Chế độ trả lương

Một phần của tài liệu Thực hiện quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại tổng công ty may 10 (Trang 28 - 32)

2.2.3.1. Nguyên tắc trả lương

Điều 96 BLLĐ có quy định: “Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ

và đúng thời hạn”:

Trả lương trực tiếp: Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành công tác trả lương phải

tiến hành trả bằng tiền mặt trực tiếp tận tay NLĐ hay trực tiếp gửi tiền qua tài khoản cá nhân của họ. Trong trường hợp trả lương thông qua người cai thầu, NSDLĐ sẽ chịu trách nhiệm và có biện pháp đảm bảo sao cho khoản tiền lương ấy sẽ đến tay NLĐ tương xứng với sức lao động họ bỏ ra.

Trả lương đầy đủ: Khi bỏ công sức lao động của mình ra, NLĐ luôn muốn

nhận được một mức lương tương xứng. Khi đó, NSDLĐ phải trả lương đầy đủ cho NLĐ. Không chỉ được nhận tiền lương cơ bản, mà NLĐ còn được trả đầy đủ các khoản lương phát sinh như lương làm thêm giờ, phụ cấp lương, tiền thưởng hay tiền lương ngừng việc do lỗi của NSDLĐ. Còn trong trường hợp phát sinh lỗi từ phía NLĐ thì NSDLĐ có quyền khấu trừ lương của họ, tuy nhiên “mức khấu trừ lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của NLĐ ...”.

Trả lương đúng thời hạn: Đối với mỗi hình thức trả lương pháp luật quy định

một thời hạn trả lương tương ứng. NSDLĐ phải trả lương đúng thời hạn quy định, trong trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá một tháng và NSDLĐ phải trả thêm cho NLĐ một khoản ít nhất bằng lãi suất ngân hàng công bố tại thời điểm trả lương.

Các nguyên tắc trên đây là nguyên tắc thống nhất, xuyên suốt trong chế độ trả lương áp dụng cho các doanh nghiệp. Nó cũng nhất quán với các quy định của pháp luật trên thế giới khi điều chỉnh về vấn đề tiền lương. Với các nguyên tắc này, NLĐ sẽ được đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình trong quan hệ tiền lương. Khi được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn, NLĐ chắc chắn sẽ có tinh thần, động lực làm việc tốt, nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như gắn bó lâu dài với doanh nghiệp;và trên bình diện xã hội, nếu những nguyên tắc này được thực hiện tốt sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội.

2.2.3.2. Hình thức trả lương

Theo quy định tại Điều 94 BLLĐ thì “người sử dụng lao động có quyền lựa

chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán”; “lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động”.

Áp dụng quy định của pháp luật về hình thức trả lương theo thời gian có ưu điểm giúp cho công tác tính lương đơn giản, ổn định trong việc trả lương và dự toán tiền lương của doanh nghiệp. Nhưng trả lương theo thời gian thường mang tính bình quân, không khuyến khích được tính tích cực của NLĐ, ít quán triệt nguyên tắc phân phối lao động.

Còn hình thức trả lương theo sản phẩm và theo khoán khá phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn thu nhập của NLĐ với kết quả sản xuất kinh doanh, khuyến khích NLĐ hăng say lao động, nâng cao năng suất. Tuy nhiên hai hình thức này làm cho NLĐ ít quan tâm đến máy móc thiết bị, chỉ chạy theo số lượng, không chú ý đến chất lượng, không tiết kiệm nguyên vật liệu và không quan tâm đến tập thể.

2.2.3.3. Trả lương trong một số trường hợp đặc biệt

Trả lương khi ngừng việc: Khi gặp sự cố trong sản xuất phải ngừng việc, NLĐ

sẽ được trả một mức lương phù hợp dựa trên cơ sở quy định của pháp luật. Tuân theo Điều 98 BLLĐ thì mức lương ngừng việc được quy định tùy vào trường hợp cụ thể. Nếu do lỗi của NLĐ thì người đó không được trả lương, những NLĐ khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức tiền lương tối thiểu. Nếu vì điện nước mà không do lỗi của NLĐ hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng thì tiền lương của NLĐ do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức tiền lương tối thiểu.

- Trả lương trong trường hợp sử dụng người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự: Trên thực tế, có trường hợp NSDLĐ không trực tiếp quản lý và

trả lương cho NLĐ mà do người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự thực hiện. Việc trả lương và đảm bảo các quyền lợi khác cho NLĐ trong quá trình làm việc do người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự trực tiếp thực hiện. Tuy nhiên, về thực chất, họ không phải là NSDLĐ. Vì thế, trách nhiệm cuối cùng và cao nhất vẫn thuộc về NSDLĐ – người chủ chính. Đó là những nội dung được quy định tại Điều 99 BLLĐ.

