Những hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh bình phước (Trang 72)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Những hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bình Phước

Bên cạnh những mặt nổi bật trên, chất lượng NNL của tỉnh Bình Phước còn tồn tại một số hạn chế nhất định sau:

- Lao động có trình độ học vấn còn thấp. Tỷ lệ lao động có trình độ học vấn mặc dù đã tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước về số lượng và chất lượng, nhưng không đồng đều giữa các vùng trong địa phương, nhất là những xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên giới, những xã có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống thì trình độ học vấn thấp hơn nhiều so với những xã khác trong tỉnh; và đáng quan tâm hơn là vẫn còn thấp so với mặt bằng

64

chung của cả nước, và thấp hơn nhiều so với các tình trong vùng. Nếu năm 2013 Bình Phước có tỷ lệ lao động có trình độ học vấn đạt 93,3%, thỉ tỷ lệ này của cả nước là 94,8% và của vùng Đông Nam Bộ là 97,1% [45]. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt trình độ học vấn trong một bộ phận lớn NNL của tỉnh làm cho việc tiếp thu khoa học – kỹ thuật và công nghệ, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp bị hạn chế.

- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng hoặc chứng chỉ còn thấp.

Mặc dù hàng năm, tỷ lệ lao động có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật ở Bình Phước đều tăng, với tốc độ tương đối nhanh (tốc độ lao động qua đào tạo tăng trung bình trong cả giai đoạn 2009 – 2013 là 9,9%), do đó, năm 2013 số lao động đã qua đào tạo là 193.128 người và chiếm 34,7% trong tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên (gần đạt chỉ tiêu mà nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra là 35% lao động qua đào tạo vào năm 2013). Nhưng trong đó, số lao động có bằng hoặc chứng chỉ còn ở mức thấp, hiện chỉ có 16,7% trong tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên; và chiếm 47,2% so với lao động đã qua đào tạo. Điều đó cho thấy số lượng lao động có trình độ kiến thức nền tảng cơ bản để tiếp thu, chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn khiêm tốn, và tất yếu sẽ làm cản trở quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

- Lao động được đào tạo không cân đối giữa các trình độ, lĩnh vực đào tạo và giữa các khu vực hành chính, thành thị và nông thôn

Trước tiên là sự không cân đối về trình độ của lao động đã được đào tạo thể hiện ở tính bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo giữa công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học. Theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến, sản xuất sẽ phát triển khi có một cơ cấu đội ngũ nhân lực được đào tạo hợp lý và có trình độ chuyên môn kỹ thuật tương ứng là 1 cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp cao đẳng, đại học cần có 4 cán bộ tốt nghiệp THCN và 10 CNKT, trong khi đó, tổng hợp từ

65

số liệu thống kê lao động – việc làm ở tỉnh Bình Phước năm 2013, cơ cấu này là: 1-0,84-1,33. Trong khi số lượng sinh viên đại học đang ngày một tăng nhanh để có thể đáp ứng và bắt kịp được với sự tiến bộ về tri thức của nhân loại thì số CNKT có tăng nhưng với tốc độ chậm chạp. Đây là một nghịch lý rất bất lợi cho quá trình phát triển của tỉnh hiện nay.

Thứ hai, sự không cấn đối giữa các lĩnh vực đào tạo thể hiện ở lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm tỷ lệ trong các lĩnh vực đào tạo với cơ cấu như sau: kinh tế - xã hội là 67,9%; khoa học tự nhiên là 44,2%; kỹ thuật và công nghệ là 21,9%; nông, lâm thủy sản, thú y là 5,4%; và y tế môi trường và các dịch vụ khác là 14%. Rõ ràng với cơ cấu như vậy là bất hợp lý. Với một nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp (nông, lâm, thủy sản chiếm 37,37% trong nền kinh tế của tỉnh vào năm 2013) mà chỉ có 5,4% lao động có trình độ đại học được đào tạo để phục vụ nông nghiệp thì chưa thể đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn của tỉnh.

Thứ ba, lao động đã qua đào tạo còn mất cân đối lớn giữa nông thôn và thành thị, giữa các huyện thị trong tỉnh. Nếu ở thành thị, lao động CMKT chiếm 21,8% tổng số lao động làm việc ở thành thị, thì ở nông thôn con số này là 6,8%. So sánh các đơn vị hành chính, Thị xã Bình Long và thị xã Đồng Xoài có số lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất tỉnh (26,3% và 16,4%); còn huyện Bù Đốp và Bù Gia Mập là 02 huyện có tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật trong LLLĐ đang làm việc thấp nhất (8,1% và 10,7%). Sự mất cân đối này tạo nên hiện tượng thừa thiếu lao động CMKT giả tạo giữa các địa phương.

Thứ tư, NNL có chất lượng cao còn ít, còn thiếu nhiều chuyên gia đầu ngành, cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, có khả năng hoạch định chính sách.

66

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh bình phước (Trang 72)