6. Kết cấu của luận văn
1.2.5. Mối quan hệ giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa với chất lượng nguồn nhân
lượng nguồn nhân lực
Thực chất của mối quan hệ giữa CNH, HĐH với chất lượng NNL là mối quan hệ cung và cầu sức lao động đã qua đào tạo trên thị trường sức lao động trong tiến trình CNH, HĐH. Như đã biết CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế xã hội; từ chỗ sử dụng lao động dựa trên lao động thủ công là chủ yếu sang sử dụng lao động một cách phổ biến gắn với phương tiện kỹ thuật và phương pháp công nghệ tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội.
CNH, HĐH được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mối quan hệ giữa CNH, HĐH với chất lượng NNL thể hiện ở một số mặt chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, sự hình thành và phát triển NNL qua đào tạo có tác động cung cấp NNL có chất lượng và theo đó thúc đẩy CNH, HĐH phát triển trên nhiều phương diện như:
- Nâng cao nhịp độ và chất lượng phát triển CNH, HĐH đất nước. - Góp phần thực hiện có hiệu quả mô hình công nghiệp hóa rút ngắn hiện đại mà đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra nhằm thu hẹp khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới. Muốn vậy phải tạo ra NNL có chất lượng.
30
- Góp phần tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật cho sự phát triển nhanh, hiệu quả mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa và hội nhập quốc tế.
- Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.
Thứ hai, quá trình CNH, HĐH được đẩy mạnh và phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, có vai trò tác động tạo cơ hội, điều kiện thúc đẩy phát triển chất lượng NNL trên các khía cạnh sau:
- Tạo khả năng thu hút nguồn lao động có chất lượng ngày càng nhiều trên thị trường sức lao động.
- Thúc đẩy ngành giáo dục – đào tạo phát triển nhanh chóng theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, có như vậy mới tạo ra NNL có chất lượng và đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH, HĐH.
- Góp phần tăng thu nhập cho người lao động và dân cư từ đó tạo điều kiện thúc đẩy người dân nâng cao dân trí, thể lực và trí lực. Đến lượt nó sự nâng cao dân trí, thể lực và trí lực lại làm cho NNL được phát triển nhanh chóng về chất lượng.
- Trên cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế, CNH, HĐN góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, từ đó sẽ góp phần tăng chi cho đầu tư phát triển giáo dục phổ thông, phát triển đào tạo trung học nghề, cho đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học, cho phát triển y tế, thể dục thể thao đối với người lao động.
31
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng
2.1.1. Phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử
Đây là phương pháp luận đặc trưng trong các công trình nghiên cứu khoa học đặc biệt là khoa học xã hội, làm cơ sở trong nghiên cứu của toàn bộ luận văn. Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu thực trạng và đưa ra các nhóm giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu trong quá trình CNH, HĐH tỉnh Bình Phước. Muốn vậy phải có những đánh giá trung thực, khách quan về ưu điểm và hạn chế chất lượng NNL. Để có được kết quả nghiên cứu khách quan, toàn bộ luận văn đã tuân thủ yêu cầu của phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Vì vậy, các số liệu sử dụng trong luận văn gắn liền với logic lịch sử và được đánh giá trên cơ sở duy vật biện chứng.
2.1.2. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học gắn liền với phương pháp
lịch sử - logic
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học kinh tế chính trị. Phương pháp trừu tượng hoá khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong những quá trình và những hiện tượng được nghiên cứu, tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn định trong những hiện tượng và quá trình đó, trên cơ sở ấy nắm được bản chất của các hiện tượng, từ bản chất cấp một tiến đến bản chất ở trình độ sâu hơn, hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn phát hiện nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đôi khi chưa phản ảnh đúng bản chất của vấn đề nghiên cứu. Do đó, phải sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để giữ lại những yếu tố
32
bản chất trong chất lượng nguồn nhân lực, từ đó thấy được những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng NNL.
Phương pháp trừu tượng hoá khoa học cũng đòi hỏi gắn liền với phương pháp kết hợp lôgíc với lịch sử nhằm khảo sát và hệ thống hóa những vấn đề liên quan tới chất lượng NNL trong cả một giai đoạn dài, từ năm 2005 đến năm 2013.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này dựa trên những nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp được thu thập từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng những cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu. Để thực hiện nhiệm vụ làm rõ cơ sở lý luận của luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu, phân tích tổng hợp những tài liệu lý luận có liên quan đến nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực. Trên cơ sở khái quát hóa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Bình Phước.
