Điều chỉnh chính sách đầu tư nướcngoà

Một phần của tài liệu Những nội dung cơ bản của liên kết kinh tế quốc tế và xu hướng vận động của liên kết kinh tế quốc tế (Trang 78)

II. Một số giải pháp của Việt nam trong quá trình hội nhập trước bối cảnh của liên kết khu vực

1. Nhóm giải pháp về điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mạ

1.3. Điều chỉnh chính sách đầu tư nướcngoà

- Mục tiêu của Việt nam từ nay đến năm 2005 thu hút khoảng 11 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn thực hiện), chính sách đầu tư của Việt nam trong thời gian tới phải điều chỉnh theo hướng:

- Mở rộng, đa dạng hoá các lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở thêm kênh thu hút vốn (bao gồm cả việc mở dần thị trường chứng khoán) phù hợp với những cam kết trong quá trình hội nhập. Trong đó, khuyến khích mạnh đầu tư

trực tiếp nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, chế biến, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới, viễn thông, phát triển hạ tầng...

- Thiết lập một mặt bằng pháp lý chung để tạo dựng môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng giữa các loại hình đầu tư, tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu tư, tiến tới áp dụng một giá thống nhất cho cả hình thức đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, cải cách hệ thống thuế theo hướng đơn giản hoá... Bên cạnh đó, cần loại bỏ dần và cam kết không đặt ra bất kỳ hạn chế nào khác đối với việc thành lập và hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (về hình thức đầu tư, phương thức góp vốn, thị trường tiêu thụ, chính sách ngoại hối, tỷ lệ nội địa hoá, tỷ lệ xuất khẩu, công nghệ, lao động...). Nguyên tắc Đối xử quốc gia và quy chế Tối huệ quốc trong đầu tư phải được thực hiện đầy đủ.

- Đơn giản hoá thủ tục đầu tư, mở rộng diện các dự án đầu tư được đăng ký cấp phép, bãi bỏ các giấy phép không cần thiết gây cản trở, ách tắc đối với hoạt động đầu tư và công khai hoá các chính sách, quy định đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, đảm bảo nhất quán về chính sách đầu tư từ Trung ương đến các địa phương.

- Thủ tục sau khi cấp phép, đặc biệt trong vấn đề giải phóng mặt bằng, thu đổi ngoại tệ phải được đơn giản hoá rõ rệt.

- Cung cấp thông tin kinh doanh cũng như nhanh chóng hoàn thiện công tác hành chính, đảm bảo các yếu tố trong sạch, trách nhiệm, giải thích rõ ràng và khả năng có thể dự đoán trước. Việt nam phải phát triển hệ thống khuyến khích đầu tư, cung cấp thông tin ra các nước về cơ hội và môi trường đầu tư ở Việt nam. Cho

đến nay, các nhà đầu tư vẫn chưa có đủ thông tin thông qua Internet hoặc các websites.

- Về vấn đề chuyển giao công nghệ, Chính phủ xem xét bãi bỏ các quy định hạn chế việc chuyển giao công nghệ của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt nam, chẳng hạn như quy định trong khoản 2, Điều 81 của Nghị định 24/2000/NĐ- CP hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam năm 2000 liên quan đến giới hạn góp vốn bằng công nghệ. Theo đó, Chính phủ nên bãi bỏ quy định khống chế giá trị công nghệ chuyển giao dùng để góp vốn không được vượt quá 20% vốn pháp định. Việc bãi bỏ giới hạn về tỷ lệ góp vốn bằng giá trị công nghệ sẽ tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt nam, đồng thời thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước ngoài vào trong nước.

Một phần của tài liệu Những nội dung cơ bản của liên kết kinh tế quốc tế và xu hướng vận động của liên kết kinh tế quốc tế (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)