D) chủ yếu là do nhà nƣớc đặt hàng và cấp kinh phí hoặc trợ cấp một phần kinh phí. Mộ số trƣờng hợp, kết quả R & D đƣợc thƣơng mại hóa nhƣng không rõ ràng về quyền sở hữu, quyền khai thác các kết quả R & D (của nhà nƣớc, của cơ quan nghiên cứu hay của các nhà khoa học thực hiện việc nghiên cứu và tạo ra kết quả đó). Một số doanh nghiệp tự làm các dự án R & D để đáp ứng các nhu cầu của mình. Dịch vụ R & D trên thị trƣờng công nghệ thƣờng chỉ tồn tại ở một số ngành, trong một số lĩnh vực.

Các bên tham gia thị trƣờng công nghệ ở Việt Nam

Cũng nhƣ ở thị trƣờng công nghệ các nƣớc, có nhiều loại tổ chức khác nhau tham gia thị trƣờng công nghệ ở Việt Nam: là ngƣời mua, ngƣời bán, ngƣời hoạt động xúc tác thị trƣờng.

45

Người mua hàng hóa công nghệ

Trên thị trƣờng công nghệ Việt Nam, ngƣời mua hàng hóa công nghệ bao gồm: Nhà nƣớc, doanh nghiệp và cá nhân.

- Nhà nƣớc: Ở Việt Nam, nhà nƣớc có nhu cầu về công nghệ để sử dụng vào các mục đích: Vận hành bộ máy nhà nƣớc hiệu quả; giải quyết những vấn đề công ích có ý nghĩa chiến lƣợc quan trọng; cung cấp cho các đối tƣợng chính sách. Cho đến nay, Nhà nƣớc chủ yếu đầu tƣ cho các cơ sở R & D để có các sản phẩm và dịch vụ công nghệ theo yêu cầu của mình. Ở các địa phƣơng, nhà nƣớc thƣờng ký kết chƣơng trình hợp tác hoặc đặt hàng các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu thực hiện các đề tài dự án phục vụ phát triển KT – XH cho địa phƣơng. Gần đây, một số nhu cầu công nghệ đƣợc Nhà nƣớc mua trên thị trƣờng công nghệ, xu thế giao dịch trên thị trƣờng đang ngày càng gia tăng.

- Doanh nghiệp: Ở Việt Nam, tính đến thời điểm 31/12/2012 có

346777 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó có 3239 doanh nghiệp nhà nƣớc, 334562 doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc và 8976 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp thƣờng mua và sử dụng công nghệ hoàn chỉnh, trong đó máy móc thiết bị chiếm vị trí hàng đầu. Phần lớn công nghệ các doanh nghiệp sử dụng có nguồn gốc từ nƣớc ngoài, gắn liền với việc nhập khẩu máy móc thiết bị. Một số doanh nghiệp sử dụng thiết bị - công nghệ trong nƣớc do doanh nghiệp tự phát triển, hoặc liên kết phát triển, hoặc từ các nguồn cung cấp trong nƣớc. Ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, công nghệ đang đƣợc sử dụng thƣờng là các công nghệ của công ty mẹ ở nƣớc ngoài. Chuyển giao công nghệ ở khối doanh nghiệp này đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua đào tạo đội ngũ lao động. Kỳ vọng rất lớn của Việt Nam là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ góp phần tích cực nhất vào việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao

46

trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng cho các nhà quản lý doanh nghiệp của Việt Nam. Đồng thời với kỳ vọng phát triển nhanh chóng các ngành có công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng, giúp đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy nhiên các kỳ vọng trên hầu nhƣ còn khá lâu mới đạt mục tiêu. Các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hiện nay chủ yếu tập trung vào hoạt động ở các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động phổ thông có chi phí nhân công thấp. Mặc dù đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam đã đƣợc gần 30 năm, nhƣng chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo, khai thác dầu khí, gia công, lắp ráp với các trang thiết bị, dây chuyền công nghệ trung bình hoặc đã lạc hậu (Tổng cục thống kê, 2013).

- Cá nhân: Bao gồm hộ nông dân và ngƣời tiêu dùng

+ Nông dân: Ngƣời nông dân thƣờng sử dụng công nghệ là các máy móc với mục đích cơ giới hóa nông nghiệp, góp phần nân cao năng suất, giải phóng sức lao động. Nguồn công nghệ này chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, một số công nghệ có nguồn gốc trong nƣớc do các nhà khoa học chân đất, các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp sản xuất.

+ Ngƣời tiêu dùng: Nhu cầu của cá nhân đối với hàng hóa và dịch vụ công nghệ trong đời sống ngày càng tăng. Các máy móc thiết bị, phần mềm... phục vụ cho đời sống cá nhân và gia đình thƣờng đƣợc mua trên thị trƣờng.

Người bán hàng hóa công nghệ

- Các tổ chức, cơ quan cung cấp công nghệ và thiết bị nƣớc ngoài: Trong các hoạt động sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp) và dịch vụ, các nhu cầu về công nghệ cho đến thời gian gần đây, chủ yếu vẫn đƣợc đáp ứng từ nguồn công nghệ nƣớc ngoài cung cấp dƣới nhiều hình thức khác nhau.

- Các tổ chức khoa học và công nghệ trong nƣớc: Đến thời điểm tháng

12/2013 cả nƣớc có hơn 1.600 tổ chức KH&CN, trong đó tổ chức KH&CN ngoài công lập có xu hƣớng ngày càng tăng so với các tổ chức công lập. Đã

47

hình thành 02 Viện Hàn lâm trên cơ sở hai viện khoa học quốc gia (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam). 16 phòng thí nghiệm trọng điểm hoàn thành đầu tƣ và từng bƣớc phát huy hiệu quả hoạt động (NL, 2013). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các doanh nghiệp: Ở Việt Nam, các doanh nghiệp thƣờng là ngƣời

mua và sử dụng công nghệ (chủ yếu từ nƣớc ngoài) nhiều hơn là ngƣời tạo ra và bán công nghệ. Một số doanh nghiệp có thực hiện R & D tạo ra công nghệ thì chủ yếu để phục vụ nhu cầu đặc thù của chính doanh nghiệp mình. Một số doanh nghiệp có bán công nghệ, hay chuyển giao công nghệ, nhƣng thƣờng là ở quy mô nhỏ.

- Các cá nhân: Ở Việt Nam, đã có một số sáng kiến, cải tiến kỹ thuật là

kết quả của sự mày mò, tìm tòi cá nhân. Sáng kiến của các cá nhân hoạt động

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh Thái Bình (Trang 49)