Vai trò của Đảng bộ, chính quyền địa phương tỉnh Bình Phước về nâng cao

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh bình phước (Trang 49)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.4. Vai trò của Đảng bộ, chính quyền địa phương tỉnh Bình Phước về nâng cao

về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đạt được những thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, cũng như những thành tựu trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH là nhờ trong từng giai đoạn, Tỉnh ủy Bình Phước đều quan tâm đến phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực – đây là yếu tố đóng vai trò quyết định đến sự thành công của quá trình CNH, HĐH của tỉnh. Quan điểm này được thông

41

qua nghị quyết tại các kỳ đại hội và cũng ban hành các chương trình đột phá về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút, phát triển nguồn nhân lực. Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2005 -2010, thì một trong 06 bài học kinh nghiệm rút ra trong nhiệm kỳ 2001- 2005 của Đảng bộ tỉnh Bình Phước là “Quan tâm chăm lo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ chiến lược, là trọng tâm thường xuyên (bao gồm chăm lo ngày càng tốt hơn về chăm sóc sức khỏe, việc học hành, chính sách đào tạo, chính sách thu hút phát triển nguồn nhân lực)” [7,tr 44]. Cũng trong Văn kiện này, 10 chính sách và giải pháp mũi nhọn thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển trong nhiệm kỳ 2005 – 2010 là “Xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục dài hạn để chủ động nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất, thí nghiệm thực hành, đào tạo đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng dạy và học; đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài; chuẩn bị nguồn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ, có tri thức;…” [7,tr 69]; và là một trong năm Chương trình đột phát trong nhiệm kỳ 2005 -2010 là “chương trình đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực” [7,tr 123].

Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 – 2015, tiếp tục đưa “chương trình đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực” là một trong 03 chương trình đột phá trong nhiệm kỳ [8,tr 86] và Tỉnh ủy ban hành công văn số 12-CTr/TU, ngày 02/8/2011 để chỉ đạo thực hiện Chương trình đột phá về “Đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực” theo Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ IX.

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước đã cụ thể hóa các chương trình đột phá về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thông qua Quyết định số 2907/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 về “Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 – 2020”, trong đó xác định: Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm

42

nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nhóm ngành có giá trị gia tăng thấp sang nhóm ngành có giá trị gia tăng cao, nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập của người lao động, cán bộ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội và quản lý môi trường phát triển bền vững.

Song song với đó, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 của Ủy ban nhân tỉnh “Quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thu hút và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh”. Quyết định này thay thế Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 21/12/2005 của UBND tỉnh về chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực, nhằm ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, còn khuyến kích người lao động tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu phát triển thực tế của tỉnh và thu hút lao động chất lượng cao về làm việc tại tỉnh.

Ngoài ra, Ủy ban nhân tỉnh còn ban hành Quyết định số 138/QĐ- UBND ngày 15/01/2010 về “Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” nhằm mục đích mở rộng và nâng cao hệ thống giáo dục đào tạo của tỉnh để phục vụ phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh bình phước (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)