Điều kiện tự nhiên và môi trường

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Nhà máy chế biến tôm Minh Phú – Hậu Giang (Trang 37)

4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

2.1.Điều kiện tự nhiên và môi trường

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất

Khu vực thực hiện dự án cách thành phố Vị Thanh - trung tâm tỉnh lụy Hậu Giang khoảng 50 km về hướng Đông – Nam, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 10 km về hướng Đông - Bắc,cách thành phố Hồ Chí Minh 185 km về hướng Đông – Bắc và cách sân bay Quốc tế Cần Thơ khoảng 18km về hướng Tây - Bắc.

Hệ cao độ so với Hòn Dấu là +1,7 mét và mang đặc điểm chung của vùng châu thổ sông Mêkông.

Địa hình khu vực thực hiện dự án tương đối thấp so với cao độ quy hoạch. Do vậy, cần phải tôn tạo nền trước khi triển khai xây dựng dự án.

2.1.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn

2.1.2.1. Điều kiện về khí tượng

Huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nằm trong khu vực mang tính chất nhiệt đới gió mùa tương đối ôn hòa, có đặc điểm chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Khí hậu trong năm trên địa bàn tỉnh được chia thành hai mùa rỏ rệt: mùa khô và mùa mưa.

- Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với các đặc điểm: + Gió chủ đạo là gió mùa Đông Bắc.

+ Lượng mưa không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 8% lượng mưa cả năm. + Lượng bốc hơi lớn.

+ Độ ẩm không khí nhỏ.

- Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11, có đặc điểm như sau: + Gió chủ đạo là hướng gió Tây Nam.

+ Lượng mưa chiếm khoảng 95% lượng mưa cả năm.

a. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình hằng năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang dao động từ 260C đến 270C. Nhiệt độ đạt giá trị cao nhất trong năm thường vào tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12.

Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng và mát nhất khoảng 30C. Chênh lệch giữa ngày và đêm 8 - 140C.

Không có sự chênh lệch lớn về giá trị nhiệt độ giữa các năm.

Diễn biến nhiệt độ các tháng trong những năm gần đây được thể hiện như sau:

Bảng 2. 1: Nhiệt độ trung bình các tháng ở tỉnh Hậu Giang những năm gần đây

Tháng Nhiệt độ trung bình các năm (0C)

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 26,0 25,8 25,8 24,3

2 27 25,9 26,0 26,6

3 27,5 27,6 27,2 28,4

Tháng Nhiệt độ trung bình các năm (0C)

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

4 28,1 28,8 28,4 28,8 5 27,8 28,0 27,3 27,7 6 27,1 27,7 27,4 28,1 7 27 27,1 27,3 27,1 8 26,7 27 26,7 27,8 9 26,6 27,2 26,5 27,1 10 27,0 26,8 27,3 27,1 11 27,8 26,2 26,5 27,4 12 26,1 26,5 25,6 26,6 Trung bình 27,1 26,5 26,8 27,3

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2010)

b. Chế độ gió

• Tốc độ gió trung bình các tháng trong năm dao động từ 6 – 18 m/s, trong năm có các hướng gió khác nhau, bao gồm:

o Hướng gió Đông: từ tháng 1 đến tháng 4

o Hướng gió Tây Nam: từ tháng 5 đến tháng 6

o Hướng gió Tây: từ tháng 6 đến tháng 8

o Hướng gió Tây Bắc: từ tháng 8 đến tháng 11

o Hướng gió Bắc: từ tháng 12.

c. Độ ẩm

Độ ẩm phân hóa theo mùa tương đối rõ rệt, độ ẩm trung bình thấp nhất vào tháng 2, tháng 3 và cao nhất vào các tháng 9, tháng 10. Giá trị độ ẩm trung bình các tháng trong năm khoảng 82,3%.

