II. Xu hướng mở rộng phạm vi liên kết của các nước Đông và Đông Na má ra ngoài khố
1. Những cơ hội đối với nền kinh tế
1.5. Tạo dựng những điều kiện thuận lợi ban đầu cho việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
nền kinh tế thế giới.
Việt nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa từ năm 1986, chúng ta chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại. Đến nay, chúng ta đã có quan hệ buôn bán với hơn 110 quốc gia, trong đó có 79 nước đã ký Hiệp định thương mại và thoả thuận về Tối huệ quốc với 86 nước và vùng lãnh thổ. Việc gia nhập AFTA vào tháng 7/1995 có ý nghĩa hết sức quan trọng với Việt nam, thể hiện chủ trương hội nhập và cam kết tự do hoá thương mại, đồng thời AFTA cũng là bước tập dượt để Việt nam hội nhập hơn nữa vào nền kinh tế thế
giới mà trước hết là việc gia nhập WTO. Việc tham gia AFTA giúp Việt nam bước đầu chấp nhận các nguyên tắc và thông lệ quốc tế.
Hơn nữa, việc tham gia AFTA còn giúp Việt nam nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế và tranh thủ được sự ủng hộ của các nước thành viên ASEAN cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Các cuộc họp trong khuôn khổ hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN thường đưa vấn đề về vòng đàm phán mới của WTO cũng như việc gia nhập của các nước thành viên mới vào chương trình làm việc của mình. Các nước thành viên ASEAN sẽ là nhân tố tác động đến các thành viên còn lại của WTO về vấn đề gia nhập tổ chức này của Việt nam. Trong các cuộc đàm phán đa phương về việc gia nhập WTO, Việt nam có thể dùng sức mạnh tập thể của các nước thành viên để tăng khả năng và thế lực thương lượng, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình.