8. Kết cấu của Luận văn
2.2.2. Nguồn bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là sự tích lũy của cả một tập thể cộng đồng bao gồm cả người khỏe lẫn người ốm để chi trả cho việc khám chữa bệnh. Đối với mỗi cá nhân đó là sự tích lũy của thời gian khỏe dành cho thời gian ốm, vì vậy bảo hiểm y tế mang tính cộng đồng rõ rệt.
Nguồn thu bảo hiểm y tế chủ yếu từ phí bảo hiểm y tế thụ thuộc vào tiền lương (đối với người làm công ăn lương như ở nước ta hiện nay) hoặc thu nhập (đối với các đối tượng khác). Với người làm công ăn ở các nước đều quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động để đóng góp những mức nhất định, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và nâng cao trách nhiệm của người chủ đối với sức khỏe của người lao động.
Bảo hiểm y tế ngoài mang lại quyền lợi cho người lao động trong công tác khám chữa bệnh, nó còn có tính chất xã hội và chính trị nhất định:
- Thứ nhất, gánh nặng tài chính do chăm sóc sức khỏe thường ảnh hưởng đến các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội nhiều hơn so với các nhóm khác. Cụ thể những người có thu nhập thấp, các cộng đồng dân cư thiểu số, phụ nữ người già, trẻ em... là những người bị ảnh hưởng nhiều hơn. Gánh năng chi phí chăm sóc sức khỏe có thể trở thành cái “ bẫy nghèo đói” cho nhiều người. Vì người nghèo đói họ không có tiền chăm sóc sức khỏe, không có sức khỏe thường đi kèm với không có khả năng tạo ra thu nhập và kết quả là không có tiền chăm sóc sức khỏe. Gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khỏe cộng với mất thu nhập do bệnh tật có thể làm cho những người có mức sống trung bình trở thành người nghèo.
- Thứ hai, có chiều hướng cho rằng chăm sóc là quyền lợi hay phúc lợi x· hội mà nhà nước có trách nhiệm đảm bảo để mọi người được hưởng hơn là một hàng hóa cá nhân. Vì vậy, đảm bảo khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe của tất cả mọi người là một vấn đề khó khăn. Có hai vấn đề cản trở người dân đến với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe: yếu tố bất ngờ và chi phí cao. Nếu người ta biết trước khi nào và họ sẽ phải trả bao nhiêu cho chăm sóc sức khỏe và có sự chuẩn bị trước một số tiền thì ngoài trừ một số bệnh trầm trọng đòi hỏi chi phí quá lớn còn lại đa số các trường hợp người ta có thể tự trang trải được chi phí chăm sóc sức khỏe. Thật không may điều đó lại không xảy ra, người ta chỉ có thể dự đoán chính xác được xác suất xảy ra bệnh tật trong cộng đồng, nhưng khó có thể dự báo cho từng cá nhân. Kết quả là khi mắc bệnh nặng, bệnh nhân và người nhà thường không có khả năng chi trả. Chính vì vậy bảo hiểm y tế được coi là một công cụ tăng cường an ninh xã hội và đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe của mọi người và công cụ bảo vệ cá nhân khỏi những rủi ro về tài chính do các vấn đề sức khỏe gây ra.
Có 2 loại bảo hiểm y tế chính hiện nay: Bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện
(i) Bảo hiểm y tế bắt buộc
Tính đến nay nước ta có trên 7 triệu người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc. Đối tượng chủ yếu là cán bộ, công chức, người được hưởng tiền lương, tiền công, người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng, các đối tượng ưu đãi xã hội. Mức phí thu bảo hiểm y tế bắt buộc xác định gần giống với hệ thống tài chính dựa vào thuế khi các tiêu chí để xác định mức phí bảo hiểm được xác định theo % thu nhập của người tham gia bảo hiểm, có nghĩa là người có thu nhập cao thỡ đóng góp nhiều, người có thu nhập thấp thỡ đóng góp ít. Điểm khác nhau chủ yếu là ở chỗ người không có thu nhập, hoặc thu nhập rất thấp thỡ được Nhà nước và cộng đồng hỗ trợ để có thể tham gia bảo hiểm y tế.
