KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng kết quả phương pháp PESA/ICSI.
3.2.2.1. Các yếu tố người chồng.
Bảng 3.19. Các yếu tố người chồng ảnh hưởng kết quả có thai.
Yếu tố Có thai(n = 82) Không có thai
(n = 141) p
Tuổi (năm) 31,67 + 5,5 32,81 + 5,8 0,151
FSH (IU/L) 4,57 + 2,7 4,92 + 2,5 0,337
LH (IU/L) 4,57 + 2,7 4,92 + 2,5 0,367
Testosterone 20,93 + 5,9 19,46 + 5,8 0,074 Thể tích tinh hoàn phải (ml) 16,43 + 1,8 17,12 + 2,3 0,120 Thể tích tinh hoàn trái (ml) 16,30 + 1,8 17,08 + 2,4 0,155
- Trong số 223 chu kỳ chuyển phôi có 82 chu kỳ có thai và 141 chu không có thai
- Không có sự khác biệt về tuổi trung bình, nồng độ các hormon FSH, LH và testosteron, thể tích tinh hoàn trái và phải của người chồng giữa hai nhóm có thai và không có thai với p > 0,05.
3.2.2.2. Các yếu tố người vợ.
Bảng 3.20. Các yếu tố người vợ ảnh hưởng kết quả có thai.
Yếu tố Có thai (n = 82) Không có thai(n = 141) p
Tuổi (năm) 27,96 + 4,1 28,72 + 4,7 0,229
Thời gian vô sinh 3,63 + 2,9 4,48 + 4,0 0,097 Niêm mạc tử cung 12,47 + 1,9 11,86 + 2,5 0,041 Số phôi chuyển 3,80 + 0,9 3,34 + 1,3 0,002
Tỷ lệ thụ tinh 69,41% 67,78%
- Có 223 chu kỳ chuyển phôi, trong đó 82 trường hợp có thai lâm sàng và 114 trường hợp không có thai.
- Không có sự khác biệt về tuổi trung bình của người vợ, thời gian vô sinh giữa hai nhóm có và không có thai với p > 0,05.
- Có sự khác biệt về độ dày niêm mạc tử cung và số lượng phôi chuyển trung bình giữa hai nhóm có và không có thai với p < 0,05. 3.2.2.2.1. Liên quan tuổi người vợ và tỷ lệ có thai.
Bảng 3.21. Liên quan độ tuổi người vợ và tỷ lệ có thai lâm sàng
Thai lâm sàng
Độ tuổi Có Không Tổng
< 25 21 (38,9%) 33 (61,1%) 54 (100%)
26 – 34 56 (38,4%) 90 (61,6%) 146 (100%)
> 35 5 (21,7%) 18 (78,3%) 23 (100%)
Tổng 82 (36,8%) 141 (63,2%) 223 (100%)
- Tỷ lệ có thai cao nhất ở nhóm tuổi 26 đến 34. Tỷ lệ có thai nhóm trên 35 tuổi thấp nhất nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với χ2 = 2,497; p = 0,287.
3.2.2.2.2. Liên quan thời gian vô sinh và tỷ lệ có thai
Bảng 3.22. Liên quan thời gian vô sinh và tỷ lệ có thai
Thai lâm sàng
Thời gian vô sinh Có Không Tổng
< 5 63 (39,4%) 97 (60,6%) 160 (100%)
5– 10 17 (35,4%) 31 (64,6%) 48 (100%)
> 10 2 (13,3%) 13 (86,7%) 15 (100%)
- Tỷ lệ có thai giảm dần theo thời gian vô sinh. Nhóm vô sinh trên 10 năm có tỷ lệ có thai thấp nhất. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với χ2 = 4,049; p = 0,132.
3.2.2.2.3. Liên quan niêm mạc tử cung và tỷ lệ có thai
Bảng 3.23. Liên quan độ dày niêm mạc tử cung và tỷ lệ có thai
Thai lâm sàng Độ dày niêm mạc (mm)
Có thai
(n = 82) Không có thai
(n = 141) Tổng < 8,0 0 (0%) 4 (100%) 4 (100%) 8,0 – 10,0 10 (20%) 40 (80%) 50 (100%) 10,1-12,0 31 (39,2%) 48 (60,8%) 79 (100%) 12,1 - 14 29 (52,7%) 26 (47,3%) 55 (100%) > 14 12 (34,3%) 23 (65,7%) 35 (100%) Tổng 82 (36,8%) 141 (63,2%) (100%)223 Niêm mạc trung bình (mm) 12,47 + 1,9 11,85 + 2,5 p = 0,041
- Không có trường hợp nào niêm mạc tử cung dưới 8 mm có thai
- Tỷ lệ có thai ở nhóm niêm mạc tử cung từ 8,0 đến 10mm là 20%, nhóm niêm mạc từ 10,1 đến 12mm là 39,2%, nhóm niêm mạc từ 12,1 đến 14mm là 52,7% và nhóm niêm mạc trên 14mm là 34,3%.
