II. Một số giải pháp của Việt nam trong quá trình hội nhập trước bối cảnh của liên kết khu vực
3. Nhóm giải pháp về chính sách xã hội nhằm hạn chế và giải quyết những vấn đề tiêu cực của hội nhập
3.3. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho người thất nghiệp và các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động
tượng yếu thế trong thị trường lao động
Thứ nhất, tổ chức cho vay vốn theo các dự án nhỏ giải quyết việc làm thông
qua Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm
- Cung cấp các món vay ưu đãi với lãi suất thấp cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm để tự tạo việc làm mới hoặc tạo thêm việc làm có hiệu quả hơn, gắn với chuyển giao công nghệ, hướng dẫn cách làm ăn cho nông dân và phát triển ngành nghề.
- Tổ chức cho các cơ sở sử dụng lao động vay vốn để bố trí việc làm ổn định trên 1 năm cho người thất nghiệp, người chưa có việc làm, gắn với phát triển trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp chế biến hàng nông sản, hàng xuất khẩu và việc áp dụng phù hợp công nghệ sử dụng lao động.
- Tổ chức cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ có khó khăn vay vốn để đảm bảo việc làm cho lao động nữ, tránh nguy cơ mất việc làm.
- Tổ chức cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật vào học nghề, các doanh nghiệp nhận số lao động là người tàn tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ Nhà nước quy định vay vốn để dạy nghề và tạo việc làm việc làm cho người tàn tật.
Thứ hai. nâng cao năng lực và hiện đại hoá các Trung tâm dịch vụ việc làm
- Khảo sát, đánh giá nhu cầu xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất Trung tâm dịch vụ việc làm của các tỉnh để đầu tư xây dựng.
- Nâng cao năng lực và hiện đại hoá các Trung tâm dịch vụ việc làm. Quy hoạch đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin trong hoạt động của các Trung tâm.
- Tổ chức các dịch vụ việc làm theo hướng sau:
+ Cung cấp các dịch vụ việc làm miễn phí đối với người thất nghiệp, người thiếu việc làm đăng ký tìm việc làm, bao gồm tư vấn lựa chọn việc làm, nơi làm việc, lụa chọn học nghề, hình thức học và nơi học, tư vấn lập dự án tạo việc làm hoặc tạo thêm việc làm, pháp luật liên quan đến việc làm, giới thiệu việc làm,...
+ Tổ chức cung ứng các dịch vụ việc làm cho người sử dụng lao động theo hợp đồng bao gồm: cung ứng lao động, giúp tuyển lao động, tư vấn pháp luật về lao động việc làm, cung cấp thông tin về thị trường lao động,...
+ Tổ chức các hội chợ việc làm để cho người lao động và người sử dụng lao động, các trung tâm dịch vụ việc làm và cơ sở đào tạo gặp gỡ trực tiếp, nắm bắt thông tin, nhu cầu về lao động, việc làm, tuyển dụng trực tiếp.
- Tổ chức dạy nghề gắn với việc làm:
+ Tổ chức dạy nghề theo hợp đồng học nghề gắn liền với việc làm cho người thất nghiệp đã đăng ký tìm việc tại các cơ sở dạy nghề của Trung tâm dịch vụ việc làm hoặc các cơ sở dạy nghề khác do Trung tâm giới thiệu.
+ Đầu tư nâng cấp trang thiết bị, phương tiện dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề thuộc Trung tâm dịch vụ việc làm và các cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật.
Thứ ba, điều tra, thống kê thị trường lao động và xây dựng hệ thống thông
tin về thị trường lao động
Xây dựng và từng bước hoàn thiện, hiện đại hoá hệ thống thông tin thị trường lao động, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời thông qua những diễn biến của thị trường lao động, làm cơ sở cho việc hoạch định và điều chỉnh kế hoạch, chính sách việc làm và thị trường lao động.
Thứ tư, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý việc làm
Nâng cao kiến thức và kỹ năng xây dựng, quản lý điều hành và triển khai chương trình việc làm cho cán bộ quản lý việc làm thuộc các Bộ, ngành, Tổng cục, các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, các đoàn thể quần chúng và các Trung tâm dịch vụ việc làm, bằng cách tổ chức các khoá huấn luyện và tổ chức các đoàn tham quan học hỏi kinh nghiệm của các nước trong lĩnh vực giải quyết việc làm và dịch vụ việc làm.
