8. Kết cấu của Luận văn
2.4.1. Đánh giá thực trạng
Sau khi có Nghị quyết 46-NQ/TW, ngày 23/2/2005, của Bộ Chính trị, đầu tư cho y tế đã tăng lên đáng kể, năm 2007 chi cho y tế chỉ đạt 31 841 tỷ đồng thì năm 2009 đã đạt 60 135 tỷ đồng tăng gần gấp đôi về giá trị tuyệt đối sau 3 năm
Trong thời gian vừa qua, tỷ lệ chi cho y tế/GDP và tỷ lệ chi cho y tế từ NSNN/ tổng chi NSNN đã tăng lên đáng kể. Năm 2005 chi cho y tế từ NSNN chỉ đạt 5,22% tổng chi NSNN, thì năm 2009 đã đạt 8,2%. Tỷ lệ chi từ NSNN cho y tế tăng nhanh những năm gần đây có thể bắt nguồn từ việc Chính phủ thực hiện đầu tư mạnh mẽ cho các dự án bệnh viện đa khoa tuyến huyện và các bệnh viện tuyến tỉnh thông qua nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, để thực hiện Nghị quyết 18/2008/QH12 của Quốc hội. Chính phủ cũng đã tăng ngân sách hỗ trợ mua BHYT cho nhóm dân số nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi để thực hiện Luật BHYT (có hiệu lực từ 1/7/2009). Để đạt và duy trì được tỷ lệ chi NSNN cho y tế đạt mức trên 10% tổng chi NSNN trong những năm tới sẽ cần phải có những nỗ lực rất lớn từ phía Chính phủ và Bộ Y tế vì nguồn trái phiếu Chính phủ sẽ giảm dần.
Do đầu tư từ NSNN cho y tế tăng khá mạnh trong 5 năm qua, đặc biệt là thông qua nguồn trái phiếu Chính phủ, nên tỷ trọng chi công trong tổng chi cho y tế có xu hướng tăng lên đáng kể. Năm 2005 tỷ trọng chi công cho y tế chỉ đạt dưới 30% tổng chi y tế thì năm 2009 tỷ lệ này đã đạt trên 45%.
Đầu tư phát triển KH&CN luôn được Nhà nước coi là quốc sách hàng đầu, hệ thống chính sách đầu tư từ NSNN cho KH&CN đã được hoàn thiện, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với bối cảnh thực tiễn cũng như nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Theo đó, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định quan trọng nhằm khuyến khích việc đầu tư vào KH&CN, đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp như Nghị định 119/1999/NĐ-CP về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào KH&CN, Nghị định 122/2003/NĐ-CP về thành lập quỹ phát triển KH&CN Quốc gia, Nghị định 115/2005/NĐ-CP về tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu KH&CN; Nghị định 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN, Nghị định số 80/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 quy định về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và nghị định số 82/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ và doanh nghiệp KH&CN...
Cơ chế tài chính đối với các đơn vị KH&CN đã được đổi mới căn bản theo hướng tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức bộ máy và biên chế. Để thúc đẩy sự hoạt động có hiệu quả hơn nữa, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức KH&CN, việc ban hành Nghị định số 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP đã quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động và tài chính của các đơn vị.
Trong đó, cơ chế tài chính đối với các đơn vị KH&CN được thực hiện theo Nghị định 115, đây được xem như là “khoán 10” trong KH&CN, góp phần quan trọng vào sự phát triển của KH&CN Việt Nam, tạo biến đổi tốt trong công tác quản lý đối với lĩnh vực KH&CN. Theo đó, Nghị định mới ra đời căn bản đã tháo gỡ những vướng mắc, ràng buộc, kìm hãm về cơ chế, chính sách, tổ chức, quản lý khoa học, góp phần cơ bản đưa KH&CN nước ta trở thành động lực
phát triển đất nước trong thời kỳ tới. Do cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm sẽ tạo điều kiện tốt nhất đồng thời cũng đặt ra yêu cầu và thách thức lớn cho các tổ chức KH&CN và các nhà khoa học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động nghiên cứu phát triển.
Thực hiện cơ chế tài chính mới, một số tổ chức KH&CN năng động đã thực sự có các bước chuyển về hoạt động và nguồn thu sự nghiệp; doanh thu sự nghiệp năm sau cao hơn năm trước; đã mở rộng một số đơn vị hạch toán báo sổ trong các tổ chức KH&CN; các tổ chức KH&CN nghiên cứu ứng dụng đã nhận thức về cơ chế thị trường, chấp nhận sự cạnh tranh. Nhiều tổ chức KH&CN đã dần tự trang trải kinh phí hoạt động và ngày càng phát triển nhờ sự năng động của mình.
