8. Kết cấu của Luận văn
3.4.3. Phát huy nội lực của các bệnh viện
Các bệnh viện cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, đảm bảo sự hài lòng của nhân viên. Thay cho việc trả lương hàng tháng theo cấp bậc, hệ số như hiện nay, bệnh viện có thể trả lương theo tuần làm việc. Mức lương này được trả sao cho xứng với công sức mà người lao động bỏ ra. Ngoài ra cần có chính sách đãi ngộ hợp lý với đội ngũ giáo sư, bác sĩ, chuyên gia... Có như vậy mới phát huy được nhân tố con người vừa giảm tình trạng tiêu cực trong bệnh viện.
Bệnh viện cần khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống máy móc, thiết bị y tế. Sử dụng công nghệ đúng mục đích, đúng chức năng tránh tình trạng mua mà không sử dụng vì thiếu đồng bộ hoặc sử dụng không hết công suất hoặc sử dụng mà không bảo trì.
Ngoài ra, các bệnh viện cần tăng cường nguồn thu từ các dịch vụ bổ trợ, các hợp đồng nghiên cứu khoa học, các hợp đồng thử nghiệm v..v..
3.4.4. Xây dựng bệnh viện hướng về “khách hàng”
Đó là xây dựng bệnh viện theo hướng thoả mãn nhu cầu của khách hàng thay vì buộc khách hàng theo mình. Khách hàng của bệnh viện chính là những người có nhu cầu khám, chữa bệnh. Bệnh viện cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với bệnh nhân: thường xuyên tổ chức các cuộc điều tra, phỏng vấn để ngoài việc khảo sát tình hình bệnh tật còn phải tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Thành lập hội đồng khách hàng làm nhiệm vụ tiếp nhận những phản hồi từ phía khách hàng. Mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ : KCB tại nhà, KCB theo yêu cầu…
Bệnh viện có thể phát triển theo hướng mô hình khép kín phục vụ bệnh nhân từ A – Z. Hiện ở Việt Nam, Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh là một điển hình làm tốt mô hình này. Bệnh nhân đến bệnh viện ngoài việc được khám chữa bệnh ra còn có thể đăng ký chỗ ngủ trọ ngay tại Bệnh viện. Mua thuốc và vật dụng khác ngay trong khuôn viên Bệnh viện và Bệnh viện có cả dịch vụ ăn uống rất thuận tiện cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân…
3.4.5. Thay đổi phương thức chi
Việc phân bổ ngân sách Nhà nước cũng cần thay đổi, chuyển dần từ chi trực tiếp cho các đơn vị cung ứng dịch vụ công sang chi trực tiếp cho người hưởng thụ để mua BHYT. Tăng ngân sách Nhà nước để đầu tư phát triển, nhất là y tế cơ sở và tăng ngân sách cho y tế dự phòng lên ít nhất 30%, việc phân bổ ngân sách phải dựa trên sự cân đối với các nguồn thu khác (BHYT, viện phí, viện trợ)... Đồng thời, có lộ trình thích hợp giảm dần tỉ trọng ngân sách tư (viện phí) trong tổng chi xã hội cho y tế xuống dưới 50% (hiện nay là trên 60%)...
Tiểu kết chƣơng 3
1. Để thực hiện đổi mới chính sách tài chính theo hướng đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức nghiên cứu khoa học trong ngành y tế trước hết ngành y tế cần nâng cao năng lực nội sinh về KH&CN, tức là nâng cao khả năng tìm kiếm, lựa chọn hợp lý, tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả các thành tự KH&CN mới, vận dụng sáng tạo phù hợp với tình hình địa phương. Các đơn vị trong ngành cần tiếp tục phát huy tính tự chủ, năng động trên cơ sở thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Hàng năm các đơn vị cần đảm bảo tỉ lệ ngân sách dành cho nghiên cứu khoa học theo quy định, sử dụng tốt nguồn kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
2. Tuy nhiên, chính sách tài chính cho nghiên cứu khoa học ngành y tế còn nhiều bất cập đó là chi ngân sách nhà nước còn theo hướng chưa tập trung, chưa có hiệu quả trong việc thực hiện, phương thức sử dụng nguồn kinh phí còn nhiều bất cập. Để giải quyết bất cập này cần phải tự chủ tài chính cho tổ chức nghiên cứu khoa học.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1. Khi xác định mục tiêu, nhiệm vụ cho ngành y tế, Đảng ta đã khẳng định quan điểm về chăm sóc sức khỏe nhân dân trong nghị quyết TW 4 của Đại hội Đảng khóa VII với nội dung cụ thể là: “ Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp Đảng và chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội. Trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn kỹ thuật...Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đa dạng hóa hình thức tổ chức chăm sóc sức khỏe (Nhà nước, tập thể, nhân dân) trong đó y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có trong nước và mở rộng hợp tác quốc tế”.