- Trả lương cho người lao động khi làm thêm giờ: Làm thêm giờ đòi hỏi sức hao

phí lao động lớn hơn và có thể ảnh hưởng tới nhiều mối quan hệ khác của NLĐ. Vì thế, pháp luật quy định mức lương làm thêm giờ cao hơn một cách đáng kể so với tiền lương làm việc trong giờ tiêu chuẩn. NLĐ được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài giờ tiêu chuẩn (đối với hình thức trả lương theo thời gian) hoặc khi làm thêm số

lượng sản phẩm, khối lượng công việc ngoài định mức được giao trong giờ làm việc tiêu chuẩn (đối với hình thức trả lương theo sản phẩm, lương khoán).

Khoản 1 Điều 97 BLLĐ quy định NLĐ làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc như sau:

+ Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%

+ Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%

+ Vào ngày nghỉ lể, nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% - Trả lương khi người lao động làm việc vào ban đêm

Nếu xét về lợi ích kinh tế, khi NLĐ làm việc vào ban đêm thường năng suất lao động không cao so với làm việc vào ban ngày. Song các nhà khoa học tâm lý đều cho rằng con người hầu như bị thay đổi nhịp sinh học khi phải làm việc vào ban đêm. Vì vậy, ngoài mức lương trả cho công việc cùng loại được thực hiện vào ban ngày, NLĐ phải được bù đắp thêm một khoản nhất định do sự tăng lên của các yếu tố có hại trong điều kiện lao động, tăng hao phí lao động cần thiết để hoàn thành công việc. Theo Khoản 2 Điều 97 BLLĐ 2012, NLĐ làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương. Một điểm mới trong BLLĐ 2012 so với Bộ luật cũ, khi NLĐ làm thêm giờ vào ban đêm thì không những được trả lương làm thêm giờ, lương làm vào ban đêm mà còn nhận thêm 20% tiền lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 97 Bộ luật này.

Nhìn chung, quy định của pháp luật về trả lương trong một số trong trường hợp đặc biệt hướng tới bảo đảm lợi ích tối đa cho NLĐ, hạn chế được sự bóc lột sức lao động. Tuy nhiên, những quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm còn mang nặng tính hình thức. Hiện nay, pháp luật nước ta không có những hướng dẫn cụ thể về cách tính tiền lương làm thêm giờ, làm vào ban đêm cho NLĐ. Điều này khiến cho mỗi doanh ngiệp rất lúng túng, băn khoăn mỗi khi tính khoản lương này cho NLĐ. Nhiều doanh nghiệp sẽ lợi dụng kẽ hở này của pháp luật mà thực hiện các hành vi sai trái, hạn chế quyền lợi chính đáng của NLĐ. Hiện nay, mỗi doanh nghiệp áp dụng một cách tính khác nhau với tiền lương làm thêm giờ, làm vào ban đêm: Một số doanh ngiệp còn dựa vào các văn bản luật đã hết hiệu lực để tham khảo cách tính lương như Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH, một số khác thì áp dụng cách tính lương này trên cơ sở mức lương ghi trên hợp đồng. Nếu NLĐ muốn được tính lương làm thêm theo lương thực trả thì họ phải thỏa thuận với doanh nghiệp ghi đầy đủ tiền lương trên hợp đồng lao động. Nhưng trong thực tế, việc thỏa thuận với doanh nghiệp ghi đầy đủ tiền lương trên hợp đồng là một việc khó khăn bởi NLĐ là bên có vị thế yếu trong quan hệ lao động.

2.2.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tiền lương

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tiền lương theo quy định của pháp luật nước ta không phải là những điều luật cụ thể như trong các quan hệ lao động khác, mà qua 14 Điều tại Chương VI của BLLĐ, ta nắm sẽ nắm bắt được mối quan hệ đó như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Trong quan hệ tiền lương, NSDLĐ có các quyền cơ bản trong các vấn đề như:

Xây dựng hệ thống thang, bảng lương, quy chế tiền lương, thưởng, và phụ cấp lương: Quyền lợi này xuất phát từ những quy định tại Điều 93, Điều 97, Điều 102,

Điều 103 tại BLLĐ. Quan hệ lao động được hình thành và duy trì bằng hình thức hợp đồng lao động. Trong đó mọi vấn đề thuộc thẩm quyền, nghĩa vụ và lợi ích các bên đều do các bên thỏa thuận trên cơ sở pháp luật. Tuy vậy, là người đầu tư vốn, tư liệu sản xuất, trình độ công nghệ… và là người thuê lao động, NSDLĐ có quyền quyết định vấn đề phân phối thu nhập trong đơn vị của mình cũng là điều hợp lý. Quy định thang lương, bảng lương, định mức lao động chính là những nội dung cơ bản của quyền này.

