Thực trạng chính sách tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ ngành y tế

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách tài chính về khoa học và công nghệ trong ngành y tế theo hướng đảm bảo quyền tự chủ cho các tổ chức nghiên cứu (Trang 39)

8. Kết cấu của Luận văn

2.4. Thực trạng chính sách tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ ngành y tế

ngành y tế

Ngân sách nhà nước đã được ưu tiên đầu tư cho KH&CN vào khoảng 2% tổng chi NSNN hàng năm nhằm coi đầu tư cho công nghệ chính là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Mức đầu tư này tương đương vào khoảng 0,6%GDP và tăng hàng năm theo tốc độ tăng tổng chi ngân sách nhà nước nhưng nguồn đầu tư này cần phải được tăng cường mạnh hơn nữa nhằm phát huy vai trò to lớn của KH&CN, đóng góp cho sự nghiệp CHN-HĐH đất nước.

Trong giai đoạn 2006-2010, chi từ NSNN cho phát triển KH&CN đã tăng mạnh, tương ứng với các mức chi hàng năm là 5.890 tỷ đồng, 7.150 tỷ đồng, 7.802 tỷ đồng , 10.350 tỷ đồng và 11.398 tỷ đồng. Như vậy, chi cho KH&CN đạt tốc độ tăng là 90% trong giai đoạn 2006-2010. Trong đó, chi đầu tư cho KH&CN chiếm khoảng 40% và chi thường xuyên chiếm khoảng 60%; chi cho hoạt động KH&CN ở trung ương chiếm 70% tổng chi và ở địa phương là khoảng 30% tổng chi.

Hình 1. Đầu tư từ NSNN cho KH&CN 2006-2010 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 2006 2007 2008 2009 2010 Nguồn: Bộ Tài chính 2010

Trong tổng nguồn lực đầu tư từ NSNN cho KH&CN, thì chủ yếu được đầu tư cho các Viện nghiên cứu, các trường đại học và các đơn vị nghiên cứu của các bộ ngành. Đặc biệt, một phần đầu tư được sử dụng cho mục đích duy trì hoạt động thường xuyên của các tổ chức KH&CN chứ không phải được đầu tư trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu. Trong khi đó, mối quan hệ giữa những trung tâm nghiên cứu R&D của nhà nước với khu vực doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả, những nghiên cứu chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của các doanh nghiệp và khu vực tư nhân. Về phía các doanh nghiệp, đầu tư cho hoạt động R&D còn rất khiêm tốn, trong khi chưa phát huy được sự hợp tác hiệu quả với các trường đại học hay các viện nghiên cứu để nâng cao công nghệ sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

“2% tổng chi ngân sách quốc gia mà Quốc hội đã dành cho KH&CN từ năm 2000 là con số không hề nhỏ, tương đương 0,5 -0,6% GDP của Việt Nam. Đây là tỷ lệ rất cao so với thế giới, trong khi Nhật Bản chỉ đầu tư có 0,36%, Hoa Kỳ là 0,4%, Hàn Quốc 0,45%... GDP quốc gia cho KH&CN”

Như vậy, đầu tư từ NSNN trong những năm qua đã góp phần hình thành được đội ngũ đông đảo các nhà khoa học; nhiều kết quả nghiên cứu có giá trị ứng dụng cao, rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học cơ bản giữa Việt Nam với các nước trên thế giới; cường đầu tư phát triển KH&CN nông thôn và miền núi; đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học và công nghệ tại các doanh nghiệp; tăng từng bước hình thành và phát triển thị trường công nghệ; hỗ trợ đầu tư xây dựng thương hiệu, phát triển tài sản trí tuệ; phát triển cơ sở hạ tầng KH&CN.

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách tài chính về khoa học và công nghệ trong ngành y tế theo hướng đảm bảo quyền tự chủ cho các tổ chức nghiên cứu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)