2. Để thực hiện tốt Nghị quyết TW 4 khóa VII, trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo toàn diện trên mọi lĩnh vực của Bộ y tế, Chính phủ cùng các tổ chức trong và ngoài nước, Ngành y tế đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân và đã đạt được một số thành tựu hết sức to lớn, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, đặt nền móng đi lên với những bước phát triển mới của những năm đầu thế kỷ XXI
3. Tuy nhiên, từ khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với chủ trương khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế theo cơ chế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa, thực sự đã đặt ra cho ngành y tế đứng trước những khó khăn và thử thách mới. Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động y tế từ ngân sách nhà nước là có hạn, nguồn vốn khu vực tư nhân tăng không đáng kể và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nguồn viện trợ nước ngoài có xu hướng giảm đi, trong khi đó nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng lên. Vì vậy, đổi mới chính sách tài chính về khoa học & công nghệ trong ngành y tế theo hướng đảm bảo quyền tự chủ cho các tổ chức nghiên cứu là yêu cầu cấp bách và cần thiết trong thời đại ngày nay bởi quan
điểm của Đảng ta coi đầu tư cho y tế là đầu tư cho con người-nguồn lực quan trọng nhất. Đồng thêi tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với công bằng xã hội, điểu này xuất phát từ bản chất xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
2. KHUYẾN NGHỊ
Các giải pháp đã được nêu ra trên đây, để thực hiện tốt thì cần có sự tham gia hỗ trợ của các tổ chức, đơn vị, cá nhân ngoài ngành tài chính đặc biệt là Chính phủ và Bộ Y tế.
1. Đề nghị Chính phủ và Bộ y tế có các chính sách khuyến khích đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, các dự án ODA, viện trợ... để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở y tế, đặc biệt là đưa ra những Chính sách hỗ trợ cho ngành y tế về tài chính.
2. Đề nghị Chính phủ tạo môi trường chính sách kinh tế tốt hơn để thu hút viện trợ cho y tế, vì các nhà tài trợ biết rằng ngay cả những dự án được thực hiện nghiêm chỉnh cũng chỉ có tác dụng hạn chế trong một môi trường chính sách nghèo nàn. Trong báo cáo về “ tình hình phát triển thế giới 2000/2001” của ngân hàng thế giới, các nhà tài trợ đã cho rằng “ Một bệnh viện xây dựng khang trang chỉ phát huy tác dụng nếu như ngân sách hàng năm được phân bổ cho y bác sỹ, trang thiết bị... và nếu như môi trường kinh tế cho phép người nghèo tới khám chữa bệnh.
Đề nghị Chính phủ có chính sách chế độ thích hợp đối với cán bộ y tế cơ sở như, khuyến khích công tác nghiên cứu khoa học khám chữa bệnh
Đề nghị Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh phát triển y tế tư nhân theo chủ trương xã hội hóa hoạt động y tế tại Quyết định số 90 ngày 21/8/1997 của Chính phủ.
3. Trong giải pháp tạo nguồn, chúng ta đã khuyến khích khu vực y tế tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ y tế. Nhất định sẽ xảy ra mặt trái của kinh tế thị trường như nạn thuốc giả, thuốc kém chất lượng, giá cả không ổn định làm ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân. Do vậy đề nghị Bộ Y tế tăng cường công tác kiểm soát chất lượng hành nghề y dược tư nhân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Advanced Medical Technology Association, What is Medical
Technology? June 8, 2009.
2. Bệnh viện Bạch Mai (2007), Phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế theo Nghị định
43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2005), Tờ trình Chính phủ số 25/TTr-BTC dự thảo Nghị
định của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đôi với đơn vị công lập.
4. Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BTC-BYT
Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2012-2015
5. Bộ Y tế (2007),Quyết định số 37/2007/QĐ-BYT ngày 25/10/2007, Ban
hành Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Y tế sử dụng ngân sách Nhà nước.
6. Bộ Y tế (2009), Quyết định số 1935/QĐ-BYT ngày 03/6//2009, Quy định về quản lý các nhiệm vụ, dự án, đề án BVMT sử dụng phần ngân sách sự nghiệp môi trường do Bộ Y tế quản lý trực tiếp
7. Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội
8. International Network of Agencies for Health Technology Assessment,
HTA glossary, June 8, 2009
9. Vũ Cao Đàm (1986), Tổng quan các vấn đề KH&KT, Vài vấn đề trong
10. Vũ Cao Đàm (2002), Đánh giá NCKH trong các trường đại học giai
đoạn 1996-2000, mã số B 2001-52-TĐ-19, Viện nghiên cứu phát triển
giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
11. Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đã công bố (tập 1) Lý
luận và phương pháp luận khoa học, Hà Nội, 2009
12. Vũ Cao Đàm (2010), Giáo trình Khoa học chính sách, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Hội đồng quản lý Quỹ phát triển KH&CN quốc gia (2008), Quyết định số 03/QĐ-HĐQLQ ngày 24/12/2008, quy định về việc tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên do Quỹ phát triển KH&CN quốc gia tài trợ.
14. Nguyễn Thị Thương Huyền (2004), Những vấn đề pháp lý đặt ra khi áp dụng cơ chế tự chủ tài chính về khoa học và công nghệ trong ngành
y tế và hướng nghiên cứu hoàn thiện, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số
12/2010
15. Nguyễn Minh Mẫn (2012), Y tế Việt Nam nên bắt đầu từ định nghĩa,
Thời báo kinh tế Sài Gòn, 02.3.2012
16. Đỗ Nguyên Phương (1996), Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
17. Đỗ Nguyên Phương (2005), Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân trước những yêu cầu mới, Tạp chí Cộng sản số 11/2005
18. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách nhà nước
19. www.mof.gov.vn