Tình hình chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh bình phước (Trang 70)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Tình hình chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Bình Phước

Theo báo cáo của Tỉnh ủy Bình Phước, tính đến ngày 31/12/2013, toàn tỉnh có 5.145 cán bộ, công chức. Trong đó, có 1.068 cán bộ, công chức thuộc khối đảng, mặt trận, đoàn thể, chiếm 20,7%; và 4077 cán bộ, công chức thuộc khối nhà nước, chiếm 70,3%.

Đội ngũ cán bộ, công chức thuộc khối đảng, mặt trận, đoàn thể cơ bản bảo đảm số lượng, còn mặt chất lượng đạt chuẩn về trình độ đối với cán bộ cấp tỉnh, huyện, nhưng cán bộ cấp xã có trình độ chưa đạt chiếm tương đối.

Đối với chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức khối nhà nước được thể hiện qua ngạch công chức, trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị. Trong tổng số 4077 người, xét theo ngạch công chức: thì có 18 người là chuyên viên cao cấp, 141 người là chuyên viên chính, 1559 người là chuyên viên, còn lại là cán sự trở xuống, ngạch chuyên gia không có trường hợp nào;

xét về trình độ chuyên môn: có 571 người chưa qua đào tạo, chiếm 14%, và có tới 3506 người, chiếm 86% đã qua đào tạo chuyên môn (trong đó: cao đẳng, đại học là 63,7%; trung cấp là 34,1%; và sau đại học chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ có 0,5%); xét về trình độ lý luận chính trị: chỉ có 34,4% qua đào tạo, còn lại chưa qua đạo tạo chiếm tới 65,6%).

Nhìn chung, về số lượng thì cán bộ, công chức các ngành, các cấp cơ bản đủ đáp ứng theo quy định. Tuy nhiên về chất lượng, đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh tuy đã từng bước được chuẩn hóa về trình độ văn hóa, cũng như chuyên môn, nghiệp vụ nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ theo chức danh, ngạch công chức. Đặc biệt, còn chiếm tỷ lệ cao cán bộ, công chức chưa được đào tạo chuyên môn, lý luận chính trị và chủ yếu phần lớn là ở cấp cơ sở.

3.3. Đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực ở tỉnh Bình Phƣớc

3.3.1. Những ưu điểm nổi bật về chất lượng của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bình Phước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bình Phước

62

Trong thời gian qua, mặc dù có nhiều khó khăn do tỉnh mới tái lập, cùng với những diễn biến phức tạp trong nước và trên thế giới, nhưng với sự phấn đấu, nỗ lực của toàn Đảng bộ và chính quyền các cấp, thì tình hình kinh tế của tỉnh không ngừng tăng trưởng theo hướng CNH, HĐH, đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng được cải thiện, nâng cao rõ rệt; bên cạnh đó, tỉnh đề ra nhiều chính sách tập trung phát triển NNL – đây là một trong ba khâu đột phá mà nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra theo đúng tinh thần của Nghị quyết Đại hội khóa XI của Đảng. Nhờ đó, NNL của tỉnh, đặc biệt là chất lượng NNL đã đạt được một số điểm nổi bật sau:

- Có thể nói, trình độ học vấn của nguồn nhân lực của tỉnh Bình Phước ngày càng được nâng cao. Do thực hiện tốt các chương trình phổ cập tiểu học và xóa mù chữ, nên tỷ lệ người không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học ngày càng giảm. Năm 2009, tỷ lệ này là 24,2%, năm 2012 là 21,2% và năm 2013 là 20,9%. Số người tốt nghiệp THCS và THPT không ngừng tăng. Nếu năm 2009, số lao động tốt nghiệp THPT chiếm 17% tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên, thì năm 2013 đã là 17,6%.

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực cũng ngày càng được nâng cao. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2009 là 129.309 người chiếm 25,3% tổng số lao động, đến năm 2013 các chỉ tiêu trên là 193.128 người và 34,7%.

