Giai đoạn mới trong quan hệ kinh tế ASEAN – Trung Quốc

Một phần của tài liệu Những nội dung cơ bản của liên kết kinh tế quốc tế và xu hướng vận động của liên kết kinh tế quốc tế (Trang 44 - 50)

II. Xu hướng mở rộng phạm vi liên kết của các nước Đông và Đông Na má ra ngoài khố

1. Quan hệ kinh tế ASEAN Trung Quốc trong một nền kinh tế thế giới hội nhập

1.3. Giai đoạn mới trong quan hệ kinh tế ASEAN – Trung Quốc

Một vài phát hiện của ngân hàng thế giới:

Một nghiên cứu mới đây của Ngân hàng thế giới về việc Trung Quốc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu cho thấy theo một viễn cảnh dự án, phần của Trung Quốc trong thương mại thế giới sẽ gia tăng để làm cho đất nước này trở thành quốc

gia thương mại lớn thứ hai thế giới. Những lợi ích kinh tế cho Trung Quốc và những bạn hàng thương mại của nó trong việc tự do hoá và việc gia nhập WTO của Trung Quốc sẽ còn lớn hơn. Để nhận thức được những lợi ích này, Trung Quốc và những bạn hàng thương mại chính của họ sẽ cần phải tự do hoá hơn nữa mối quan hệ thương mại và đầu tư trong khuôn khổ những nguyên tắc của WTO.

Mặt khác, Trung Quốc đã nhanh chóng bắt kịp với những quốc gia đang phát triển khác trong hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trung Quốcác động của việc Trung Quốc gia tăng hội nhập đối với các nền kinh tế khác là điều dễ thấy trong những mối liên kết về thương mại và đầu tư. Về phía ASEAN, một số hiệu ứng ngược của việc tăng xuất khẩu những sản phẩm sử dụng lao động tập trung của Trung Quốc và các nước đang phát triển khác về mức lương cho những công nhân không lành nghề ở các nước công nghiệp là điều không đáng ngạc nhiên, đặc biệt là trong những ngành như dệt, may mặc và da giầy, sản phẩm điện tử. Trung Quốc sẽ tập trung vào những sản phẩm cần ít kỹ năng và công nghiệp nhẹ với những đối thủ cạnh tranh gần nhất ở ASEAN và các nước Nam á.

Do quỹ đất đai là có hạn, sự chuyên môn hoá trong nành chế tạo sử dụng lao động tập trung liên quan đến nông nghiệp của Trung Quốc sẽ gia tăng. Điều này bắt buộc Trung Quốc phải nhập khẩu thực phẩm và hướng tới việc xuất khẩu hàng chế tạo nhanh hơn để nuôi sống và tạo ra việc làm cho dân số đang tăng lên ở khu vực thành thị. Trung Quốc khi đó sẽ bị mất thị phần trong hàng loạt sản phẩm nông nghiệp chủ chốt như ngũ cốc, hàng đông lạnh và thực phẩm đã qua chế biến. Điều này sẽ có lợi cho các nước công nghiệp và cả các nước láng giềng Châu á của Trung Quốc, đặc biệt là Indonesia, Thái lan và Việt nam.

Một sự phát triển tương lai quan trọng khác là việc tăng nhanh xuất khẩu những hàng hoá chế tạo sử dụng lao động tập trung của Trung Quốc sẽ làm giảm giá của họ, trong khi nhập khẩu những sản phẩm chủ chốt và thiết bị giao thông

của Trung Quốc tăng lên sẽ nâng giá của chúng. Như vậy, những thay đổi về thương mại cho bất cứ quốc gia nào cũng đều phụ thuộc vào sự chuyên môn hoá liên quan đến những sản phẩm trao đổi. Những mất mát dự tính là điều có ý nghĩa quan trọng đối với các nước Đông á và Nam á. Trung Quốc tương tự như vậy, theo dự báo tới năm 2020, mối liên kết kinh tế của Trung Quốc với các nền kinh tế láng giềng có thu nhập vừa và thấp cũng sẽ bị tác động mạnh. Tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN - 4 ( Inđônêsia, Malaysia, Philippins và Thái lan) sẽ tăng gấp 4 lần.( see the World Bank-1997). Điều này chủ yếu căn cứ vào sự gia tăng chuyên môn hoá trong xuất khẩu hàng công nghiệp nhẹ và nhập khẩu hàng sử dụng vốn tập trung từ những nước láng giềng của Trung Quốc.

Kinh tế chính trị trong quan hệ kinh tế song phương:

Trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11.2000, các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý nghiên cứu ý nghĩa của việc Trung Quốc gia nhập WTO nhằm cải thiện những phương thức thúc đẩy hợp tác và hội nhập kinh tế giữa hai bên(this was raised at the “ASEAN plus three” summit in Singapore). Một trong những sáng kiến quan trọng của Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đề nghị ASEAN và Trung Quốc cùng xem xét khả năng tạo ra một khu vực thưong mại song phương tự do giữa ASEAN và Trung Quốc thể hiện một bước quan trọng trong việc tìm kiếm những khu vực bổ sung cho nhau trong khi giữ vững những sức mạnh sẵn có.