Đầu tư cho KH&CN được coi như là đầu tư cho phát triển, việc sử dụng hiệu quả nguồn lực này là yêu cầu cấp thiết và cũng là để tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà khoa học phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì thế, các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều thông tư về cơ chế khoán và định mức chi cho khoa học để góp phần thực hiện hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Theo đó, đối với các khoản chi được giao khoán, chủ nhiệm đề tài được quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn quy định hiện hành, đảm bảo sử dụng hiệu quả kinh phí được giao trên cơ sở quy chế chi tiêu của từng đề tài, cụ thể là việc han hành Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN hướng dẫn cơ chế khoán chi của các đề tài, dự án sử dụng ngân sách nhà nước. Thông tư số 44/2007/TTLT/BTC-KHCN quy định về định mức phân bổ và xây dựng dự toán chi đề tài, dự án KH&CN sử dụng nguồn ngân sách nhà nước làm căn cứ để xác định mức kinh phí thực hiện đề tài, dự án. theo đó, dự toán đề tài được xây dựng theo số lượng các chuyên đề, theo các nhiệm vụ: hội thảo, điều tra, khảo sát, mua nguyên, nhiên vật liệu...; không bao gồm các chi phí thường xuyên (tiền lương, tiền công gián tiếp và các hoạt động quản lý gián tiếp).
Như vậy, bước đổi mới trong quản lý chi KH&CN là các chủ nhiệm đề tài đã được chủ động hơn trong việc sử dụng kinh phí để trang trải cho công
trình nghiên cứu KH&CN của mình nhằm mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí khi thực hiện Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 4/10/2006 hướng dẫn cơ chế khoán chi của các đề tài, dự án sử dụng NSNN. Theo đó dự toán cho con người, chi viết chuyên đề, chi công tác phí, hội phí, các chi mua sắm nguyên, nhiên vật liệu có định mức kinh tế, kỹ thuật… sẽ được giao kinh phí theo hình thức khoán. Đối với các khoản chi khoán này, chủ nhiệm đề tài được quyết định mức chi cho hiệu quả trên cơ sở quy chế chi tiêu của từng đề tài.
Theo quy định của Luật NSNN thì dự toán kinh phí chỉ được sử dụng trong phạm vi năm ngân sách, nhưng riêng đối với các nhiệm vụ KH&CN thì thời gian sử dụng kinh phí được quy định sử dụng phù hợp với thời gian nghiên cứu của đề tài. Cơ chế này đã giảm bớt các thủ tục về thanh quyết toán, tạo điều kiện cho các nhà khoa học sử dụng kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, không bị ảnh hưởng bởi năm ngân sách.
Hoạt động hỗ trợ nghiên cứu khoa học và ứng dụng KH&CN tại các doanh nghiệp đã được đẩy mạnh thông qua các cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện các dự án KH&CN của doanh nghiệp. Giai đoạn 2002-2007, NSNN đã hỗ trợ theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP để thực hiện 111 đề tài với tổng kinh phí hỗ trợ là 106 tỷ đồng. Trong đó, có 55 đề tài nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới, công nghệ mới nhằm tạo ra sản phẩm thay thế nhập khẩu hoặc phục vụ xuất khẩu, 20 đề tài nghiên cứu cải tiến công nghệ hiện có nhằm giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, 02 đề tài nghiên cứu công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh những quy định chính sách đầu tư từ NSNN cho KH&CN, nhà nước cũng ban hành nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư cho KH&CN bằng cách hỗ trợ gián tiếp để thu hút tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển KH&CN, thúc đẩy phát triển KH&CN trong doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Hệ thống các quy định chính sách tài chính, thuế đối với khuyến khích phát triển KH&CN khá rõ ràng về các ưu đãi đối với KH&CN, coi đây là lĩnh vực cần được đặc biệt chú trọng đầu tư.
Đây chính là công cụ vĩ mô để khuyến khích phát triển hoạt động KH&CN ở Việt Nam. Chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư hơn nữa vào hoạt động KH&CN. Chẳng hạn, quy định doanh nghiệp được trích 10% lợi nhuận trước thuế để thành lập Quỹ phát triển KH&CN trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Những quy định về xác định doanh thu, các khoản chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đã có những thay đổi cho phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp khấu hao nhanh nhằm đổi mới thiết bị, công nghệ, tăng năng xuất lao động, cải thiện sức cạnh tranh trong nền kinh tế và trong quá trình hội nhập với thế giới bên ngoài.
Ngoài ra còn các ưu đãi được quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế xuất nhập khẩu…Chính những ưu đãi này đã góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích xuất khẩu và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh…
Việc trích lập quỹ KH&CN trong doanh nghiệp ngày càng được tăng cường đã góp phần đổi mới, làm chủ công nghệ, cải tiến kỹ thuật, phát triển sản xuất. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 122/2003/NĐ-CP về việc thành lập Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia; Liên Bộ Bộ Tài chính, Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư liên tịch số 129/2007/TTLT/BTC-BKHCN hướng dẫn cơ chế tài chính cho Quỹ phát triển KHCN quốc gia.
Việc thành lập Quỹ phát triển KH&CN quốc gia nhằm hỗ trợ các đề tài nghiên cứu cơ bản, cho vay, hỗ trợ các đề tài KH&CN theo cơ chế Quỹ, đảm bảo tính linh hoạt, thúc đẩy phát triển nghiên cứu, từng bước chuyển cơ chế quản lý hành chính sang cơ chế quản lý gắn với hiệu quả, kết quả nghiên cứu. Thành lập Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ. Bên cạnh đó, Nhà nước thực hiện các chương trình hỗ trợ KH&CN nông thôn miền núi để thúc đẩy phát triển KH&CN vùng nông thôn, miền núi, ứng dụng các công nghệ mới, tạo điều kiện thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng này; hỗ trợ phát triển tài sản trí
tuệ; hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ (nhà nước hỗ trợ kinh phí tổ chức các hội chợ Techmart ở trung ương và địa phương...). Hàng năm, NSNN bố trí ít nhất 200 tỷ đồng để cấp bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ phát triển KH&CN quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia. Cho đến nay, NSNN đã bố trí 800 tỷ đồng cho Quỹ phát triển KH&CN quốc gia và 70 tỷ đồng cho Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp KH&CN thành lập và hoạt động theo các quy định tại Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất về thuế; về tín dụng đầu tư của Ngân hàng phát triển Việt Nam và các quỹ khác; Được ưu tiên trong việc sử dụng trang thiết bị nghiên cứu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại các Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước; Được hưởng các dịch vụ tư vấn, đào tạo miễn phí của các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp do các cơ quan nhà nước thành lập; và được Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao và Ủy ban nhân dân các địa phương ưu tiên cho thuê đất, cơ sở hạ tầng với mức giá thấp nhất theo quy định.
Như vậy, lĩnh vực KH&CN đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn của nhà nước thông qua việc đổi mới các cơ chế chính sách luôn theo hướng tăng dần tỷ lệ chi cho KH&CN trong tổng chi NSNN. Cấp kinh phí đến nhà khoa học đã được cải tiến một bước trên cơ sở tuyển chọn theo nguyên tắc cạnh tranh và giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết. Các tổ chức khoa học công nghệ công lập đã và đang triển khai khá tốt quyền tự chủ về tài chính để chủ động các hoạt động của mình. Theo đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu thành công với giá trị ứng dụng cao, như nghiên cứu chế tạo các loại vắc xin trong lĩnh vực y tế và thú y; các loại thuốc cai nghiện; các ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống, phân bón phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; các ứng dụng từ công nghệ vật liệu mới, công
nghệ tự động hoá, công nghệ chế tạo máy… vào thực tiễn sản xuất của các doanh nghiệp.
Do được chú trọng đầu tư, nhân lực KH&CN đã hình thành được đông đảo các nhà khoa học khoảng trên 50 nghìn người và hệ thống các tổ chức Nghiên cứu KH&CN rộng khắp trên nhiều lĩnh vực (1.300 tổ chức KH&CN). Đây là một lực lượng KH&CN mạnh, là nền tảng vững chắc cho các bước tiến tiếp theo trong quá trình phát triển KH&CN theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá, gắn hiệu quả nghiên cứu KH&CN vào thực tiễn sản xuất kinh doanh, cải thiện tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Đồng thời, việc thực hiện các cơ chế chính sách tài chính trong phát triển nhân lực khoa học, củng cố hạ tầng KH&CN quốc gia cũng được tăng cường. Theo đó, lực lượng KH&CN đã được củng cố với tổng số 52.893 các nhà khoa học làm việc trong 1.300 tổ chức KH&CN. Cơ sở hạ tầng KH&CN cũng được tăng cường, nhiều công trình có khả năng ứng dụng và phát huy hiệu quả cao trong thực tiễn: đã tổ chức tuyển chọn 17 phòng thí nghiệm trọng điểm (tổng mức đầu tư phê duyệt là 1.153 tỷ đồng), trong đó đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 14 phòng, với số vốn đã thực hiện là 856,5 tỷ đồng; đầu tư xây dựng 2 khu công nghệ cao: khu công nghệ Hòa Lạc, khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh…
Bên cạnh đó, đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ từ NSNN đã góp phần phát triển thị trường công nghệ (việc thiết lập trang Web về Techmart, là một kênh thông tin để giới thiệu các công nghệ do Việt Nam sản xuất và kết nối cung - cầu); phát triển cơ sở hạ tầng KH&CN (Từ năm 2001 đến năm 2008, lĩnh vực KH&CN được bố trí vốn từ nguồn đầu tư phát triển là 13.614 tỷ đồng (trung ương 8.656 tỷ đồng, địa phương 4.958 tỷ đồng); hỗ trợ đầu tư xây dựng thương hiệu, phát triển tài sản trí tuệ được ngân sách nhà nước bố trí trên 50 tỷ đồng để thực hiện các dự án phát triển tài sản trí tuệ từ trung ương đến địa phương…