Tình hình chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh bình phước (Trang 56)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Tình hình chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Bình Phước

3.2.2.1. Về mặt thể lực của nguồn nhân lực Bình Phước

Hàng năm số người bước vào độ tuổi lao động khoảng hơn 13.000 người, trong đó tỷ lệ nam cao hơn nữ, và lao động nhóm tuổi từ 20 – 54 chiếm tỷ lệ trên 60% trong tổng số lực lượng lao động - đây là tiềm năng lớn, cần phải khai thác hiệu quả để thúc đẩy quá trình CNH, HĐH của tỉnh [6, tr 24]. Xác định thuận lợi đó, trong thời gian qua tỉnh đã tập trung không chỉ đầu tư nâng cao giáo dục đào tạo để nâng cao trình độ kiến thức, mà còn tăng cường chăm sóc sức khỏe, thể lực cho nguồn nhân lực. Nhờ đó giảm nhanh tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, năm 2000 là 37,8%, năm 2005 là 26,4% và đến hiện tại tỷ lệ này còn 16,5% vào năm 2013 [6, tr 326]. Điều này góp phần cải thiện đáng kể thể lực của người lao động trong tỉnh so với trước, đảm bảo sức khỏe học tập và lao động tốt hơn, đồng thời có đủ tiêu chuẩn và điều kiện để tham gia thị trường lao động trong nước và quốc tế.

48

Chất lượng NNL theo quan niệm truyền thống của Việt Nam không chỉ đơn thuần là tổng hòa của mặt thể chất và mặt tinh thần, mà còn bao hàm trong đó những phẩm chất tốt đẹp trong quan hệ ứng xử cộng đồng được hun đúc bởi truyền thống hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Người Việt Nam nói chung, người dân tỉnh Bình Phước nói riêng, rất coi trọng phẩm chất đạo đức, tinh thần, nhân cách của con người cũng như nền văn hóa dân tộc. Như Bác Hồ đã khẳng định: người có tài, mà không có đức là người vô dụng và ngược lại người có đức, mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Bởi cái đức giúp cho người ta hành động có tâm hơn, có trách nhiệm hơn với đồng loại, với cộng đồng, do vậy sẽ luôn hướng tới hoàn thành tốt và có trách nhiệm với những việc được giao. Sự phát triển của các tệ nạn tham nhũng, tham ô, lãng phí ... thật ra cũng xuất phát từ việc thiếu chữ đức. Nên phẩm chất đạo đức chính là ý thức trách nhiệm với công việc, với nhiệm vụ được giao... và đòi hỏi người ta cũng phải thường xuyên rèn luyện, bởi không phải bỗng dưng mà có ý thức trách nhiệm với công việc. Mặt khác, đạo đức còn là thái độ chính trị của mỗi người đối với tình hình thực tiễn của đất nước, là phẩm chất liêm khiết, công minh, chính trực, nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật, chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Cùng với sự phát triển của đất nước và để chủ động trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, cũng như để phát triển bền vững và thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH, thì tỉnh Bình Phước đã chú trọng và triển khai nhiều biện pháp nhằm ngoài việc giữ gìn, phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp vốn là bản chất trong mỗi người Việt Nam nói chung, người lao động nói riêng, còn phải xây dựng phong cách, tính kỷ luật cho người lao động- bởi khi vi phạm kỷ luật lao động (không tuân thủ giờ giấc làm việc, quy trình sản xuất, đảm bảo công nghệ ...) sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng về lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động và cả về mặt kinh tế, chính trị và xã

49

hội; hơn nữa kỷ luật lao động là yêu cầu khách quan đối với bất kỳ một xã hội, một nền sản xuất nào. Đặc biệt trong điều kiện sản xuất ngày càng phát triển, cùng với nó là trình độ phân công, tổ chức lao động trong xã hội ngày càng cao và vì vậy, kỷ luật lao động ngày càng trở nên quan trọng.

