6. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Vai trò của chất lượng nguồn nhân lực đối với quá trình công nghiệp hóa,
nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.2.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực là tiền đề quyết định cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động cao. Trong quá trình CNH, HĐH đó, có thể nói chất lượng NNL đóng vai trò có tính chất quyết định.
18
Thực tiễn các nước phát triển cho thấy, các nguồn lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội (nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ...) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển, nhưng trong đó, NNL được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, NNL với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn lực con người một cách có hiệu quả. Con người với tư cách là NNL, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Đến nay, các nhà kinh tế đã khẳng định đầu tư cho chất lượng NNL thông qua các hoạt động giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các chương trình đảm bảo việc làm và an sinh xã hội… là sự đầu tư hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của một quốc gia. Ngay từ những năm 50-60 của thế kỷ XX, nhiều nước đã tăng trưởng nền kinh tế thông qua quá trình CNH, hay nói cách khác, thông qua ứng dụng các tiến bộ của khoa học và công nghệ (KH&CN). Mà việc phát triển của KH&CN luôn luôn gắn liền với phát triển NNL (với chất lượng đào tạo và sử dụng NNL hợp lý). Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh để đạt được sự phát triển kinh tế cao và ổn định phải thông qua việc nâng cao đội ngũ lao động kỹ thuật, nghĩa là nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Chất lượng NNL được nâng lên (học vấn, kỹ năng nghề nghiệp và sức khỏe) là tiền đề thành công của các nước công nghiệp mới ở Châu Á như Hàn Quốc, Singgapore, Hồng Công... Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc hấp thụ các tiến bộ về khoa học và công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ lao động
19
kỹ thuật, đội ngũ trí thức. Do vậy, con đường duy nhất là phải đầu tư để nâng cao chất lượng NNL.
1.2.2.2. Nguồn nhân lực có chất lượng cao là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện những bước nhảy vọt và rút ngắn thời gian thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước phát triển kinh tế tri thức
Hiện nay, thế giới đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, đó là nền kinh tế mà ở đó tri thức chứa hàm lượng chủ yếu trong giá trị một sản phẩm. Tri thức tức là các thành tựu khoa học, trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với các sản phẩm vật chất khác, tạo ra giá trị mới ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong GDP. Trong nền kinh tế tri thức, khả năng sáng tạo là yếu tố quyết định sức cạnh tranh của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Để có được nền kinh tế tri thức cần phải xây dựng hạ tầng cơ sở vững chắc để phát triển khoa học công nghệ, đồng thời phải đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo. Hay nói cách khác, phải đầu tư cho phát triển NNL, nhất là cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng NNL. Các nước muốn phát triển kinh tế tri thức cần phải đầu tư cho phát triển con người mà cốt lõi là đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo, đặc biệt là đầu tư cho phát triển nhân tài. Nhờ có sự đầu tư cho chất lượng NNL mà nhiều nước chỉ trong thời gian ngắn đã nhanh chóng trở thành nước công nghiệp phát triển. Sự đóng góp của tri thức đã ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong GDP của các nước này.