Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách tài chính về khoa học và công nghệ trong ngành y tế theo hướng đảm bảo quyền tự chủ cho các tổ chức nghiên cứu (Trang 70)

8. Kết cấu của Luận văn

3.2.5. Các giải pháp khác

Khắc phục tình trạng về tư tưởng hành chính hóa hoạt động nghiên cứu và triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ. Chính vì thế, các nhà khoa

học và cơ quan quản lý khoa học và công nghệ phải phê duyệt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ như là các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Theo đó, cần đổi mới căn bản việc xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Nhiệm vụ KH&CN phải được xác định một cách khoa học, trên cơ sở ý kiến tư vấn của hội đồng KH&CN do cấp có thẩm quyền quyết định thành lập. Cần xác định rõ vai trò trách nhiệm và thẩm quyền quyết định về mặt khoa học của Hội đồng tư vấn trong việc lựa chọn, xây dựng danh mục đề tài nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu được đề xuất, đặt hàng lúc nào thì phải được phê duyệt và cấp kinh phí kịp thời ngay lúc đó, kịp thời giải quyết những vấn đề của cuộc sống. theo đó, sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao kinh phí, Bộ lại chờ thêm quá trình thẩm định khác. Vì vậy, việc giao kinh phí đã chậm lại càng chậm. Điển hình là việc giao kinh phí các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước năm 2011 đến tháng 2/2012 mới được giao; kinh phí cho năm 2012 đến tháng 10-2012 mới được giao và kinh phí cho năm 2013 đến thời điểm này mới được giao. Để khắc phục tình trạng này thì trước ngày 31-7 hằng năm, Bộ KH&CN phải phê duyệt toàn bộ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của năm sau để gửi sang Bộ Tài chính lập dự toán ngân sách nhà nước và trình Quốc hội phê chuẩn ngân sách của năm sau. Và để có được danh mục các nhiệm vụ khoa học được phê duyệt, Bộ KH&CN phải thông báo cho các nhà khoa học, bộ, ngành đề xuất nhiệm vụ, sau đó thành lập hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ, hội đồng tuyển chọn, xét chọn và làm việc trong 5 - 7 tháng trước đó.

Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức dịch vụ KH&CN, nhất là các tổ chức đánh giá, định giá, giám định về sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, các sàn giao dịch công nghệ thực và ảo, đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường KH&CN.

Xây dựng và phát triển thị trường công nghệ; duy trì các loại hình chợ công nghệ, tổ chức các Hội chợ triển lãm giới thiệu kết quả, sản phẩm nghiên cứu khoa học; xây dựng các trung tâm tư vấn, trung tâm thông tin KH&CN,

cơ sở dữ liệu dùng chung... Thị trường công nghệ ra đời muộn sau các thị trường khác, rất cần được Nhà nước đầu tư ban đầu cho mạng lưới các tổ chức dịch vụ kỹ thuật, môi giới, chuyển giao, tư vấn, đánh giá và định giá công nghệ, xây dựng các sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng liên thông với hệ thống các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ của các tỉnh, thành phố, kết nối với các sàn giao dịch công nghệ khu vực và thế giới.

Bên cạnh việc xây dựng cơ sở vật chất thị trường KH&CN, cần xây dựng các văn bản pháp quy về đánh giá, định giá tài sản trí tuệ, cho phép chuyển giao, góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ, xây dựng bộ chỉ số thống kê, đo lường kết quả và hiệu quả hoạt động KH&CN của các ngành và địa phương, xây dựng hàng rào kỹ thuật trong thương mại để hỗ trợ phát triển thị trường trong nước, ngăn chặn nhập khẩu các sản phẩm, công nghệ lạc hậu.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KH&CN trên cơ sở tiếp tục thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ- CP về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN, đồng thời quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống tổ chức KH&CN, bảo đảm hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động phù hợp với các mục tiêu và định hướng nhiệm vụ phát triển KH&CN trong từng giai đoạn phù hợp.

Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về KH&CN; phân công, phân cấp rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị quản lý. Khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, sai mục đích, kém hiệu quả, cần giao thẩm quyền cho Bộ KH&CN trong việc điều tiết tỷ lệ phân bổ ngân sách khoa học và công nghệ theo nguyên tắc xây dựng kế hoạch ngân sách khoa học và công nghệ trung ương và địa phương phải căn cứ vào kết quả, hiệu quả sử dụng kinh phí. Không để tồn tại tình trạng các địa phương sử dụng không đúng mục đích hoặc không có dự án sử dụng kinh phí KH&CN

mà Trung ương lại không thể điều chỉnh được cho những nơi cần kinh phí và có dự án sẵn sàng.

Về quy hoạch phát triển đội ngũ trí thức, đổi mới cơ chế, chính sách quy hoạch, sử dụng và trọng dụng nhân lực KH&CN, cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ trí thức KH&CN, nhất là chính sách trọng dụng đặc biệt đối với 3 nhóm đối tượng là cán bộ KH&CN

đầu ngành, nhân lực KH&CN được giao chủ trì nhiệm vụ quốc gia, nhân lực

KH&CN trẻ tài năng. Điểm đột phá chính là tạo điều kiện làm việc tốt và môi trường hoạt động khoa học thuận lợi cho giới khoa học, song song với việc trọng dụng và ưu đãi đặc biệt với 3 nhóm đối tượng trên. Để từ đó đảm bảo được cán bộ khoa học được sống tốt bằng chính kết quả sáng tạo của mình trong nền kinh tế thị trường, tránh tình trạng làm đề tài, dự án để có thu nhập.

Ngoài việc phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, cần tập trung đầu tư phát triển một số viện nghiên cứu, trường đại học nghiên cứu mạnh theo mô hình tiên tiến của thế giới để tăng cường tiềm lực KH&CN quốc gia. Sớm đưa vào hoạt động có hiệu quả 3 khu công nghệ cao quốc gia tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, đồng thời quy hoạch các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung của các địa phương, tiếp tục đầu tư cho các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, phòng thí nghiệm chuyên ngành, các trung tâm thông tin và thống kê KH&CN, bảo tàng

KH&CN.

Bên cạnh đó, cần tăng cường phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, đầu tư cho các nhóm nghiên cứu trẻ, tiềm năng từ các trường đại học, viện nghiên cứu làm hạt nhân hình thành hệ thống doanh nghiệp KH&CN khởi nguồn từ kết quả nghiên cứu, hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập tổ chức nghiên cứu và phát triển, khuyến khích thành lập các viện nghiên cứu phát triển có vốn đầu tư nước ngoài, các viện nghiên cứu nước ngoài thành lập chi nhánh ở Việt Nam. Đồng thời gắn kết với nâng cao năng lực nghiên cứu cơ bản trong các trường đại học, có cơ chế giao biên chế nghiên cứu chuyên nghiệp cho các trường đại học để hình thành một số

trường đại học nghiên cứu, gắn kết chặt chẽ nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách tài chính về khoa học và công nghệ trong ngành y tế theo hướng đảm bảo quyền tự chủ cho các tổ chức nghiên cứu (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)