Những quan điểm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tỉnh Bình Phƣớc

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh bình phước (Trang 80)

6. Kết cấu của luận văn

4.1. Những quan điểm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tỉnh Bình Phƣớc

Bình Phƣớc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Dựa trên cơ sở đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng, thực tiễn của tỉnh và yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có thể rút ra những quan điểm cơ bản về nâng cao chất lượng NNL sau đây:

4.1.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố đóng vai trò quyết định thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Như đã trình bày ở trên, chất lượng NNL giữ vai trò quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp, của các sản phẩm hàng hóa tỉnh Bình Phước ở trong nước cũng như trên trường quốc tế là thước đo khả năng hấp thụ công nghệ hiện đại của NNL. Hay muốn tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trong quá trình CNH, HĐH thì buộc phải chú trọng tới nâng cao chất lượng NNL. Đây là chìa khóa đưa đến thành công. Thực tế ở các tỉnh nằm trong tóp đầu cả nước đã chứng minh: tỉnh nào có nguồn nhân lực chất lượng cao, biết khai thác và sử dụng NNL đó một cách hiệu quả, thì tỉnh đó nhanh chóng đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.

4.1.2. Đẩy nhanh quá trình cải cách giáo dục và đào tạo một cách đúng đắn là điều kiện quyết định việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Để thực hiện quá trình CNH, HĐH nhanh chóng và bền vững không chỉ đảm bảo về số lượng NNL, mà còn phải đảm bảo đặc biệt là về mặt chất lượng NNL. Tuy nhiên, chất lượng NNL không phải bỗng dưng mà có được, phải thông qua quá trình giáo dục đào tạo về kỹ năng chuyên môn kỹ thuật và

72

năng lực sáng tạo, rèn luyện sức khỏe, phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ, do đó đẩy nhanh quá trình cải cách đổi mới giáo dục đào tạo là phương tiện chủ yếu để nâng cao chất lượng NNL.

Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai khóa VIII, năm 1997, viết “Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000” cũng đã khẳng định: “thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” [10], bởi lẽ chỉ có giáo dục và đào tạo mới có thể xây dựng được những con người có khả năng: Phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tình tổ chức và kỷ luật; có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên như lời căn dặn của Bác Hồ.

Để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển, trước hết cần thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với đội ngũ giáo viên, nhất là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương. Tiếp đến cần phải đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước kịp thời đưa ra chính sách khuyến kích và động viên tất cả mọi người đi học, học thường xuyên và học suốt đời, tạo ra cơ hội học tập bình đẳng cho tất cả mọi người. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo. Tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Người nghèo được Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để học tập. Bảo đảm điều kiện cho mọi người học giỏi phát triển tài năng. Tuy nhiên để có NNL chất lượng cao ngoài việc cải cách thi tuyển đánh giá chất lượng đào tạo cần phải đổi mới khối lượng, nội dung, trình độ kiến thức, trong đó kỹ năng, kỹ xảo thực hành, năng lực nhân thức tư duy, sáng tạo của sản phẩm đào tạo phải được coi trọng.

73

4.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải gắn với sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học – công nghệ và an ninh quốc phòng

Nâng cao chất lượng NNL phải gắn với sử dụng có hiệu quả NNL xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, các ngành kinh tế, các vùng, các địa phương trong tỉnh để đào tạo, trong đó coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả của NNL đào tạo ra. Để có NNL chất lượng cao phù hợp với yêu cầu của sản xuất thay đổi không ngừng phải thực thực hiện giáo dục đào tạo kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với tổ chức triển khai. Ngoài ra, để có NNL vừa hồng, vừa chuyên, trong đào tạo nhà trường phải gắn liền với gia đình và xã hội.

Chất lượng NNL không chỉ là yêu cầu cấp thiết trong quá trình thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, mà còn là điều kiện không thể thiếu để đảm bảo an ninh quốc phòng trong thế giới hiện đại. Hiện nay, công nghệ hiện đại thường được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Do đó, nâng cao chất lượng NNL trong lĩnh vực an ninh quốc phòng là điều kiện đảm bảo sự ổn định về chính trị và sự phát triển kinh tế xã hội.