Kết quả là nhóm chuyên gia ASEAN - Trung Quốc về hợp tác kinh tế (ACEGEC) đã chính thức được lập nên ở lần họp thứ hai của Uỷ ban liên hợp ASEAN - Trung Quốc về hợp tác thương mại và kinh tế (JCTEC) được tổ chức ở Malaysia. Bản báo cáo nghiên cứu được đệ trình lên Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) - Trung Quốc lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2001, sau đó được thảo luận những điểm mới trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc vào

tháng 11.2001. Quyết định của những nhà lãnh đạo về những vấn đề này là điều rất có ý nghĩa đối với mối quan hệ hai bên trong tương lai.

Trong trường hợp này Trung Quốc rất mong muốn tạo ra một khu vực tự do thương mại với ASEAN như AFTA. Họ đã đưa ra một khung thời hạn là 7 năm từ 2003 tới năm 2009 để thực hiện giảm thuế quan và các biện pháp hữu quan khác (Bangkok Post, September 14,2001). Mặt khác, ASEAN vẫn chưa quyết định, nhưng đã chỉ phản ứng một cách thận trọng với sáng kiến của Trung Quốc. Nhóm công tác đã đề nghị một khung 10 năm để thiết lập nên một AFTA mở rộng. ASEAN đã có kế hoạch AFTA của riêng mình cho 10 nước thành viên Đông Nam á. Việc Trung Quốc tham gia vào khu vực tự do thương mại này giống như việc lập nên một hiệp định tự do thương mại song phương đầu tiên với những đối tượng bên ngoài của nhóm.

Mặc dù Thái lan rất cởi mở với sáng kiến này, nhưng các nước ASEAN khác vẫn còn do dự khi đi tới sự thiết lập một hiệp định tự do thương mại song phương. Singapore và Malaysia vẫn còn hoài nghi về ý định thực sự của Trung Quốc và luôn đặt dấu hỏi về những mối quan hệ của Trung Quốc với các thành viên ASEAN mới là Campuchia, Lào, Myanma và Việt nam. Hội nghị quan chức kinh tế cao cấp ASEAN (SEOM) cảm thấy có áp lực không cam kết một khung thời gian xác định mà muốn đề nghị kết thúc giai đoạn quan trọng trong thời gian 10 năm. ASEAN mong muốn tìm kiếm một mối quan hệ kinh tế gần gũi hơn với Trung Quốc hơn là một khu vực tự do thương mại giữa hai bên. Đối với nhiều người, mối quan hệ đặc biệt này có thể xem xét ở những thành phần tích cực với quan hệ đối tác trong tương lai và phải là phần bổ sung cho tiến trình WTO.

Tóm lại, sự phát triển những mối quan hệ kinh tế và thương mại chặt chẽ hơn ở Đông á đã được tác động bởi sự tăng trưởng, mở cửa và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. ASEAN đã phát triển mạnh mẽ cho tới cuộc khủng hoảng gần

đây 1997 -1998, nhưng nhiều khó khăn liên quan tới khủng hoảng đã đặt ra những vấn đề cho tương lai kinh tế của nhóm. Sự mở cửa ra thế giới bên ngoài cảu Trung Quốc sẽ giúp thiết lập nên hình ảnh của nó phù hợp với nền kinh tế quốc tế. Nền kinh tế Trung Quốc đã có thể vượt qua những ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng Châu á để vươn lên.

Tuy nhiên, việc gia nhập WTO của Trung Quốc gần đây đã thể hiện một bước tiến khác trong việc hội nhập lâu hơn với thế giới, tư cách thành viên này rất có ý nghĩa đối với phần còn lại của thế giới và làm cho các nước khác nhau phải nhìn lại cái giá phải trả cũng như những lợi ích có được liên quan tới việc gia nhập WTO. Kết quả là ASEAN chắc chắn sẽ điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế mới trong quan hệ với Trung Quốc. Tóm lại, giữa hai bên sẽ có sự độc lập kinh tế lớn hơn nhiều trong thập kỷ 90.

Sự cạnh tranh gay gắt hơn với Trung Quốc có thể khác nhau giữa các nước thành viên ASEAN tuỳ theo mức độ phát triển, nhưng trên hết cả là vấn đề thương mại và FDI. Hiện tai, FDI vào Trung Quốc lớn hơn rất nhiều và Trung Quốc có một nguồn dồi dào lao động phổ thông, lao động lành nghề và chuyên gia kỹ thuật. Điều ngoại lệ duy nhất là kiến thức quản lý, và tình trạng sẽ nhanh chóng thay đổi. Mỗi một nền kinh tế ASEAN cần phải tìm ra chỗ thích hợp của riêng mình để có thể được hưởng những ưu thế cạnh tranh đối với hàng hoá Trung Quốc, và điều này có thể được mở rộng ra ngoài khuôn khổ những sản phẩm nông nghiệp.

