Những nội dung của chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh bình phước (Trang 28)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Những nội dung của chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại… Điều đó đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có chất lượng, tức là nguồn nhân lực được đầu tư phát triển, tạo lập kỹ năng, kiến thức, tay nghề, có năng lực sáng tạo. Vì vậy việc phát triển NNL cho CNH, HĐH phải đảm bảo các yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu NNL, trong

20

đó chất lượng NNL là yếu tố quyết định. Mà khi nói đến chất lượng NNL là nói đến thể lực, trí lực, phẩm chất đạo đức và tinh thần làm việc của người lao động.

1.2.3.1. Nội dung về thể lực của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thể lực của NNL, đó là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện tất yếu để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, để biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Sẽ không có một trí tuệ minh mẫn, dẻo dai trong một cơ thể ốm yếu, mà chỉ có thể có trong một cơ thể cường tráng, tràn trề sinh lực. Thể lực của NNL được biểu hiện ở: chiều cao, trọng lượng, tuổi thọ…được hình thành, duy trì, phát triển bởi chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc sức khoẻ, nòi giống…, nó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, phân phối thu nhập và chính sách xã hội ở mỗi quốc gia.

Bên cạnh đó, thể lực còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tinh thần, sự rèn luyện của mỗi người và mọi người công dân. Như vậy chất lượng NNL được duy trì, phát triển bằng vật chất, tinh thần, tư tưởng, thái độ của chính con người, trong đó nhu cầu vật chất phải được đảm bảo ở mức độ cần thiết để bù đắp sự hao phí năng lượng của cơ thể con người.

Thể lực tốt thể hiện ở sự nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ dẻo dai của sức mạnh cơ bắp trong công việc. Thể lực còn là điều kiện quan trọng để phát triển trí lực. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội càng phát triển càng đòi hỏi cao ở thể lực, bởi nếu không có thể lực và tinh thần tốt sẽ khó có thể chịu được sức ép căng thẳng của công việc, của nhịp độ cuộc sống trong thế giới hiện đại, cũng không thể tìm tòi, sáng tạo ra những tri thức mới và vật hóa được các tri thức đó thành sản phẩm có ích. Nâng cao sức khoẻ thể lực cho người lao động để tăng chất lượng NNL là yêu cầu rất quan trọng trong quá trình CNH, HĐH.

21

1.2.3.2. Nội dung về trí lực của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Từ sự phân tích về chất lượng NNL, ta thấy trí lực của nguồn nhân lực là nội dung quan trọng nhất biểu hiện chất lượng NNL. Trí lực NNL được biểu hiện ở trình độ học vấn, trình độ CMKT, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động.

- Trình độ học vấn: là nội dung đầu tiên biểu hiện trí lực của NNL, bởi lẽ nó thể hiện sự hiểu biết của người lao động về những kiến thức tự nhiên, xã hội phổ thông. Trình độ học vấn được cung cấp thông qua hệ thống giáo dục đào tạo chính quy, không chính quy, quá trình tự học suốt đời của người lao động. Tuy nhiên, để hiểu rõ trình độ học vấn của NNL, tức là của lực lượng lao động xã hội ta phải đặt nó vào môi trường chung của xã hội, vào toàn bộ dân cư, nguồn bổ sung cho NNL những người lao động mới và tiếp thu những người lao động đã hết khả năng lao động để xem xét. Nói đến trình độ học vấn của dân cư, tức là nói đến trình độ dân trí của quốc gia. Thông qua trình độ học vấn được thể hiện qua các chỉ số như: số lượng người biết chữ và mù chữ; tỷ lệ đi học chung theo các cấp học, tỷ lệ đi học đúng tuổi... những tiêu chí này của dân cư mỗi nước phản ánh gần chính xác trình độ học vấn của NNL của nước đó.

Trình độ dân trí của dân cư phản ánh trình độ học vấn của lực lượng lao động, là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh gia chất lượng NNL, bởi lẽ trình độ học vấn cao tạo ra những điều kiện và khả năng để tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất kinh doanh và sáng tạo ra những sản phẩm mới góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, ở phần lớn các quốc gia dân cư có trình độ học vấn cao, thì nền kinh tế xã hội phát triển nhanh. Tuy nhiên, cũng có những nước dân cư có trình độ học vấn cao, nhưng chưa tận dụng hết được tiềm năng này, nên tốc độ phát triển cũng như năng suất lao động của họ chưa

22

cao, đó là cơ chế quản lý, khai thác và sử dụng NNL- bộ phận hoạt động dân cư của họ chưa được tốt.

- Trình độ chuyên môn – kỹ thuật: Trình độ chuyên môn của người lao động là kiến thức, sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn nào đó, như đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn có được nhờ đào tạo ở các trường trung học chuyên ngành, cao đẳng, đại học và sau đại học. Thông thường trình độ chuyên môn của lực lượng lao động ở một công ty, một tổ chức, một địa phương hay một quốc gia thể hiện qua những con số cụ thể, ví dụ như: tỷ lệ cán bộ trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học ... trong toàn bộ lực lượng lao động của các cơ sở đó.