4.1.4. Đổi mới cơ chế quản lý về sử dụng và bồi dưỡng nguồn lao động là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Cơ chế quản lý, chính sách mà tỉnh áp dụng được đặt ra trong sử dụng và bồi dưỡng NNL phù hợp sẽ có tác dụng thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình trách nhiệm của người lao động, còn ngược lại sẽ làm thui chột tài năng, sáng tạo của con người. Do đó, nhu cầu có một cơ chế chính sách phù hợp nhằm khuyến kích NNL phát triển đây là đòi hỏi cấp bách. Đổi mới cơ chế phải thực hiện thông qua việc đổi mới bộ máy của cơ chế quản lý

74

và những chính sách cụ thể như: chế độ tiền lương hợp lý, chính sách cải cách giáo dục đào tạo đúng đắn ... là những chính sách có tác dụng trực tiếp đến nhân tố cấu thành chất lượng NNL.

Ta biết rằng, kinh tế thị trường hiện đại là một nền kinh tế mở và rất năng động với đặc trưng cơ bản là có tính cạnh tranh cao. Do vậy, cơ chế quản lý phải tạo ra những điều kiện, cơ hội như nhau cho mọi người có thể phát huy hết tiềm năng, khi tham gia vào quá trình cạnh tranh trên thị trường lao động, khuyến khuyết người lao động phải học tập, đổi mới nâng cao khả năng sáng tạo của mình, nhờ đó chất lượng NNL của xã hội sẽ được nâng cao hơn. Trong cơ chế này, người lao động có quyền thể hiện, khẳng định những khả năng sáng tạo, phẩm chất của mình, phát huy tối đa tiềm năng của NNL, đồng thời kích thích quá trình tự nâng cao chất lượng của NNL trong nền kinh tế.

4.1.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải gắn liền với phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong điều kiện bùng nổ cuộc cách mạng KH-CN và lan tỏa của xu thế toàn cầu hóa không thể thực hiện được khi chúng ta thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội, đóng kín cửa với bên ngoài. Ngược lại, chúng ta không ngừng giao lưu, học tập kinh nghiệm của các tỉnh bạn, cũng như kinh nghiệm của các nước trên thế giới về tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất, đối mới chương trình, nội dung phương pháp đào tạo, có như vậy người lao động mới đạt chuẩn trình độ trong nước và khu vực, dễ dàng tiếp thu những tiến bộ trên thế giới, nhất là trong chuyển giao khoa học – công nghệ. Từ đó giúp ta nâng cao chất lượng NNL. Tuy nhiên, hội nhập không có nghĩa là hòa tan, do đó phải làm cho người lao động của ta giữ gìn và hun đúc được bằng bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung, của dân tộc bản địa tỉnh Bình Phước nói riêng.

75

4.1.6. Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào ý thức phấn đấu, ý thức trách nhiệm của từng cá nhân trong cộng đồng, do đó phải tạo điều kiện để từng con người, mọi thành phần kinh tế và toàn xã hội tham gia sự nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Ta biết rằng, chất lượng NNL suy cho cùng, lại phụ thuộc vào chất lượng của từng cá nhân cụ thể trong xã hội, do đó việc khuyến kích con người tự do phát triển toàn diện càng có ý nghĩa quan trọng. Khi con người, mọi thành phần kinh tế và toàn xã hội nhận thức được trách nhiệm cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ học vấn, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, thì mặc nhiên NNL của tỉnh được nâng cao.

Hơn nữa, với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện này, thì việc nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH phải là nhiệm vụ của toàn thể người dân trong tỉnh.

4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bình Phƣớc trong thời gian tới

4.2.1. Ổn định quy mô dân số và chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực cho người dân

Quy mô dân số, hoàn cảnh kinh tế có liên quan mật thiết đến việc tổ chức chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và do đó có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng, chất lượng NNL.

Như ở phần đầu đã phân tích, nói đến chất lượng NNL là nói đến thể lực, trí lực, phong cách làm việc của người lao động. Đây là yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như quá trình CNH, HĐH đất nước. Thể lực của NNL là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện tất yếu để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, để biến tri thức thành sức mạmh vật chất. Sẽ không có một trí tuệ minh mẫn, dẻo dai

76

trong một cơ thể ốm yếu, bệnh hoạn mà chỉ có thể có trong một cơ thể cường tráng, tràn trề sinh lực. Thể lực của NNL được biểu hiện ở: chiều cao, trọng lượng, tuổi thọ…được hình thành, duy trì, phát triển bởi chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc sức khoẻ, nòi giống…, nó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, phân phối thu nhập, quy mô tốc độ tăng dân số và chính sách xã hội ở mỗi quốc gia. Để chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của người dân, không ngừng nâng cao thể lực của họ, trong điều kiện nền kinh tế còn hạn chế thì trước mắt cũng như lâu dài, cần phải ổn định quy mô dân số. Tỉnh Bình Phước cần thực hiện tốt chương trình quốc gia về kế hoạch hóa dân số, gia đình và trẻ em. Tập trung chỉ đạo và tổ chức tốt việc thực hiện phong trào toàn dân chăm sóc, phát triển và bảo vệ sức khỏe, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần trong nhân dân.