- Ưu điểm của bảo hiểm y tế bắt buộc: giúp cho người tham gia bảo hiểm có một khoản tài chính cho việc chăm sóc sức khỏe khi không may bị ốm đau, góp phần thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay
- Nhược điểm của bảo hiểm y tế bắt buộc: Loại hình này chỉ bao phủ một phần dân số nhất định, thường là những nhóm có đặc quyền, có thể làm
tăng tính không công bằng giữa các vùng nghèo và giàu. Lí do là những người được bảo hiểm thường sống và làm việc tại những vùng giàu có hơn và các quỹ bảo hiểm thường không được chuyển cho những nhóm dân không được bảo hiểm ở những nơi nghèo. (Chính vì vậy, cần tạo ra khả năng hỗ trợ lẫn nhau giữa các vùng trong hệ thống bảo hiểm y tế xã hội đính hướng công bằng).
Theo số liệu của nhiều nước, nơi mà bảo hiểm y tế xã hội chỉ bao phủ một phần dân cư, nơi ở đó những người được bảp hiểm sử dụng các dịch vụ y tế Nhà nước nhiều hơn nhóm người không bảo hiểm , mặc dù nhóm không có bảo hiểm lại có nhu cầu lớn hơn nhiều. Lý do chính của mâu thuẫn này là những người có bảo hiểm được các nhà cung cấp quan tâm hơn, vì đây là những bệnh nhân có thể cung cấp tài chính cho họ.
Ở các quốc gia mà người dân nông thôn có thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp và dân thành thị có thu nhập không chính thức (ngoài lương) khá lớn, khả năng mở rộng bảo hiểm y tế bắt buộc dựa vào lương thực sự rất hạn chế. Tại Việt Nam Bảo hiểm y tế bắt buộc chỉ bao phủ một phần dân số, các bằng chứng cho thấy những người được bảo hiểm sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhiều hơn nhiều so với những người không có bảo hiểm bất chấp một thực tế là những người không có bảo hiểm là những người có như cầu chăm sóc sức khỏe nhiều nhất.
(ii) Bảo hiểm y tế tự nguyện
Loại hình bảo hiểm này có thể là một giải pháp để mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm trong cộng đồng. Tuy nhiên số lượng người muốn tham gia loại bảo hiểm này rất hạn chế và khoản tiền đóng góp được xem là cao so với mức thu nhập của những người bình thường. Hậu quả là số người đăng ký mua bảo hiểm thấp và tỷ lệ người ốm tham gia mua bảo hiểm nhiều hơn rất nhiều so với tỷ lệ người ốm trong cộng đồng nói chung. Điều đó dẫn đến hậu quả là khả năng tồn tại về mặt tài chính của những loại hình này có xu hướng thấp, điều đó đòi hỏi phải tăng mức phí đóng góp bảo hiểm., mức phí bảo hiểm tăng sẽ có nguy cơ giảm số người tham gia.
Khi xem xét vấn đề này, giải pháp duy nhất để mở rộng loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện trong bối cảnh của định hướng công bằng đối với cung cấp tài chính cho chăm sóc sức khỏe là tăng đồng thời các khoản trợ cấp của Chính phủ nhằm giúp đỡ những người không có khả năng trả đủ số phí bảo hiểm để có thể có được thẻ bảo hiểm y tế được trợ cấp mét phần hoặc toàn bộ. Ưu điểm của loại hình này là người ta có thể thu thập các nguồn quỹ tư nhân bổ sung theo loại hình trả trước được tổ chức tốt, bao phủ cho những người có khả năng chi trả toàn bộ hoặc một phần phí bảo hiểm. Loại hình bảo hiểm này cũng giúp đạt được mục tiêu công bằng hơn trong chăm sóc sức khỏe tuy rằng mới chỉ ở mức độ thấp.