- Trong nhiều năm qua, mặc dù Bình Phước còn nhiều khó khăn, song tỉnh đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển tỉnh nhà trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Tính đến năm 2013, tỉnh có 18.541 lao động có trình độ đại học và trên đại học. Đội ngũ trí thức có trình độ ngày càng tăng. Năm 2013, tỉnh có 22 tiến sỹ và 191 thạc sỹ.

63

- Cùng với số lượng và tỷ lệ lao động có trình độ học vấn, trình độ CMKT ngày càng cao thì số lượng và tỷ lệ lao động không có CMKT ngày càng giảm xuống. Năm 2013, lao động không có trình độ CMKT chỉ còn 65,3%, giảm 9,4 điểm phần trăm so với năm 2009 (74,7%). Điều này tạo điều kiện tốt cho việc áp dụng khoa học công nghệ, áp dụng tri thức mới vào sản xuất, từng bước đưa nền kinh tế phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH.

- Ngoài ra, tỷ lệ lao động có trình độ CMKT nằm trong nhóm tuổi từ 20 – 45 chiếm trên 50%, thêm vào đó thể lực của LLLĐ được cải thiện nhờ thực hiện tốt chương trình chăm sóc sức khỏe cho người dân của chính quyền địa phương trong thời gian qua. Điều này cho thấy một lực lượng lao động trẻ, đang trong giai đoạn thể lực sung mãn, nhân cách hoàn thiện chính mùi, nên sức khỏe đảm bảo tốt và tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật cũng được nâng cao gắn với việc nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và làm việc với năng suất lao động cao - nhân tố này là điều kiện thuận lợi không chỉ cho bản thân người lao động tìm được việc làm nhanh chóng và người tuyển dụng cũng dễ tìm được người lao động như ý muốn. Đồng thời, đây là điều kiện thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư tại tỉnh Bình Phước.

3.3.2. Những hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bình Phước công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bình Phước

Bên cạnh những mặt nổi bật trên, chất lượng NNL của tỉnh Bình Phước còn tồn tại một số hạn chế nhất định sau:

- Lao động có trình độ học vấn còn thấp. Tỷ lệ lao động có trình độ học vấn mặc dù đã tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước về số lượng và chất lượng, nhưng không đồng đều giữa các vùng trong địa phương, nhất là những xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên giới, những xã có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống thì trình độ học vấn thấp hơn nhiều so với những xã khác trong tỉnh; và đáng quan tâm hơn là vẫn còn thấp so với mặt bằng

64

chung của cả nước, và thấp hơn nhiều so với các tình trong vùng. Nếu năm 2013 Bình Phước có tỷ lệ lao động có trình độ học vấn đạt 93,3%, thỉ tỷ lệ này của cả nước là 94,8% và của vùng Đông Nam Bộ là 97,1% [45]. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt trình độ học vấn trong một bộ phận lớn NNL của tỉnh làm cho việc tiếp thu khoa học – kỹ thuật và công nghệ, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp bị hạn chế.

- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng hoặc chứng chỉ còn thấp.

Mặc dù hàng năm, tỷ lệ lao động có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật ở Bình Phước đều tăng, với tốc độ tương đối nhanh (tốc độ lao động qua đào tạo tăng trung bình trong cả giai đoạn 2009 – 2013 là 9,9%), do đó, năm 2013 số lao động đã qua đào tạo là 193.128 người và chiếm 34,7% trong tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên (gần đạt chỉ tiêu mà nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra là 35% lao động qua đào tạo vào năm 2013). Nhưng trong đó, số lao động có bằng hoặc chứng chỉ còn ở mức thấp, hiện chỉ có 16,7% trong tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên; và chiếm 47,2% so với lao động đã qua đào tạo. Điều đó cho thấy số lượng lao động có trình độ kiến thức nền tảng cơ bản để tiếp thu, chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn khiêm tốn, và tất yếu sẽ làm cản trở quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