Nhờ đó, trong những năm qua, lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật trong công việc, trong sản xuất, kinh doanh, hạn chế vi phạm kỷ luật lao động và thái độ yêu nghề, yêu lao động, muốn cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty, của đơn vị mà họ làm việc nói riêng, cho sự phát triển của tỉnh nhà nói chung. Đặc biệt, điểm đáng ghi nhận là những năm gần đây, phong cách làm việc của công nhân, người lao động ngày càng chuyên nghiệp, khoa học và dần thay thế mạnh mẽ lối làm mang tính tiểu nông đã ăn sâu trong nhiều thế hệ lao động trước, họ thích ứng, hòa nhập nhanh với môi trường công nghiệp, với sự phát triển nhanh chóng của thời đại, tạo được lòng tin, sự tin tưởng cho các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phong cách làm việc công nghiệp này là một trong những nhất tố có tác động tích cực đến sự tăng nhanh số lượng dự án trong nước và nước ngoài đầu tư vào tỉnh Bình Phước. Trong năm 2013, số dự án nước ngoài đầu tư trực tiếp vào tỉnh là 13 dự án, với số vốn đăng ký lên đến 94,645 triệu USD, tăng gấp 2 lần số dự án, 5 lần số vốn đăng ký so với năm 2008 [6, tr 81]. Điều này trực tiếp thúc đẩy kinh tế của tỉnh ngày một phát triển bền vững và góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật tự xã hội trong tỉnh.

3.2.2.3. Về mặt trí lực của nguồn nhân lực Bình Phước

Trí lực là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất phản ánh chất lượng các tầng lớp lao động trong NNL. Nói đến trí lực của NNL là nói đến trình độ học vấn, trình độ chuyên môn – kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo của NNL thông qua những chỉ số cụ thể sau:

50

a. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực Bình Phước

Trình độ học vấn của NNL Bình Phước thể hiện ở các tiêu thức cụ thể sau: Thứ nhất, tỷ lệ người biết chữ dân số từ 15 tuổi trở lên ở Bình Phước không ngừng tăng lên trong những năm qua (xem bảng 3.5). Nếu năm 2006, tỷ lệ này là 91%, thì năm 2009 tăng lên 91,8%, năm 2013 là 93,3%. Tỷ lệ này thấp hơn mức trung bình của vùng Đông Nam Bộ (năm 2013, vùng Đông Nam Bộ: 97,1%) và cũng thấp hơn mức trung bình chung của cả nước (năm 2013, cả nước: 94,8%).

Bảng 3.5: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi biết chữ ở tỉnh Bình Phước

Đơn vị tính: % Năm Phạm vi 2006 2009 2013 Bình Phước 91 91,8 93,3 Đông Nam Bộ 96,1 96,7 97,1 Cả nước 93,6 94 94,8 Nguồn: Tổng cục thống kế năm 2006, 2009 và 2013.

Thứ hai, là cơ cấu trình độ học vấn của nguồn nhân lực phân theo bậc học. Chỉ số này có nhiều chuyển biến tích cực (có thế thấy rõ qua bảng 3.6).

Bảng 3.6: Số lượng NNL từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ học vấn

Đơn vị tính: người, %

Năm 2009 2012 2013

Tổng số 511.100 100,0 548.400 100,0 562.200 100,0 Chưa tốt nghiệp tiểu học 123.687 24,2 115.972 21,2 117.414 20,9 Tốt nghiệp tiểu học 176.330 34,5 199.884 36,4 201.151 35,8 Tốt nghiệp THCS 124.197 24,3 139.638 25,4 144.549 25,7 Tốt nghiệp THPT 86.887 17,0 92.930 17,0 99.087 17,6

Nguồn: Tổng điều tra dân số 2009, Tổng cục thống kê; và Số liệu thống kê lao động – việc làm 2012, 2013 của Sở Lao động –TB&XH tỉnh Bình Phước.

51

Từ số liệu trên cho thấy: xu hướng chung là NNL chưa tốt nghiệp tiểu học giảm dần về tỷ lệ và quy mô từ năm 2009 đến năm 2012; nếu năm 2009 tỷ lệ NNL chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 24,2%, với quy mô là 123.687 người, thì tương ứng với nó trong năm 2012 là 21,2% và 115.972 người; đến năm 2013, thì tỷ lệ NNL chưa tốt nghiệp tiểu học là 20,9%, vẫn giảm so với năm 2012, nhưng quy mô tăng nhẹ, nếu năm 2012 là 115.972 người thì năm 2013 là 117.414 người, tăng hơn 1.442 người so với năm 2012.

Trong khi đó, NNL tốt nghiệp tiểu học có xu hướng tăng về quy mô qua các năm nhưng về tỷ lệ có giảm nhẹ vào năm 2013 so với năm 2012; nếu năm 2012 tỷ lệ NNL tốt nghiệp tiểu học 36,4% thì năm 2013 là 35,8% (do quy mô NNL chưa tốt nghiệp tiểu học tăng lên trong khoảng thời gian này). Còn đối với NNL tốt nghiệp THCS và tốt nghiệp THPT đều có xu hướng tăng dần lên kể cả tỷ lệ lẫn quy mô, năm sau cao hơn năm trước.

Các tỷ lệ trên còn chuyển biến theo đơn vị hành chính các huyện, thị trong tỉnh (gồm 07 huyện và 03 thị xã), theo nông thôn – thành thị, nam – nữ. Tỷ lệ NNL chưa tốt nghiệp tiểu học cao nhất trong tỉnh thuộc huyện Lộc Ninh và huyện Bù Đốp (26,8% và 25,3%), trong khi đó tỷ lệ thấp nhất thuộc 03 thị xã trong tỉnh (thị xã Đồng xoài: 10,3%, thị xã Phước Long: 13% và thị xã Bình Long: 13,2%). Tỷ lệ NNL tốt nghiệp THCS cao nhất thuộc thị xã Bình Long (31,5%) và tỷ lệ thấp nhất vẫn thuộc về huyện Lộc Ninh (20,5%). Tỷ lệ NNL tốt nghiệp THPT cao nhất thuộc thị xã Đồng Xoài (31,9%) và tỷ lệ thấp nhất thuộc về 02 huyện Bù Đốp, Hớn Quản và Bù Gia Mập (đều có tỷ lệ là 12,7%) [33, tr 10]. Như vậy, giữa các đơn vị hành chính trong tỉnh tồn tại sự chênh lệch về trình độ học vấn, tỷ lệ học vấn cao trong NNL thuộc 03 thị xã Đồng Xoài, Phước Long và Bình Long, thấp ở các huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập và Hớn Quản (đây là những huyện thuộc vùng sâu, vùng xa,

52

vùng biên giới giáp với vương quốc Campuchia hoặc huyện mới thành lập, do đó điều kiện còn khó khăn về mọi mặt, từ kinh tế, kết cấu hạ tầng …).

So sánh giữa nông thôn và thành thị, có thể thấy NNL ở thành thị có học vấn cao hơn hẳn so với ở nông thôn. Người ta cho rằng, sự chênh lệch lớn về trình độ học vấn giữa lao động nông thôn và thành thị vẫn có xu hướng tiếp tục không giảm trong những năm tới ở tỉnh Bình Phước. Sự chênh lệch đó thể hiện thông qua tỷ lệ NNL chưa tốt nghiệp tiểu học ở thành thị chỉ bằng 1/8 ở nông thôn (11,04% và 88,96%). Tỷ lệ NNL tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở ở nông thôn cao hơn nhiều thành thị (83,18%; 80,03% và 16,82%; 19,97%). Tỷ lệ NNL tốt nghiệp trung học phổ thông ở nông thôn vẫn cao hơn thành thị nhưng không chênh lệch cao như ở tỷ lệ NNL tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở (68,28% và 31,72%) [33, tr 12].

Tỷ lệ các bậc học đối với nam và nữ cũng có sự cách biệt. Tỷ lệ chưa tốt nghiệp tiểu học của nữ cao hơn nam (57,4% và 42,6%); tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học giữa nam và nữ gần như tương đồng nhau (50,4% và 49,6%). Tuy nhiên, đến trung học cơ sở và trung học phổ thông tỷ lệ nam tốt nghiệp cao hơn nữ (53,2%; 52,1% và 46,8%; 47,9%) [33, tr 12]. Căn cứ vào các số liệu trên cho thấy, ở cấp học tiểu học giữa nam và nữ chưa có sự khác biệt nhiều, tức là có sự bình đẳng về việc đến trường, cả nam và nữ đều có cơ hội đi học như nhau. Tuy nhiên, đến những bậc học: trung học cơ sở, trung học phổ thông việc đi học của nam và nữ có sự khác biệt, tỷ lệ nam cao hơn nữ và tỷ lệ khác biệt này càng tăng ở các cấp học cao hơn giữa thành thị và nông thôn.

Qua các số liệu trên có thể rút ra các nhân xét sau: Một là, xu hướng lao động có trình độ học vấn trong cơ cấu NNL đang tăng lên theo từng năm (nhất là lao động tốt nghiệp THPT), điều này cho biết chất lượng NNL của Bình Phước không ngừng nâng cao do các kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội được tăng cường.

53

Hai là, sự chênh lệch trình độ học vấn của lao động cấu thành NNL giữa các huyện, thị trong tỉnh đã phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các huyện, thị đó không đồng đều. Do đó, để nâng cao chất lượng NNL của toàn bộ lĩnh vực kinh tế trong tỉnh, thì việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, kém phát triển và thực hiện phổ cập giáo dục các cấp học trở thành nhiệm vụ cấp bách.