Đảm bảo an toàn dinh dưỡng, sao cho mọi người, mọi gia đình, mọi dân tộc ở mọi vùng đều phải được ăn uống đầy đủ về số lượng, vệ sinh để có sức khoẻ tốt, thể lực và trí lực phát triển, góp phần cải tạo nòi giống và xây dựng đời sống hạnh phúc gia đình. Muốn vậy Tỉnh phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em. Đảm bảo an ninh lương thực ở mức 500kg/người/năm (theo FAO); đảm bảo cơ cấu bữa ăn hợp lý, giảm chất bột gạo, bắp, tăng chất lượng thực phẩm thịt, trứng, cá rau quả để đạt năng lượng 2.700 kcalo/người/ngày. Tỉnh cần xây dựng và thực hiện tốt chương trình về an toàn dinh dưỡng.

Khuyến khích toàn dân tham gia bảo hiểm y tế. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, chú trọng công tác dự phòng về y tế và thúc đẩy phong trào thể dục thể thao nâng cao sức khỏe của cộng đồng. Mở rộng các dịch phục vụ chăm sóc sức khỏe lứa tuổi thanh thiếu niên, nhất là lứa tuổi bước vào tuổi lao động. Sớm xây dựng các công trình, các cơ sở hoạt động thể dục thể thao và vui chơi giải trí lành mạnh cho nhân dân để nâng cao thể

77

lực và bảo vệ sức khỏe. Coi trọng đầu tư xây dựng các công trình văn hoá, truyền thanh, truyền hình và các cơ sở văn hoá, thể thao phục vụ các lễ hội phát huy truyền thống văn hoá và bản sắc dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn hoá vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc, tăng cường thiết chế cơ sở ở các thôn, buôn làng thông qua việc thực hiện cơ chế dân chủ. Phấn đấu xây dựng Bình Phước thành một tỉnh phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị - xã hội, phong phú về văn hoá tinh thần làm tiền đề vững chắc cho CNH, HĐH ở Tỉnh

4.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo

Xuất phát từ chỗ, mặt bằng dân trí, chất lượng NNL của tỉnh Bình Phước còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước và cũng như các tỉnh trong vùng, cho nên trước hết Tỉnh cần khẩn trương phát triển hệ thống giáo dục phổ thông để nhanh chóng nâng cao trình độ dân trí đồng thời với phát triển hệ thống giáo dục chuyên nghiệp để đào tạo NNL. Cả hai hệ thống giáo dục này ở Bình Phước hiện nay cần phải được tăng cường đầu tư nhiều hơn nữa rất thiếu và yếu.

Nâng cao trình độ dân trí là nền tảng vững chắc cho đào tạo NNL, muốn vậy phải phát triển hệ thống giáo dục toàn diện, thống nhất từ giáo dục mầm non đến giáo dục chuyên nghiệp.

- Đối với giáo dục mầm non: phấn đấu tất cả các xã đều có hệ thống giáo dục mầm non, tạo nền kiến thức cho các cháu bước vào tiểu học và để nâng cao tỷ lệ trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi (3-5 tuổi) và tỷ lệ trẻ em mẫu giáo lớn (5 tuổi) được tới lớp. Đảm bảo cho trẻ em được phát triển toàn diện, lành mạnh cả về sức khoẻ, trí tuệ, thể chất và tình cảm. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với giáo viên mầm non ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Đối với giáo dục phổ thông: Duy trì phổ cập tiểu học, trung học cơ sở và chống tái mù chữ trên toàn Tỉnh. Đổi mới nội dung chương trình, cải tiến

78

phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các bậc học. Ưu tiên phổ cập giáo dục, tập trung phát triển giáo dục ở những vùng khó khăn, gắn chương trình phát triển giáo dục với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Vừa xây dựng, vừa củng cố, hoàn thiện mạng lưới trường phổ thông dân tộc nội trú, xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển các trường, lớp bán trú dân nuôi ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

- Đối với giáo dục chuyên nghiệp: Nghiên cứu xây dựng trường Đại học Bình Phước trước năm 2020. Đây là trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao; trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Bình Phước. Xây mới trường cao đẳng cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của địa phương và nhu cầu học tập của nhân dân.

Hoàn thiện mạng lưới các trường cao đẳng trên địa bàn Tỉnh, đáp ứng nhu cầu nhân lực về quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp lợi thế của Tỉnh về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, … Khuyến khích các doanh

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh bình phước (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)