2.1.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính, bản chất của từng yếu tố đó và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Trong luận văn tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích để phân tích các số liệu có liên quan đến luận văn như: phân tích số liệu về số lượng NNL, cơ cấu NNL và các số liệu phản ánh thực trạng chất lượng NNL (số lao động có trình độ học vấn, có trình độ CMKT, …) … Dựa trên những phân tích về số liệu qua các năm từ năm 2005 đến năm 2013 giúp tác giả đưa ra những nhận định, đánh giá, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng NNL trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Bình Phước.
33
2.1.5. Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý thông tin
Để có cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực, luận văn đã tiến hành thu thập những thông tin liên quan tới nhiệm vụ của đề tài. Những số liệu luận văn thu thập được chủ yếu là số liệu thứ cấp như niêm giám thống kê, các báo cáo, các công trình nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực. Từ đó đưa ra những bảng số liệu về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, số lao động đã qua đào tạo … của nguồn nhân lực – những yếu tố quyết định quan trọng tới chất lượng nguồn nhân lực.
2.1.6. Phương pháp phân tích định tính
Sau khi đã thu thập được nguồn dữ liệu đáng tin cậy, luận văn sử dụng phương pháp phân tích định tính để đưa ra các nhận xét, đánh giá, làm rõ về những khía cạnh thuộc về chất lượng nguồn nhân lực như: phẩm chất đạo đức, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp,…
2.1.7. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong nghiên cứu khoa học. Phương pháp này có thể cho biết những biến động của các chỉ tiêu, qua đó có thể giúp đưa ra những đánh giá, nhận định. Đề tài đã sử dụng phương pháp so sánh để so sánh số liệu qua các năm, tăng giảm về giá trị tương đối, giá trị tuyệt đối: so sánh tỷ lệ lao động qua các năm để thấy được sự biến động qua các năm như thế nào; so sánh các chỉ tiêu về lao động có trình độ học vấn, trình độ CMKT, lao động qua đào tạo theo nhóm tuổi, ngành, địa phương… để đưa ra những nhận xét, đánh giá đúng thực trạng về chất lượng NNL trên địa bàn. Từ đó đưa ra những giải pháp, phương hướng nhằm nâng cao chất lượng NNL cho tỉnh Bình Phước trong quá trình CNH, HĐH.
2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu
Việc lựa chọn thời gian và địa điểm nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn tới toàn bộ kết quả của luận văn. Luận văn được nghiên cứu tại tỉnh Bình Phước.
34
Về mặt thời gian, luận văn nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Bình Phước trong giai đoạn 2005-2013.
2.3. Các công cụ đƣợc sử dụng
Nguồn dự liệu sẽ được sử dụng: Dự liệu của Văn phòng Tỉnh ủy Bình Phước, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục-Đào tạo, Cục Thống kê của tỉnh Bình Phước, … Bên cạnh những dự liệu này, nguồn thông tin từ internet cũng được khai thác chọn lọc để đưa ra những số liệu cập nhật và chính xác nhất.
Sau khi thu thập các thông tin từ các nguồn, để đưa ra được kết quả thông qua các thời kỳ đồng thời có sự so sánh cần sử dụng công cụ Microsoft Excel để sắp xếp các số liệu và đưa ra bảng số liệu thể hiện qua các thời điểm. Ngoài ra còn cần phải sử dụng các công thức tính toán để tính tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc cao, bậc trung và bậc sơ cấp....
35
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH BÌNH
PHƢỚC GIAI ĐOẠN 2005 – 2013 3.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Bình Phƣớc 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Bình Phước được thành lập theo Nghị quyết kỳ họp lần thứ 10, Quốc hội khóa IX trên cơ sở 5 huyện trung du miền núi phía Bắc của tỉnh Sông Bé cũ và đi vào hoạt động từ 01/01/1997. Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, đến nay tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện và thị xã bao gồm: thị xã Đồng Xoài, Bình Long, Phước Long, các huyện Đồng Phú, Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Đăng, Hớn Quản và Chơn Thành với 92 xã, 14 phường, 05 thị trấn, trong đó có 03 huyện, 15 xã biên giới.
