Hoàn thiện hệ thống luật pháp thương mại theo thông lệ quốc tế

Một phần của tài liệu Những nội dung cơ bản của liên kết kinh tế quốc tế và xu hướng vận động của liên kết kinh tế quốc tế (Trang 65)

II. Xu hướng mở rộng phạm vi liên kết của các nước Đông và Đông Na má ra ngoài khố

1. Những cơ hội đối với nền kinh tế

1.3. Hoàn thiện hệ thống luật pháp thương mại theo thông lệ quốc tế

Việc Việt nam mở cửa hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã đặt chúng ta trước yêu cầu hình thành một nền kinh tế thị trường, và Luật Thương mại được ban hành tháng 5/1997 đã tạo cơ sở pháp lý để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến nay, thị trường không còn bị chi phối bởi sự độc quyền của kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể nữa, cấu trúc thị trường đã có sự

thay đổi phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và ở đó đã lấy quy luật cạnh tranh làm tiền đề cho các hoạt động kinh tế trên thị trường.

Thành tựu tiếp theo trong quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp thương mại của Việt nam là sự ra đời của Luật doanh nghiệp ngày 12/6/1999, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2000. Sau hơn 3 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, cả nước đã có khoảng 53.000 doanh nghiệp, trong đó năm 2000 có 14.400 doanh nghiệp, năm 2001 có 21.000 doanh nghiệp và 10 tháng đầu năm 2002 có 17.600 doanh nghiệp. Nhờ tác động tích cực của Luật Doanh nghiệp trong 3 năm qua một lượng vốn tương đương với 5,6 tỷ USD đã được bơm vào nền kinh tế, góp phần làm cho vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp liên tục tăng lên từ 21% năm 2000 lên 23,4% năm 2001 và ước tính khoảng 28,5% tổng đầu tư toàn xã hội năm 2002. Các doanh nghiệp mới thành lập tạo thêm 1,75 triệu việc làm mới.

Về cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, Nghị định 57/CP ngày 31/7/1998 mở ra cơ hội được tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thay vì chỉ có các công ty xuất nhập khẩu của Nhà nước như trước đây. Trong quá trình thực hiện, Nhà nước đã thường xuyên hoàn thiện chính sách thuế xuất, nhập khẩu. Sắp tới, trong khuôn khổ hợp tác Hải quan ASEAN, Việt nam sẽ xây dựng Biểu thuế nhập khẩu theo Danh mục biểu thuế hài hoà ASEAN (AHTN) để áp dụng chung cho tất cả hàng hoá nhập khẩu vào Việt nam.

Gần đây nhất, Việt nam đã công bố Pháp lệnh đối xử Tối huệ quốc và Đối xử quốc gia (số 41/2002/PL-UBTVQH10) ngày 25/5/2002, có hiệu lực từ ngày 1/9/2002. Đồng thời, chúng ta cũng ban hành Pháp lệnh về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt nam (số 42/PL-UBTVQH10). Như vậy, có thể thấy việc tham gia tổ chức kinh tế khu vực nói riêng và các tổ chức kinh tế quốc tế nói

chung đã và đang thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp thương mại của Việt nam theo những quy định chung của luật pháp thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu Những nội dung cơ bản của liên kết kinh tế quốc tế và xu hướng vận động của liên kết kinh tế quốc tế (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)