Tuổi các bệnh nhân nam vô sinh không có tinh trùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn bằng tinh trùng lấy từ mào tinh trong điều trị vô sinh (Trang 88)

BÀN LUẬN

4.1.2. Tuổi các bệnh nhân nam vô sinh không có tinh trùng.

Tuổi trung bình của các bệnh nhân nam vô sinh không có tinh

trùng trong nghiên cứu này là 32,37 + 5,6 năm (xem bảng 3.1), người ít tuổi nhất là 23 tuổi và nhiều tuổi nhất là 54 tuổi. Tuổi trung bình nam giới nhóm chọc hút có tinh trùng là 32,41 + 5,7 năm và nhóm chọc hút không có tinh trùng là 32,28 + 5,7 năm. Sự khác biệt về tuổi trung bình giữa nhóm chọc hút có tinh trùng và nhóm chọc hút không có tinh trùng không có ý

nghĩa thống kê với p = 0,869. Tuổi trung bình bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Glina (2003), Buffat (2006), Godwin (1998) và nghiên cứu trong nước của Mai Quang Trung (2010). Tuổi trung bình trong nghiên cứu của Glina là 45 năm [107], nghiên cứu của Buffat là 36,0 ± 5,7 năm [121], của Godwin là 41 năm [38] và của Mai Quang Trung (2010) là 36,8 + 4,84 năm [122]. Sự khác biệt này có thể do tuổi kết hôn của các khu vực khác nhau trên thế giới nên phát hiện bệnh

sớm hay muộn cũng khác nhau. Glina nghiên cứu tại Braxin nên có thể

tuổi kết hôn của các cặp vợ chồng muộn do đó đi khám và điều trị muộn.

Còn nghiên cứu của Mai Quang Trung (2010) nghiên cứu các cặp vợ chồng vô sinh do các nguyên nhân khác nhau. Độ tuổi trong nghiên cứu

của chúng tôi tương đương nghiên cứu của Shyh (2010), của Seyed (2006) và của Tal (2005). Nghiên cứu của Shyh là 30,1 ± 4,2 năm ở nhóm chọc hút có tinh trùng và 29,8 ± 4,5 năm ở nhóm chọc hút không có tinh trùng [123]. Nghiên cứu của Seyed độ tuổi của bệnh nhân cũng là 33,2 ± 6,1

năm ở nhóm chọc hút có tinh trùng và 34,5 ± 5,8 năm ở nhóm chọc hút

không có tinh trùng [124]. Nghiên cứu của Tal tuổi trung bình của bệnh nhân vô sinh không có tinh trùng cũng là 32,0 + 4,6 năm [125].

Cũng theo bảng 3.1, nhóm tuổi hay gặp nhất là từ 26 đến 35 tuổi, chiếm tới 69,8% các trường hợp, chỉ có 10% các trường hợp trên 40 tuổi. Đây cũng là đặc điểm của các bệnh nhân nam vô sinh không có tinh trùng, vì các bệnh nhân này thường đi khám sớm, chẩn đoán nguyên nhân không mất nhiều thời gian vì chỉ cần làm xét nghiệm tinh dịch đồ. Nghiên cứu của Lê Thị Hương Liên (2008) nam giới đến khám tại Bệnh viện phụ sản Trung ương cũng cho thấy nhóm tuổi 20 - 35 chiếm tới 80,4% các trường hợp [5].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn bằng tinh trùng lấy từ mào tinh trong điều trị vô sinh (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w