Bình Phước là một tỉnh miền núi ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và phía Bắc tỉnh Đắk Lắk và vương quốc Campuchia. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.871,54 km2, có dân số toàn tỉnh là 921.832 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm 58,52%, mật độ dân số 134 người/km2; có 41 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 20%, chủ yếu là dân tộc S'Tiêng.
Bình Phước có điều kiện tự nhiên, khí hậu, đặc biệt là đất có chất lượng cao chiếm tới 61% diện tích, rất phù hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị cao như cao su, điều, cà phê, tiêu và một số cây trồng hàng năm như bắp, mì, đậu đỗ. Đây là yếu tố cơ bản nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú để phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu. Có nguồn tài nguyên khoáng sản, trong đó đáng lưu ý là mỏ đá vôi cung cấp nguyên liệu cho sản xuất xi măng,
36
cao lanh, đá xây dựng, sét, gạch ngói… đảm bảo cho nhu cầu phát triển trong tỉnh. Tỉnh cũng có tiềm năng lớn về rừng và đất rừng có thể phát triển và khai thác có hiệu quả tiềm năng này. Song song với đó, cơ sở hạ tầng cũng được đầu tư và không ngừng mở rộng, những trục đường giao thông mang tính huyết mạch là quốc lộ 13 và quốc lộ 14, tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh khai thác tiềm năng, thông thương phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, xã hội với các tỉnh trong vùng và nước láng giềng.
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có nhiều khởi sắc với những dấu ấn đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2005-2013 bình quân tăng 14,3%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, khu vực phi nông nghiệp đóng góp hơn 50% GDP; thu nhập bình quân đầu người tình đến năm 2013 đạt trên 41 triệu đồng, cao gấp 5,5 lần năm 2005. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2005-2013 đạt 53.200 tỷ đồng, gấp 5 lần so với giai đoạn trước. Trong 2013, thu ngân sách toàn tỉnh đạt 3.660,68 tỷ đồng, đáp ứng gần 60% tổng chi ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, công tác đầu tư và xây dựng cơ bản cũng được chú trọng, nhờ đó kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đời sống nhân dân ổn định và nhiều mặt được cải thiện, công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách được quan tâm,… Những thành tựu kinh tế - xã hội đạt được trong thời gian qua là một trong những yếu tố cơ bản, có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.
3.1.3. Khái quát quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Phước Bình Phước
Ðầu năm 1997, tỉnh Bình Phước được tái lập. Thời điểm đó, Bình Phước là một trong những tỉnh nghèo cả nước; đời sống nhân dân trong tỉnh
37
gặp nhiều khó khăn. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt ở mức thấp là 1496,1 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2,62 triệu đồng/năm. Cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu; đội ngũ cán bộ vừa thiếu, vừa yếu. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp chiếm hơn 70%, công nghiệp và dịch vụ quá nhỏ bé. Kết cấu hạ tầng thấp kém, chưa đồng bộ; di dân tự do ngày càng đông, đồng bào dân tộc ít người chiếm khoảng 20% với trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 20%.
Đứng trước nhiều khó khăn thử thách, nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trong từng giai đoạn đã đánh giá sát tình hình thực tế, khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, phát huy tối đa sự đồng tình của nhân dân và toàn Đảng bộ để tập trung thực hiện quá trình CNH, HĐH của tỉnh nhà theo đúng tinh thần nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đề ra.
Trải qua hơn 15 năm (1997 -2013), thực hiện quá trình CNH, HĐH, kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ tăng trưởng cao (bình quân tăng 12,33%/năm), chính quá trình này đã làm thay đổi rõ rệt bộ mặt kinh tế xã hội của tỉnh. Tính đến năm 2013, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) theo giá thực tế đạt 38.512,6 tỷ đồng, tăng gấp 25,6 lần so với năm 1997. Như vậy, trong giai đoạn này, Bình Phước là tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá cao so với mặt bằng chung của cả nước (6,7%/năm).
Xét trong giai đoạn (2010 – 2013), giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh, bình quân mỗi năm tăng 8,9%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng