tại Tổng công ty May 10
Thứ nhất, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiền lương.
Từ khi nhà nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường kéo theo cơ chế tiền lương cho NLĐ cũng thay đổi theo. Với sự thay đổi của cơ chế tiền lương ngày càng phức tạp, Tổng công ty cần phải có một đội ngũ cán bộ làm công tác về tiền lương nhiều về số lượng và giàu về chất lượng. Chuyên môn nghiệp vụ về công tác tiền lương hết sức phức tạp, đòi hỏi mọi các bộ, nhân viên làm công tác tiền lương phải nắm chắc quy trình, kỹ thuật pháp luật về tiền lương, yêu cầu bức thiết nhất cần quan tâm, đầu tư thỏa đáng tại Tổng công ty là đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác tiền lương.
Thứ hai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thực hiện chế độ tiền lương, giải quyết nhanh chống đơn thư khiếu nại, tố cáo của người lao động, khen thưởng cho các tổ chức cá nhân có thanh tích và xử lý nghiêm minh trong những trường hợp vi phạm.
Để một chính sách được thực thi đúng và tuân thủ đúng những điều mà pháp luật quy định, một việc làm không thể thiếu đó là công tác thanh tra, kiểm tra. Để xác định hiện trạng áp dụng pháp luật tiền lương, chúng ta cần phải rà soát những đối tượng thực hiện về tiền lương, phải nhanh chống và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm. Tổng công ty phải tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động. Trong đó, kiểm tra tình hình thực hiện chi trả tiền lương và thu nhập lao động; kiểm tra việc thực hiện chính sách lao động trong doanh nghiệp; theo dõi việc thực hiện đơn giá tiền lương, kế hoạch lợi nhuận của các doanh nghiệp được giao,.. để đánh giá việc thực hiện các quy định về chính sách tiền lương trong Tổng công ty.
Thứ ba, nâng cao vai trò của công đoàn trong việc thực thi chính sách tiền lương.
Để cho việc thực thi chính sách tiền lương đúng pháp luật, đúng với chủ trương của Đảng và nhà nước, việc cần thiết là công đoàn trong Tổng công ty cần chủ động, tích cực tham gia, kết hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành rà soát, kiểm tra, tham
gia vào các hoạt động như hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, cơ chế tiền lương... Tổng công ty phải xây dựng công đoàn vững mạnh góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ.
Công đoàn phải thường xuyên tuyên truyền pháp luật, giáo dục kiến thức pháp luật tiền lương cho người lao động, bên cạnh đó công đoàn các cấp và công đoàn trong các doanh nghiệp chăm lo bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho NLĐ trong ký kết hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể, tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật về tiền lương, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giới thiệu, tập huấn văn bản pháp luật về tiền lương cho người lao động. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cho cán bộ đoàn, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có năng lực, trình độ có phẩm chất chính trị và bản lĩnh vững vàng, nhiệt tình với hoạt động công đoàn, nhằm nâng cao chát lượng hiệu quả hoạt động, góp phần vào việc đấu tranh và giải quyết các vi phạm pháp luật về tiền lương.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật tiền lương cho NLĐ.
Hiện nay, lao động ở cả nước nói chung, lao động tại Tổng công ty nói riêng phần lớn đã được trang bị các kiến thức về pháp luật lao động, đặc biệt là pháp luật về tiền lương nhưng những hiểu biết đó chỉ mang nặng tính lý thuyết. Để khắc phục tình trạng trên, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một biện pháp hữu hiện nhất, các hoạt động của Tổng công ty phải thường xuyên tập trung vào việc tuyên truyền pháp luật lao động cho NLĐ của doanh nghiệp mình. Tuy vậy, không phải tuyên truyền một cách chung chung mà cần phải xác định rõ nội dung, hình thức và biện pháp tuyên truyền pháp luật. Vì thế, Tổng công ty khi thực hiện chế độ tiền lương cho NLĐ cần xây dựng kế hoạch, chương trình để tuyên truyền và giải thích chính sách pháp luật về tiền lương sao cho khoa học và hợp lý nhất.
Thứ sáu, kết hợp chặt chẽ sự thống nhất của các bộ phận làm công tác tiền lương và sự tham gia của các bên trong quan hệ lao động.
Pháp luật tiền lương là công cụ pháp lý để nhà nước thực hiện bảo vệ đời sống cho NLĐ. Do đó sự quản lý của nhà nước đòi hỏi phải chặt chẽ, thống nhất từ các khâu xây dựng pháp luật, triển khai thực hiện chế độ, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tiền lương, phối hợp với phòng ban liên quan thực hiện triệt để có hiệu quả các quy định của pháp luật về tiền lương.
Trong quá trình đó, NLĐ với quyền lợi của mình cũng nên tham gia vào quá trình quản lý, kiểm tra thông qua sự đóng góp ý kiến để hoàn thiện chính sách về tiền lương một cách hiệu quả nhất.