Kết quả chọc hút mào tinh chẩn đoán.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn bằng tinh trùng lấy từ mào tinh trong điều trị vô sinh (Trang 87)

BÀN LUẬN

4.1.1. Kết quả chọc hút mào tinh chẩn đoán.

Thủ thuật chọc hút mào tinh để xác định có hay không có tinh trùng trong mào tinh (PESA chẩn đoán) là bước rất quan trọng chuẩn bị trước chu kỳ điều trị PESA/ICSI, đảm bảo chắc chắn sẽ có tinh trùng để làm ICSI trước khi quyết định KTBT.

Noãn sau chọc hút chỉ có thể ủ trong tủ cấy 3-4 giờ là cần phải làm ICSI, do vậy nếu sau chọc hút noãn mà không có tinh trùng sẽ phải trữ lạnh noãn. Noãn là tế bào có kích thước lớn, nhiều bào tương nên khi trữ lạnh dễ bị thoái hóa hơn so với trữ lạnh tinh trùng, là tế bào nhỏ có bào tương ít hơn. Do đó nên cần phải đảm bảo chọc hút sẽ có tinh tinh trùng trước khi KTBT.

Trong số 249 trường hợp chồng được chọc hút mào tinh, 170 trường hợp có tinh trùng chiếm 68,27%, đây là các trường hợp không có tinh trùng do tắc nghẽn. Các trường hợp này tinh hoàn vẫn sản xuất ra tinh trùng nhưng đường dẫn tinh bị tắc, tinh trùng bị ứ đọng lại ở phần mào tinh và đường dẫn tinh nên khi chọc hút ở mào tinh vẫn lấy được tinh trùng. So với nghiên cứu của Godwin (1998), tỷ lệ chọc hút được tinh trùng từ mào tinh là 82,8% trong số các bệnh nhân không có tinh trùng thì nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Trong nghiên cứu của Godwin (1998), ngay từ đầu tác giả đã loại khỏi nghiên cứu một số trường hợp tiên lượng không chọc hút được tinh trùng (các trường hợp tinh hoàn nhỏ, nồng độ FSH tăng cao) nên

có thể tỷ lệ chọc hút có tinh trùng của tác giả cao hơn nghiên cứu của chúng tôi [38]. Theo nghiên cứu của Tang và cộng sự (2007) thì tỷ lệ chọc hút được tinh trùng từ mào tinh trong số các bệnh nhân xét nghiệm không có tinh trùng trong mẫu tinh dịch là 50,84% (60 trường hợp chọc hút có tinh trùng trên tổng số 118 bệnh nhân nghiên cứu). Tác giả cũng kết luận PESA là phương pháp nhanh, thuận tiện và hiệu quả để chẩn đoán phân biệt giữa không có tinh trùng do tắc nghẽn và không tắc nghẽn [111].

Tinh trùng chọc hút từ mào tinh đã trưởng thành hoàn toàn về chức năng nên có thể thụ tinh được bình thường sau khi được hoạt hóa

(capacitation). Quá trình hoạt hóa xảy ra trong khi tinh trùng di chuyển

trong đường sinh dục nữ [120]. Tuy nhiên vì mật độ tinh trùng trong mẫu chọc hút từ mào tinh ít hơn nhiều so với mật độ trong mẫu xuất tinh nên tinh trùng chọc hút từ mào tinh không thể cho thụ tinh bằng phương pháp thông thường (bơm IUI hay thậm chí IVF cổ điển) mà bắt buộc phải cho thụ tinh bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn.

79 trường hợp chọc hút không có tinh trùng chiếm 31,73%. Các trường hợp này tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng và gọi là không có tinh trùng không do tắc nghẽn. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Garcia (2002) là 31% [106], nhưng thấp hơn so với nghiên cứu của Jarow (1989) trên 133 nam giới vô sinh không có tinh trùng là 60% [119].

Tất cả các trường hợp chọc hút mào tinh không có tinh trùng sẽ tư vấn điều trị bằng phương pháp xin mẫu tinh trùng bơm IUI.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn bằng tinh trùng lấy từ mào tinh trong điều trị vô sinh (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w