8. Kết cấu của Luận văn
3.1. Chi ngân sách nhà nƣớc theo hƣớng tập trung, trọng điểm, có hiệu quả trong việc thực
trong việc thực hiện
Nguồn vốn ngân sách Nhà nước là một nguồn tài chính rất quan trọng cho y tế về cả đầu tư cơ sở vật chất và đầu tư tài chính. Trong những năm tới khó có thể tăng thêm lượng vốn đầu tư từ nguồn tài này để bù đắp thiếu hụt so với nhu cầu vì vậy cần chú trọng phát triển nguồn vốn này bằng các biện pháp sau:
- Tăng cường hiệu quả của các công trình được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn. Hiện nay, hiệu quả của các công trình đầu tư xây dựng cơ bản rất thấp. Các cơ sở y tế được xây dựng với kinh phí lớn nhưng hiệu quả thực sự đối với công tác khám chữa bệnh của người dân rất thấp. Các cấp quản lý có liên quan cần tăng cường quản lý công tác xây dựng và vận hành các tranh thiết bị y tế nhằm giảm thiểu thất thoát cho Nhà nước.
- Tăng cường đầu tư từ ngân sách Nhà nước bằng cách kết hợp các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế với các chương trình nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh của tỉnh, các chương trình nâng cấp các cơ sở vật chất bằng nguồn vốn nước ngoài. Tránh tình trạng một cơ sở y tế thì được hai nguồn vốn cùng đầu tư còn cơ sở y tế khác thì lại không được nguồn vốn đầu tư nào cả. Kết hợp các nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả nhằm làm thay đổi cơ bản cơ sở vật chất của địa phương trong đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho y tế. Cần xây dựng các đề án mang tính chiến lược, khoa học và xây dựng các dự án hoàn chỉnh lồng ghép với nguồn vốn, các chương trình khác một cách hiệu quả.
Việc chi tiêu ngân sách Nhà nước cần chú ý tránh lãng phí, đảm bảo tiết kiệm, chi tiêu theo đúng mục đích và thứ tự ưu tiên. Tiết kiệm các khoản chi cho hành chính, vật tư văn phòng, hội họp tiếp khách…Cần đảm bảo quản lý chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, công khai tài chính, dân chủ trong chi tiêu và đặc biệt là chống tham nhũng, gây thất thoát ngân sách Nhà nước.