- Lao động được đào tạo không cân đối giữa các trình độ, lĩnh vực đào tạo và giữa các khu vực hành chính, thành thị và nông thôn

Trước tiên là sự không cân đối về trình độ của lao động đã được đào tạo thể hiện ở tính bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo giữa công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học. Theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến, sản xuất sẽ phát triển khi có một cơ cấu đội ngũ nhân lực được đào tạo hợp lý và có trình độ chuyên môn kỹ thuật tương ứng là 1 cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp cao đẳng, đại học cần có 4 cán bộ tốt nghiệp THCN và 10 CNKT, trong khi đó, tổng hợp từ

65

số liệu thống kê lao động – việc làm ở tỉnh Bình Phước năm 2013, cơ cấu này là: 1-0,84-1,33. Trong khi số lượng sinh viên đại học đang ngày một tăng nhanh để có thể đáp ứng và bắt kịp được với sự tiến bộ về tri thức của nhân loại thì số CNKT có tăng nhưng với tốc độ chậm chạp. Đây là một nghịch lý rất bất lợi cho quá trình phát triển của tỉnh hiện nay.

Thứ hai, sự không cấn đối giữa các lĩnh vực đào tạo thể hiện ở lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm tỷ lệ trong các lĩnh vực đào tạo với cơ cấu như sau: kinh tế - xã hội là 67,9%; khoa học tự nhiên là 44,2%; kỹ thuật và công nghệ là 21,9%; nông, lâm thủy sản, thú y là 5,4%; và y tế môi trường và các dịch vụ khác là 14%. Rõ ràng với cơ cấu như vậy là bất hợp lý. Với một nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp (nông, lâm, thủy sản chiếm 37,37% trong nền kinh tế của tỉnh vào năm 2013) mà chỉ có 5,4% lao động có trình độ đại học được đào tạo để phục vụ nông nghiệp thì chưa thể đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn của tỉnh.

Thứ ba, lao động đã qua đào tạo còn mất cân đối lớn giữa nông thôn và thành thị, giữa các huyện thị trong tỉnh. Nếu ở thành thị, lao động CMKT chiếm 21,8% tổng số lao động làm việc ở thành thị, thì ở nông thôn con số này là 6,8%. So sánh các đơn vị hành chính, Thị xã Bình Long và thị xã Đồng Xoài có số lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất tỉnh (26,3% và 16,4%); còn huyện Bù Đốp và Bù Gia Mập là 02 huyện có tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật trong LLLĐ đang làm việc thấp nhất (8,1% và 10,7%). Sự mất cân đối này tạo nên hiện tượng thừa thiếu lao động CMKT giả tạo giữa các địa phương.

Thứ tư, NNL có chất lượng cao còn ít, còn thiếu nhiều chuyên gia đầu ngành, cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, có khả năng hoạch định chính sách.

66

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trên của chất lượng NNL xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng tập trung chủ yếu vào một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, Bình Phước vẫn còn là một trong những tỉnh còn nhiều khó khăn và đang phát triển ở trình độ thấp. Vì vậy, trình độ công nghệ chưa cao, công nghiệp chưa phát triển, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong các ngành kinh tế, phát triển kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh chưa đều. Đây là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng NNL có trình độ chuyên môn ít về số lượng và kém về chất lượng; tình trạng lao động đã qua đào tạo không cân đối giữa các trình độ, các lĩnh vực đào tạo và các vùng, địa phương. Đây cũng chính là nguyên nhân cơ bản làm nẩy sinh nguyên nhân của những hạn chế về mặt trí lực của NNL Bình Phước.

Thứ hai, hệ thống giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng còn nhiều bất cập về công tác quản lý, về đội ngũ giảng viên, về nội dung và phương pháp đào tạo, về cơ sở vật chất, trang thiết bị, về khả năng thích ứng và đổi mới.