Thứ năm, xúc tiến việc thành lập quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
Bộ lao động thương binh và xã hội đang xây dựng kế hoạch hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Chính phủ nên xúc tiến việc hình thành Quỹ này vì đây là một giải pháp hữu ích và lâu dài nhằm giải quyết các vấn đề xã hội do thất nghiệp. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhằm bảo đảm cho người lao động ở các thành phần kinh tế được tham gia bảo hiểm thất nghiệp để khi mất việc làm được hưởng trợ cấp thất nghiệp, giúp họ có điều kiện ổn định đời sống vật chất cho bản thân và gia đình khi chưa tìm được việc làm. Nhà nước mở rộng chế độ bảo hiểm
thất nghiệp cho người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, Nhà nước sẽ ban hành chính sách, chế độ và quy định tổ chức quản lý sự nghiệp bảo hiểm thất nghiệp cho toàn xã hội. Tuy nhiên, Nhà nước không bao cấp, không lấy ngân sách để chi trả cho chính sách này, mà người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp, xem đây là một nội dung trong hợp đồng lao động mà hai bên ký kết, đảm bảo quyền lợi cho người lao động như chính sách bảo hiểm xã hội và các chính sách khác.
Tuy nhiên, bảo hiểm thất nghiệp là một bộ phận của chính sách bảo hiểm xã hội, nhưng loại hình này có một số đặc thù riêng, rất khó quản lý vì vậy trong quá trình hình thành Quỹ này, Chính phủ và Bộ lao động thương binh xã hội cần phải cân nhắc để có giải pháp xử lý những vấn đề sau:
Thứ nhất, đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp không thể tính toán được,
cũng không thể dự toán chính xác được như các loại bảo hiểm xã hội khác (vì một người lao động có thể hôm nay có việc làm, nhưng ngày mai bị thất nghiệp do thay đổi cơ cấu sản xuất, thay đổi công nghệ)
Thứ hai, lao động làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau, việc
quản lý quyền lợi của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp rất khó khăn, vì thực tế sẽ có nhiều người lao động tìm được việc làm, có thu nhập, nhưng vẫn được nhận trợ cấp thất nghiệp.
Thứ ba, bảo hiểm thất nghiệp có liên quan chặt chẽ với cơ quan xúc tiến
việc làm, trong lúc cơ quan này lại hoạt động chưa thực sự có hiệu quả.
Việc thành lập Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là cần thiết và đã được áp dụng hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới. Chính phủ cần khẩn trương xem xét và xử lý các vấn đề còn tồn tại để chính sách này đến với người lao động./.
Kết luận
Liên kết kinh tế quốc tế đã trở thành xu hướng mang tính toàn cầu nổi lên trong mấy thập niên gần đây. Liên kết kinh tế quốc tế chính là quá trình khách quan, là kết quả của phân công lao động quốc tế dưới ảnh hưởng của cách mạng khoa học kỹ thuật. Tham gia vào liên kết kinh tế quốc tế tạo động lực phát triển cho quốc gia tuy nhiên cũng để lại những thách thức không nhỏ. Đặc biệt đối với các quốc gia Đông và Đông Nam á, nơi mà nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nay phải đối mặt với những cạnh tranh khốc liệt của xu hướng liên kết kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá thương mại đang diễn ra như vũ bão, lại là những thách thức mang tính chất sống còn. Điều đó đòi hỏi mỗi một quốc gia thành viên trong khu vực phải có các đối sách thích hợp, đồng thời nâng cao tinh thần hợp tác, đoàn kết khu vực tạo thành một sức mạnh tổng hợp để có thể hoà nhập, sánh vai cùng các khu vực kinh tế khác trên thế giới và thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình toàn cầu hoá thương mại trong tương lai.
Nghiên cứu về xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của các quốc gia Đông và Đông Nam á, thấy được những nỗ lực cũng như tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau cùng vượt qua các thách thức, chứng kiến các thành tựu mà các quốc gia này đạt được, chúng ta có thể thấy lạc quan, tin tưởng hơn về một tương lai sáng lạng của nền kinh tế sẽ còn bước những bước dài về phía trước.