- Sự khác biệt tỷ lệ có thai giữa các nhóm niêm mạc tử cung có ý nghĩa thống kê với χ2 = 14,698; p = 0,005.
- Niêm mạc tử cung trung bình nhóm có thai là 12,47 + 1,9mm và nhóm không có thai là 11,85 + 2,5mm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.24. Liên quan tính chất niêm mạc tử cung và tỷ lệ có thai
Kết quả
Niêm mạc Có Không Tổng
Đậm âm 18 (19,1%) 76 (80,9%) 94 (100%)
Không đều 0 (0%) 7 (100%) 7 (100%)
Ba lá 64 (52,5%) 58 (47,5%) 122 (100%)
Tổng 82 (36,8%) 141 (63,2%) 223 (100%)
- Tỷ lệ có ở thai nhóm niêm mạc tử cung ba lá là 52,5%, nhóm niêm mạc đậm âm là 19,1% và 7 bệnh nhân nhóm niêm mạc không đều không có thai.
- Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với χ2 = 29,54; p = 0,000. 3.2.2.2.4. Liên quan số lượng, chất lượng phôi và tỷ lệ có thai
Bảng 3.25. Liên quan số lượng, chất lượng phôi chuyển và tỷ lệ có thai
Số phôi
chuyển Tỷ lệ có thai (%) χ2; OR, CI
0 phôi tốt 2,5 (1/40) 1 phôi tốt 32,3 (10/31) 2 phôi tốt 31,8 (14/44) > 3 phôi tốt 52,8 (57/108) χ2=11,81; OR = 18,57; CI (2,2-55,2)* χ2=0,002; OR = 0,98; CI (0,4-2,6)** χ2=5,52; OR = 2,4; CI (1,1 – 5,0)***
Ghi chú: * so sánh giữa chuyển 0 phôi tốt với 1 phôi tốt; ** so sánh chuyển 1 phôi tốt với chuyển 2 phôi tốt; *** so sánh giữa chuyển 2 phôi tốt với trên 3 phôi tốt.
- Có sự khác biệt tỷ lệ có thai giữa nhóm chuyển 1 phôi tốt với nhóm không có phôi tốt nào với χ2 = 11,81; OR = 18,57; CI (2,2-155,2).
- Có sự khác biệt tỷ lệ có thai giữa nhóm chuyển ít nhất 3 phôi tốt với nhóm chuyển 2 phôi tốt với χ2 = 5,52; OR = 2,4; CI (1,1 – 5,0).
- Không có sự khác biệt tỷ lệ có thai giữa nhóm chuyển 1 phôi tốt với nhóm chuyển 2 phôi tốt với χ2 = 0,002; OR = 0,98; CI (0,4 – 2,6). 3.2.2.2.5. Liên quan phác đồ KTBT và tỷ lệ có thai
Bảng 3.26. Liên quan phác đồ KTBT và tỷ lệ có thai
Kết quả Phác đồ Có Không Tổng Phác đồ ngắn 7 (19,4%) 29 (80,6%) 36 (100%) Phác đồ dài 69 (43,1%) 91 (56,9%) 160 (100%) Phác đồ đối vận 6 (22,2%) 21 (77,8%) 27(100%) Tổng 82 (36,8%) 141 (63,2%) 223 (100%) - Tỷ lệ có thai nhóm phác đồ dài là 43,1%, nhóm phác đồ ngắn là 19,4% và phác đồ đối vận là 22,2%.
- Sự khác biệt về tỷ lệ có thai giữa các nhóm phác đồ KTBT có ý nghĩa thống kê với χ2 = 9,885; p = 0,007.
3.2.2.2.6. Liên quan kỹ thuật chuyển phôi và kết quả có thai
Biểu đồ 3.12. Liên quan giữa điểm chuyển phôi và kết quả có thai
- Điểm chuyển phôi của nhóm có thai cao hơn điểm chuyển phôi của nhóm không có thai. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Chương 4