Trình độ kỹ thuật của người lao động thường dùng để chỉ những người được đào tạo ở trường kỹ thuật, được trang bị kỹ năng thực hành về công việc nào đó và được thể hiện thông qua các chỉ tiêu so sánh như: số lao động được đào tạo và lao động phổ thông, số người có bằng kỹ thuật và không có bằng kỹ thuật, trình độ tay nghề theo bậc thợ.

Thông thường trình độ chuyên môn và trình độ kỹ thuật luôn kết hợp chặt chặt chẽ với nhau qua thông số so sánh về trình độ CMKT; Thứ nhất, là tỷ lệ lao động được đào tạo so với lực lượng lao động đang làm việc. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khái quát về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động quốc gia, các vùng lãnh thổ, các công ty ... Thứ hai, là trình độ CMKT được thể hiện thông qua tỷ lệ lao động được đào tạo theo cấp bậc so với tổng số lao động đang làm việc của cả nước, từng vùng, từng ngành. Thứ ba, là tỷ lệ các loại trình độ lao động đã qua đào tạo theo cơ cấu CNKT/THCN/cao đẳng, đại học của đội ngũ lao động, qua đó thấy được cơ cấu này có phù hợp với yêu cầu nhân lực của sản xuất xã hội hay không, trên cơ sở đó có kế hoạch điều chỉnh nhu cầu đào tạo tổng thể của các nước.

23

Trình độ CMKT của NNL còn được thể hiện ở khía cạnh khai thác và sử dụng lực lượng này qua tỷ lệ lao động được đào tạo có việc làm và bị thất nghiệp so với tổng số lao động được đào tạo. Các thông số đó cho thấy hiệu quả của việc khai thác và sử dụng NNL đã qua đào tạo.

Ngoài ra, trí lực của NNL còn biểu hiện ở kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của người lao động, chúng phụ thuộc trước hết vào khả năng của mỗi người, sự say mê nghề nghiệp, ý thức rèn luyện kỹ năng. Thực tế cho thấy, không phải bỗng dưng mà người lao động có được kỹ năng, kỹ xảo, mà phải được đào tạo cơ bản, kỹ càng về lý thuyết cũng như thực hành và có thời gian để tích lũy kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn. Mặt này được thể hiện qua thông số năng lực hoạt động chuyên môn của người lao động.

Mặt khác, trí lực còn được biểu hiện ở óc sáng tạo, tính linh hoạt, nhanh nhẹn, sắc bén trong phát hiện thông tin mới và khả năng tích ứng nhanh để học tập, áp dụng, làm chủ các phương tiện khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại cũng như năng lực hoạch định và vận dụng đường lối chính sách, năng lực lựa chọn các giải pháp kinh tế và thực hiện phát triển kinh tế. Chỉ tiêu này rất quan trọng trong quá trình CNH, HĐH rút ngắn. Chính vì lẽ đó mà trí tuệ của NNL đã được khẳng định là “yếu tố quan trọng nhất”, do đó nói đến nâng cao chất lượng NNL, trước hết là nâng cao trình độ trí tuệ của NNL.

1.2.3.3. Nội dung về tâm lực (phẩm chất đạo đức, kỷ luật công việc) của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chất lượng NNL còn được thể hiện qua những yếu tố vô hình không thể định lượng được bằng con số cụ thể như: phẩm chất đạo đức, văn hóa, truyền thống dân tộc, nhưng lại là những yếu tố rất quan trọng quy định bản tính của NNL và đóng vai trò quyết định sự phát triển bền vững của quốc gia. Người ta cho rằng, bước tiến thần kỳ của Nhật Bản trong phát triển kinh tế

24

chính là việc biết kết hợp hài hòa kỹ thuật tiên tiến của Phương Tây với những nét truyền thống đạo đức, văn hóa của dân tộc.

Trong điều kiện của sản xuất công nghiệp đòi hỏi người lao động phải có hàng loạt sản phẩm cần thiết như: có ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác trong lao động, biết tiết kiệm, có tinh thần trách nhiệm trong việc bảo quản thiết bị máy móc, phương tiện sản xuất, có tinh thần hợp tác, tác phong làm việc khẩn trương, chính xác, có lương tâm nghề nghiệp... tất cả những phẩm chất đó nằm trong phạm trù đạo đức của con người.

Trong giai đoạn gần đầy, khi đề cập đến nguồn nhân lực người ta thường nhấn mạnh đến các phẩm chất văn hóa, đạo đức và truyền thống kinh doanh... như một nhân tố cấu thành khả năng đặc thù của NNL của một quốc gia. Vì vậy, việc giáo dục truyền thống văn hóa trong sản xuất kinh doanh cũng được coi một trong là những nội dung cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh bình phước (Trang 28)