Lựa chọn các hình thức trả lương: NSDLĐ có quyền lựa chọn các hình thức trả

lương sao cho phù hợp với điều kiện của công việc, ngành nghề và yêu cầu của quá trình sử dụng lao động. Theo đó, NSDLĐ được quyền lựa chọn các hình thức trả lương “theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán” theo quy định tại Điều 94 BLLĐ.

Khấu trừ tiền lương của NLĐ: Trong một số trường hợp NLĐ làm hư hỏng

dụng cụ lao động, thiết bị gây thiệt hại về tài sản cho đơn vị thì NSDLĐ có quyền khấu trừ vào tiền lương của NLĐ. Quy định này là cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp về nguồn vốn và tài sản của NSDLĐ trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, để đảm bảo đời sống hàng ngày cho bản thân và gia đình NLĐ, NSDLĐ chỉ được khấu trừ tiền lương theo tỷ lệ nhất định theo quy định tại Điều 101 BLLĐ.

Bên cạnh các quyền lợi trên, NSDLĐ còn có những nghĩa vụ cần phải tuân thủ trong quan hệ tiền lương:

NSDLĐ phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn cho NLĐ (Điều 96 BLLĐ). Thời hạn trả lương tùy thuộc vào tính chất công việc và hình thức trả lương

mà NSDLĐ đã lựa chọn.

NSDLĐ phải thực hiện việc nâng lương cho NLĐ theo đúng quy định của pháp luật và sự thỏa thuận hợp pháp giữa các bên (Điều 102 BLLĐ): Nâng lương là việc

làm cần thiết cho NLĐ khi họ đã tích lũy thêm kinh nghiệm, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và mang lại lợi ích cho NSDLĐ nhiều hơn. Ngoài ra, nâng lương còn làm ổn định đời sống cho bản thân và gia đình của NLĐ.

Quyền của người lao động

Đổi lại những nghĩa vụ của NSDLĐ kể trên chính là các quyền của NLĐ trong quan hệ tiền lương. Ngoài ra, NLĐ còn có các quyền sau đây:

NLĐ được hưởng các khoản tiền lương trong các trường hợp đặc biệt: Theo

quy định tại Điều 97 BLLĐ, trong trường hợp làm thêm giờ, làm vào ngày nghỉ lễ hay làm vào ban đêm, NLĐ có quyền được hưởng mức lương tăng thêm theo quy định của pháp luật. Mức lương này được trả tương xứng với công sức bỏ ra của NLĐ, góp phần tạo động lực cho NLĐ tăng năng suất lao động và gắn bó với công việc của mình hơn.

NLĐ được biết lý do khấu trừ vào tiền lương của mình (Điều 101 BLLĐ):

NSDLĐ phải giải thích rõ những lý do khấu trừ tiền lương của NLĐ là vì những lý do gì, không được từ chối khi NLĐ yêu cầu giải thích.

NLĐ được tạm ứng tiền lương theo quy định của pháp luật và theo sự thỏa thuận của hai bên (Điều 100 BLLĐ): Được tạm ứng tiền lương là nhu cầu chính đáng

của NLĐ trong những trường hợp cần được quan tâm giải quyết như bản thân, gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng để thực hiện nghĩa vụ công dân.

NLĐ được hưởng các khoản phụ cấp lương và tiền thưởng (Điều 102 BLLĐ):

Phụ cấp lương và tiền thưởng là bộ phận cấu thành tiền lương, có tác dụng bổ sung, hoàn thiện và hợp lý hơn tiền lương của NLĐ. Nó không những đảm bảo công bằng, bình đẳng trong việc trả lương mà còn có tác dụng động viên, khuyến khích, thu hút NLĐ.

Tóm lại, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tiền lương được pháp luật nước ta quy định khá phù hợp. Tiền lương là một vấn đề nhạy cảm nên pháp luật không hề có những điều luật mang tính cưỡng chế, bắt buộc NSDLĐ hay NLĐ phải tuân theo, mà đa phần các quy định đều mang tính mở, pháp luật không can thiệp quá sâu vào chế độ tiền lương mà khuyến khích mỗi NSLĐ tự quyết định trên những tinh thần mà luật mang lại. Hơn thế nữa, quy định về nghĩa vụ của NSDLĐ thì có khá nhiều nhưng ngược lại ta chỉ thấy NLĐ có nhiều quyền lợi mà pháp luật chưa đề cập đến những nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong chế độ tiền lương này.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại tổng công ty may 10 (Trang 28 - 32)