Khái quát về số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh bình phước (Trang 51)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Khái quát về số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực tỉnh Bình Phước

3.2.1.1. Số lượng nguồn nhân lực

Một nền kinh tế muốn tăng trưởng và phát triển nhanh, bền vững thì cần dựa vào rất nhiều yếu tố, một trong những yếu tố đó là phát triển và nâng

43

cao chất lượng nguồn nhân lực. Quá trình phát triển nguồn nhân lực con người là quá trình biến đổi cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế. Trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, thì càng phải nhận thức rõ vai trò của NNL, nhất là NNL có chất lượng cao vốn là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chiến lược phát triển NNL thường phải bắt đầu từ công tác dân số. Quy mô và chất lượng dân số vừa phản ánh tiềm năng, sức mạnh về NNL, vừa là tiêu chí để xác định chỉ tiêu phát triển của địa phương (phản ảnh qua bảng 3.1; bảng 3.2)

Bảng 3.1: Dân số trung bình theo giới tính và theo thành thị, nông thôn Đơn vị tính:Người

Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2005 814.330 413.835 400.495 123.749 690.581 2009 874.953 444.271 430.682 146.843 728.110 2010 888.210 450.866 442.487 149.994 743.359 2011 901.568 455.021 446.547 151.464 750.104 2012 911.244 459.913 451.331 153.181 758.063 2013 921.832 465.765 456.567 155.054 766.778

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2005-2013.

Bảng 3.2:Chỉ số phát triển dân số

Đơn vị tính: %

Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2005 102,45 102,48 102,43 102,45 102,45 2009 101,98 101,87 102,09 102,83 101,81 2010 101,52 100,90 102,15 101,56 101,51 2011 101,50 101,51 101,50 101,57 101,49 2012 101,07 101,08 101,07 101,13 101,06 2013 101,16 101,16 101,16 101,22 101,15

44

Qua số liệu ta thấy dân số tỉnh Bình Phước tính đến năm 2005 là trên 814 ngàn người đến năm 2013 trên 921 ngàn người. Với tổng số dân hiện tại này, tỉnh Bình Phước có dân số đứng thấp nhất trong vùng miền Đồng Nam Bộ (tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu có dân số 1.052 ngàn người, đứng thứ hai trong vùng), và đứng thứ 44 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố của cả nước. Dân số đô thị có 155.054 người, chiếm 16,82% và nông thôn có 766.778 người, 83,18%% tổng dân số. Trong đó phân theo giới tính, dân số Bình Phước nam chiếm nhiều hơn nữ: với nam là 465.265 người, chiếm 50,47% và nữ là 456.567 người, chiếm 49,53% tổng dân số.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng dân số của tỉnh có xu hướng giảm, từ 2,45% năm 2005 xuống còn 1,52% năm 2010 và 1,16% năm 2013. Tính cả thời kỳ 2005-2013 dân số tăng bình quân là 1,8%/năm. Trong đó dân số tự nhiên tăng 1,34%, còn lại tăng cơ học chỉ có 0,46%/năm. Điều này cho thấy, sự biến động dân số chủ yếu là tăng tự nhiên. Do vậy, cần có chính sách điều tiết tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, đảm bảo tăng trưởng dân số hợp lý hơn, chú trọng đến nâng cao chất lượng bởi dân số là nguồn lực tham gia vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

Với tốc độ tăng dân số trên, kéo theo hàng năm tỉnh có một số lượng lớn người đến tuổi lao động. Nếu như năm 2005, có 441.300 người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm 54,19% tổng dân số, thì đến năm 2013 đã tăng lên 562.200 người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm 60,9% tổng dân số; bình quân mỗi năm tăng khoảng 13 ngàn lao động, tương ứng với tốc độ tăng số lao động từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động là 2,22%/năm (xem bảng 3.3). Tỷ lệ này còn thấp so với các tỉnh khác thuộc vùng Đông Nam Bộ. Để giải thích cho mức tăng này là phải nói đến ngoài việc thanh niên của tỉnh đến tuổi lao động còn có lao động đến từ các địa phương khác. Song cũng có một phần lao động của tỉnh di cư đi nơi khác

45

lao động. Vì vậy tỉnh cần phải có những chính sách khuyến kích và thu hút lao động, đặc biệt là lao động giỏi, lao động có trình độ cao, tay nghề cao ở địa phương và các nơi khác đến làm việc.