Đối với công tác quản lý giáo dục đã được siết chặt nhưng vẫn còn nhiều bất cập, vừa lúng túng, vừa buông lỏng khiến cho: một là, tình trạng dạy thêm, học thêm vẫn còn diễn ra, mang tính thương mại, vụ lợi chưa được chấn chỉnh, gây ảnh hưởng xấu đến ngành giáo dục và đến chất lượng của những người được đào tạo. Hai là, việc buông lỏng quản lý giáo dục đào tạo, trong đó có buông lỏng quản lý cơ cấu đào tạo, để phát triển tự phát theo nhu cầu của người dân (do còn nặng tâm lý khoa cử, coi nhẹ tính thực nghiệm) chưa gắn với sử dụng và chưa chú ý đến mức công tác đào tạo nghề nên đã gây nên tình trạng mất cân đối về cơ cấu, trình độ đào tạo của đội ngũ lao động có CMKT.

Bên cạnh đó, tình trạng đội ngũ giáo viên cũng là một vấn đề đáng phải quan tâm, đặc biệt là đội ngũ giảng viên ở các trường đào tạo chuyên nghiệp

67

đang hụt hẫng về số lượng và chất lượng. Tổng số giáo viên, giảng viên tham gia giảng dạy, đào tạo các trình độ cao đẳng, trung cấp trên địa bàn là 354 người, tăng gấp đôi so với năm 2005, trong đó giáo viên có trình độ sau đại học chỉ chiếm khoảng 33% nên chất lượng đào tạo khó đảm bảo; và so với mức tăng về quy mô đào tạo hàng năm để đáp ứng mục tiêu về tỷ lệ lao động qua đào tạo (đến năm 2015 có lao động đã qua đào tạo là 40%, năm 2020 là 70% so với tổng số lao động trong tỉnh) thì đội ngũ giảng viên hiện có là rất ít và không đáp ứng được yêu cầu đào tạo cả chuyên nghiệp và dạy nghề cho người lao động.

Chất lượng đào tạo không đảm bảo, thấp còn thể hiện ở cơ cấu chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy quá nặng về lý thuyết diễn giải, áp đặt một chiều, chưa khuyến kích sự năng động, sáng tạo của người học, chưa coi trọng năng lực tư duy và năng lực thực hành, thiếu cập nhật thông tin, xa rời yêu cầu thực tiễn.

Ngoài ra, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy còn nhiều hạn chế, nhất là ở các trường dạy nghề cũng là một nguyên nhân vừa chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ảnh hưởng đến tuyển sinh đầu vào, vừa làm cho chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ thấp. Hiện nay là trang thiết bị thực hành ở các trường dạy nghề hầu như đã lạc hậu, nhiều máy thực hành như máy tiện, phay, mài, thiết bị công nghệ cao ở các trường tỉnh khác được đầu tư hiện đại với kinh phí hàng triệu USD, nhưng trường tỉnh mình chưa có; trang thiết bị thực hành ô tô cũng quá cũ, được đầu tư năm 2005 – 2006 vẫn sử dụng; thiết bị dạy tin học thì 5 năm mới thay nhưng trong khi đó khoảng 2 năm thì công nghệ mới ra đời; ... nên rất khó khăn cho thầy và trò trong quá trình dạy và học.

Những vấn đề kể trên là nguyên nhân tất yếu dẫn đến mất cân đối về cơ cấu lao động qua đào tạo và thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ lao động có trình

68

độ CMKT, tay nghề. Vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra hiện nay là để có nguồn nhân lực thật sự có khả năng tiến hành thành công sự nghiệp CNH, HĐH, chiến thắng trên mặt trận hội nhập quốc tế và hướng tới nền kinh tế tri thức, cần có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn và hợp lý. Trong đó, trước hết phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo theo đúng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra.

Thứ ba, chính sách sử dụng và thu hút lao động, đặc biệt là lao động có CMKT cao, nhân tài còn nhiều hạn chế.

Ở nước ta nói chung, tỉnh Bình Phước nói riêng, những chính sách liên

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh bình phước (Trang 70)