Một số nghiên cứu cho thấy sự tự do hoá của Trung Quốc sẽ có tác động lớn tới mối quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc. Đối với ASEAN người ta chú ý hơn vào việc tìm kiếm một giai đoạn mới của quan hệ đối tác kinh tế này. Trung Quốc đã chủ trương thiết lập một hiệp định tự do thương mại song phương. ASEAN với tư cách là một nhóm nước vẫn còn thận trọng với kế hoạch này

nhưng sẽ ưu tiên cho một khuôn khổ chung về những mối quan hệ kinh tế gần gũi hơn giữa họ với nhau.

Sau đây là một số bảng minh hoạ cho những nghiên cứu nói trên

Bảng 4: Bạn hàng thương mại xuất khẩu chính của ASEAN và Trungquốc

Đơn vị: % Mỹ Eu Nhật ASEAN Thế giới Trung Quốc 1991 8.6 9.9 14.3 6.2 100.0 71,9 1992 10.1 9.4 13.8 5.5 100.0 84,940 1993 18.7 13.5 17.3 5.8 100.0 90,970 1994 17.7 12.7 17.3 5.9 100.0 121,047 1995 16.7 12.9 19.1 7.0 100.0 148,797 1996 17.7 13.1 20.4 6.8 100.0 151,197 1997 17.9 13.0 17.4 7.0 100.0 182,877 1998 20.7 15.3 16.2 6.0 100.0 183,746 1999 21.5 15.5 16.6 6.3 100.0 195,177 Mỹ Eu Nhật ASEAN TQ Thế giới ASEAN 1991 18.6 15.3 18.3 19.3 1.9 100.0 162,926 1992 20.6 15.5 16.7 20.2 2.1 100.0 182,958 1993 20.2 14.0 15.8 21.3 2.4 100.0 208,836 1994 22.4 15.6 14.8 24.1 3.0 100.0 230,584 1995 18.9 13.7 13.5 24.0 2.7 100.0 317,375 1996 18.9 13.8 12.7 25.8 2.9 100.0 339,665 1997* 19.7 13.0 11.8 25.4 3.5 100.0 355,502 1998* 19.7 14.0 10.6 22.7 3.8 100.0 328,763 1999* 19.6 15.5 10.5 20.8 4.2 100.0 358,321

Nguồn: Niên giám thống kê thương mại nhiều kỳ * Ban thư ký ASEAN

Bảng 5: FDI ở ASEAN -10 và Trung Quốc Đơn vị : tỷ USD Năm FDI vào

ASEAN -10 10 FDI vào Trung Quốc FDI vào Hồng kông FDI ra nướcngoài của ASEAN -10 FDI ra nước ngoài của Trung Quốc FDIra nước ngoài của Hồng kông Trung Quốc FDI vào LDCs FDI vào của tất cả các nước 1982- 87 3.1 1.3 1.0 0.2* 0.3 3.5# 14.8 67.5 1988 7.0 3.2 2.6 0.1* 0.9 3.5# 27.8 159.1 1989 7.5 3.4 1.1 0.9* 0.8 3.5# 27.4 196.1 1990 11.7 3.5 1.7 2.7 0.8 2.4 33.7 203.8 1991 12.5 4.4 0.5 11.6 0.9 2.8 41.3 157.8 1992 14.3 11.1 2.0 2.0 4.0 8.3 50.4 168.1 1993 16.0 27.5 3.7 4.6 4.4 17.7 78.8 219.4 1994 20.4 33.8 4.1 8.2 2.0 21.4 101.2 253.5 1995 23.7 35.8 6.2 10.3 2.0 25.0 113.3 331.7 1996 29.6 40.2 10.5 12.5 2.1 26.5 152.5 384.9 1997 27.6 44.2 11.4 122 2.6 24.4 187.4 477.9 1998 19.5 43.6 14.8 04 2.6 17.0 188.4 629.5 1999 16.2 40.3 24.6 6.1 1.8 19.4 222.0 1,075.0 2000 18.3 40.8 64.4 4.6 2.3 63.0 240.2 1,270.8

Chú ý: * Chỉ gồm có Singapore và Thái lan # Trung bình hàng năm 1987-1992. Nguồn: Báo cáo đầu tư thế giới, nhiều kỳ.

Một phần của tài liệu Những nội dung cơ bản của liên kết kinh tế quốc tế và xu hướng vận động của liên kết kinh tế quốc tế (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)