Về tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh nhìn chung thấp và có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2005 là 3,5% xuống còn 2,74% vào năm 2013, tức giảm được 0,76% trong 9 năm. Tuy nhiên, với khoảng thời gian dài thì tỷ lệ giảm này vẫn còn thấp, do vậy, tỉnh cần phải đẩy mạnh đầu tư tạo công ăn việc làm mới cho người lao động để giảm nhanh tỷ lệ thất nghiệp trong những năm tới (xem bảng 3.3).

Bảng 3.3:Biến động dân số và lực lượng lao động trên địa bàn

Đơn vị tính: người

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Phước 2005-2013; Tổng cục thống kê.

Năm Chỉ tiêu 2005 2009 2010 2011 2012 2013 1. Dân số 814.330 874.953 888.210 901.568 911.244 921.832 2. Số lao động từ 15 tuổi trở lên 441.300 511.100 523.600 531.700 548.400 562.200 Tốc độ tăng lao động từ 15 tuổi trở lên (%) - - 2,44 1,54 3,14 2,52 Tỷ trọng lao động từ 15

tuổi trở lên so với tổng

dân số (%) 50,51 52,42 58,95 58,96 60,18 60,98 3. Lao động đang làm

việc trong các ngành

kinh tế 378.100 497.900 513.800 519.229 521.097 524.675 4. Tỷ lệ thất nghiệp (%) 3,5 2,58 2,2 2,9 2,28 2,74

46

3.2.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực

Bảng 3.4: Cơ cấu lao động đang làm việc chia theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: %

Ngành

Năm Ngành nông - lâm - thuỷ sản Ngành công nghiệp - xây dựng Ngành dịch vụ

2005 78,89 6,28 14,83 2009 69,77 9,66 20,57 2010 69,58 10,06 20,36 2011 66,38 12,85 20,78 2012 65,5 13,61 20,89 2013 64,4 14,32 21,28

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2005 -2013.

Cơ cấu NNL theo ngành nghề phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế. Trong cơ cấu kinh tế của Bình Phước, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2013 cơ cấu kinh tế như sau: Công nghiệp và xây dựng chiếm 29,7%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 37,37%; dịch vụ chiếm 32,93% [6, tr 57]. Tình hình đó dẫn đến cơ cấu lao động theo ngành nghề như sau: Số lao động trong độ tuổi đang làm việc chia theo các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 13,32%, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 64,4%, ngành thương mại và dịch vụ chiếm 21,28%. Số lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị 82.108 người chiếm 15,65%, khu vực nông thôn 442.567 người chiếm 84,35%. Lao động trong độ tuổi tham gia các loại hình kinh tế 524.675 người, trong đó kinh tế nhà nước 75.589 người chiếm 14,41%; kinh tế ngoài nhà nước 434.680 người chiếm 82,85%; và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 14.406 người chiếm 2,74% [6, tr 32-33].

Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tuy nhiên việc chuyển dịch còn chậm so với tiềm năng của tỉnh, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, tương ứng với đó lực lượng lao động của

47

các ngành này cũng tăng dần qua các năm, nhưng phần lớn lực lượng lao động vẫn còn chiếm cao trong ngành nông nghiệp, trong đó lực lượng lao động ở nông thôn cũng cao hơn rất nhiều so với thành thị. Điều này biểu hiện một nền kinh tế chuyển dịch đúng hướng nhưng công nghiệp vẫn chưa đóng vai trò chủ đạo. Vì vậy một trong những nội dung của CNH, HĐH là phải từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỉ trọng của nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, tăng dần tỉ trọng của công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; thiết lập cơ cấu lao động theo trình độ, theo lĩnh vực kinh tế, theo thành phần kinh tế … một cách hợp lý, giảm dần lao động chân tay, tăng dần lao động kỹ thuật, lao động có trình độ cao. Hiện nay ở Bình Phước lao động phổ thông, chưa được đào tạo còn chiếm tới hơn 65% so với tổng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế[6, tr 34].

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh bình phước (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)