Một số đặc điểm và yếu tố liên quan đến vô sinh nam không có tinh trùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn bằng tinh trùng lấy từ mào tinh trong điều trị vô sinh (Trang 130)

tinh trùng.

Thể tích tinh hoàn các bệnh nhân chọc hút mào tinh có tinh trùng lớn hơn thể tích tinh hoàn các bệnh nhân chọc hút không có tinh trùng và dựa vào thể tích tinh hoàn có thể tiên đoán kết quả chọc hút tinh trùng từ mào tinh.

+ Thể tích tinh hoàn phải trên 13,5ml tiên đoán chọc hút mào tinh có tinh trùng với độ nhạy là 97% và độ đặc hiệu là 75,9%.

+ Thể tích tinh hoàn trái trên 12,5ml tiên đoán chọc hút mào tinh có tinh trùng với độ nhạy là 97,6% và độ đặc hiệu là 72,2%.

Nồng độ FSH và LH các bệnh nhân chọc hút mào tinh có tinh trùng thấp hơn các bệnh nhân chọc hút không có tinh trùng và dựa vào nồng độ các hormon này có thể tiên đoán kết quả chọc hút tinh trùng từ mào tinh.

+ Nồng độ FSH trên 12,4IU/L tiên đoán chọc hút mào tinh không có tinh trùng với độ nhạy là 62% và độ đặc hiệu là 100%.

+ Nồng độ LH > 16,2IU/L tiên đoán chọc hút không có tinh trùng với độ nhạy là 30,4% và độ đặc hiệu là 100%.

2. Hiệu quả và một số yếu tố ảnh hưởng kết quả phương pháp

PESA/ICSI điều trị các trường hợp vô sinh không có tinh trùng do tắc nghẽn.

Chọc hút tinh trùng từ mào tinh làm ICSI là phương pháp an toàn, hiệu quả và có thể tiến hành nhiều lần.

Tỷ lệ thành công phương pháp PESA/ICSI tương đương với phương pháp ICSI bằng tinh trùng từ mẫu xuất tinh.

+ Tỷ lệ thụ tinh bằng phương pháp PESA/ICSI là 69,16%; tỷ lệ làm tổ là 15,45%. Tỷ lệ thai lâm sàng/số chu kỳ KTBT là 36,28% và trên số bệnh nhân là 48,24%.

+ Tính đến thời điểm kết thúc nghiên cứu, 86 trường hợp có thai trong đó 60,5% thai diễn tiến 25,6% đẻ thai sống và 13,9% sảy thai.

Kết quả bước đầu cho thấy tinh trùng chọc hút từ mào tinh có thể trữ lạnh và khi rã đông làm ICSI cho tỷ lệ thành công tương đương tinh trùng tươi chọc hút từ mào tinh.

+ Tỷ lệ thụ tinh của phương pháp PESA/ICSI bằng tinh trùng trữ lạnh/rã đông là 72,45%, tỷ lệ làm tổ là 13,16%, tỷ lệ thai lâm sàng sàng là 36,8%.

Tuổi, nồng độ FSH, nồng độ testosterone và thể tích tinh hoàn của người chồng không ảnh hưởng đến tỷ lệ thai lâm sàng.

Tỷ lệ có thai giảm dần khi tuổi người vợ và thời gian vô sinh tăng lên.

Tỷ lệ có thai phụ thuộc độ dày và tính chất niêm mạc tử cung. Tỷ lệ có thai cao nhất khi niêm mạc tử cung dày từ 12,1 đến 14mm, ba lá. Không trường hợp nào có thai khi niêm mạc tử cung dưới 8mm, không đều.

Tỷ lệ có thai phụ thuộc số lượng và chất lượng phôi chuyển. Khi chuyển ít nhất 1 phôi tốt thì tỷ lệ có thai tăng 18,57 lần so với không chuyển phôi tốt nào.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn bằng tinh trùng lấy từ mào tinh trong điều trị vô sinh (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w