Ba là, sự chênh lệch trình độ học vấn của NNL giữa nông thôn và thành thị, giữa nam và nữ không chỉ phản ánh nhận thức của xã hội, của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh và sự quan tâm của chính quyền địa phương chưa đầy đủ nên gây ra sự thiếu hụt trình độ học vấn trong một bộ phận lớn NNL của tỉnh làm cho việc tiếp thu khoa học – kỹ thuật và công nghệ, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp bị hạn chế.

b.Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực Bình Phước

- Đặc điểm chung về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong cơ cấu nguồn nhân lực Bình Phước

Qua số liệu thống kê (bảng 3.7) ta thấy, đặc điểm nổi bật là số lao động không có CMKT ngày càng giảm, lao động có CMKT tăng: năm 2009 lao động có CMKT chiếm 25,3% lực lượng lao động xã hội (trong đó lao động có CMKT có bằng chỉ chiếm 12,3% so với lực lượng lao động xã hội) đến năm 2013 tỷ lệ này tăng lên tương ứng là 34,7% và 16,7%.

54

Bảng 3.7: Số lượng NNL từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ CMKT

Đơn vị tính: người, % Năm 2009 2012 2013 Tổng số 511.100 100,0 548.400 100,0 562.200 100,0 Không có CMKT 381.791 74,7 370.541 67,6 369.072 65,3 Có trình độ sơ cấp, học nghề trở lên 129.309 25,3 177.857 32,4 193.128 34,7 Trong đó: CNKT có bằng trở lên 62.866 12,3 86.494 15,7 91.932 16,7

Nguồn: Tổng điều tra dân số 2009, Tổng cục thống kê; và Số liệu thống kê lao động – việc làm 2012, 2013 của Sở Lao động –TB&XH tỉnh Bình Phước

Như vậy, tỷ lệ lao động có CMKT (có bằng hoặc chứng chỉ) trong LLLĐ xã hội của tỉnh Bình Phước so với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ còn khoảng cách tương đối xa, và thấp hơn mức tỷ lệ chung của cả nước. Ở các tỉnh trong vùng, tỷ lệ này khoảng 22,5 – 35,6% [45]. Song ở tỉnh Bình Phước còn có sự chênh lệch giữa các đơn vị hành chính, giữa nông thôn và thành thị, giữa nam và nữ ... Thị xã Bình Long và thị xã Đồng Xoài có số lao động có CMKT chiếm tỷ lệ cao nhất tỉnh (26,3% và 16,4%); còn huyện Bù Đốp và Bù Gia Mập là 02 huyện có tỷ lệ lao động có CMKT trong LLLĐ thấp nhất (8,1% và 10,7%) [33, tr 110].

Đặc biệt, sự chênh lệch về CMKT của lao động giữa nông thôn và thành thị cũng tồn tại sự khác biệt lớn. Nếu tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật của nông thôn chiếm 86,5%, thì ở thành thị tỷ lệ này là 70,8%. Ngoài ra, tỷ lệ CNKT ở thành thị chiếm tới 21,8%, còn ở nông thôn lại chỉ có 6,8%, một tỷ lệ chênh lệch rất cao [33, tr 110]. Với trình độ của NNL ở nông thôn như vậy rất khó thực hiện được sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, đối với khu vực vày đòi hỏi phải quan tâm hơn nữa sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Sự chênh lệch này cũng tồn tại giữa LLLĐ nam và nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có CMKT ở nam cao hơn nữ nhưng tương đối gần bằng nhau

55

(16,6% và 15,7%). Ngược lại, tỷ lệ CNKT ở nam thấp hơn nữ và mức chênh lệch cũng không đáng kể (9,6% và 10,4%) [33, tr 110]. Điều này cho thấy, công tác bình đẳng giới được Đảng, chính quyền địa phương của tỉnh quan tâm thực hiện tốt. Với tỷ lệ lao động có CMKT trong LLLĐ của tỉnh như vậy, nên tình trạng thiếu lao động có CMKT đang diễn ra một cách trầm trọng, nhất là ở những huyện, thị có các khu công nghiệp. Tình trạng thiếu hụt lao động có trình độ CMKT cũng gây khó khăn cho việc thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài vào trong tỉnh, hạn chế khả năng chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, hạn chế khả năng hấp thụ và tiếp nhận chuyển giao khoa học, công nghệ trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.

Như vậy, có thể nói, trong thời gian qua tỷ lệ lao động có trình độ

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh bình phước (Trang 56)