Bảng 2.2: Giá trị ẩm độ tương đối trong không khí trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Tháng

Ðộ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm (%) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tháng Ðộ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm (%) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

2 77 79 77 81 3 80 79 76 77 4 83 78 79 80 5 85 86 86 85 6 88 89 85 83 7 88 87 84 86 8 88 88 87 85 9 89 87 88 85 10 87 88 86 86 11 82 83 84 80 12 81 82 83 79 Trung bình 84,2 83,8 83,1 82,3

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2010)

d. Chế độ mưa

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 11 hàng năm, chiếm từ 95% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc lại trung bình, lượng mưa bình quân có khuynh hướng giảm trong những năm gần đây.

Bảng 2.3: Lượng mưa các tháng trong năm

Tháng Lượng mưa các tháng trong năm (mm)

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 9,5 18,6 17,8 31,3 2 11,1 - 8,0 55,6 3 98,8 79,7 - 2,9 4 116,3 18,7 128,4 76,0 5 207,6 272,6 173,2 136,6 6 138,7 174,1 159,5 116,0

Tháng Lượng mưa các tháng trong năm (mm)

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

7 175,8 102,8 119,8 200,6 8 148,1 230,4 216,5 122,5 9 307,3 187,6 254,5 133,8 10 295,4 347,2 223,1 209,5 11 61,4 67,4 147,6 138,8 12 72,2 2,0 61,3 24,2 Trung bình năm 1.642,2 1.501,1 1.509,7 1.247,8

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2010)

e. Bức xạ mặt trời

Số giờ nắng đạt cao nhất là giai đoạn gần cuối mùa khô (tháng 3) và thấp nhất vào giai đoạn cuối mùa lũ (tháng 10). Số giờ nắng trung bình trong những năm gần đây có khuynh hướng gia tăng.

Bảng 2.4: Số giờ nắng các tháng trong năm ở tỉnh Hậu Giang

Tháng Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm (giờ) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 206,4 194 201,5 213,4 2 208,4 251,5 198,6 223,1 3 238,4 237,3 279,7 280,2 4 204,3 239,9 241,9 236,6 5 195,1 177,7 205,2 206,6 6 144,2 153,4 196,4 240,3 7 135,3 127,9 229,6 180,0 8 149,3 135,4 177,5 214,1 9 147,8 150,1 146,3 131,6 10 156,6 148,0 199,0 188,1

Tháng Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm (giờ) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

11 227,1 178,4 152,9 194,6

12 230 201,9 182,1 242,7

Trung bình năm 2.242,9 2.195,5 2.410,7 2.551,3

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2010)

2.1.2.2. Đặc điểm thủy văn

Chế độ thủy văn có liên quan chặt chẽ với chế độ mưa, gió, đặc điểm địa hình và thủy triều, trong đó có một số đặc điểm nổi bật cần chú ý sau:

a. Tình trạng ngập lũ: Do các nguyên nhân chính sau:

- Lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông tràn về không kịp thoát ra biển. - Mưa trên diện rộng toàn vùng và mưa tại chỗ với lượng mưa lớn.

Do cuối nguồn lũ, so với các tỉnh chịu ảnh hưởng lũ lụt khác ở ĐBSCL thì ngập lũ ở tỉnh Hậu Giang nói chung và khu vực huyện Châu Thành nói riêng thường đến muộn và rút đi muộn hơn, mức độ ảnh hưởng ít hơn so với các địa phương khác trong vùng.

Cấp độ ngập và thời gian ngập lũ không khác biệt nhiều giữa các vùng trên địa bàn thị xã, thường từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm nhưng không liên tục mà theo thủy triều và cường độ mưa.

Bảng 2.5: Mực nước bình quân tháng tại các trạm đo trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Tháng Mực nước đo được (cm)

Trạm đo Phụng Hiệp (sông Cái Côn)

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

tháng 1 37 48 50 48 57 tháng 2 24 43 27 47 39 tháng 3 24 28 29 32 28 tháng 4 13 21 24 25 26 tháng 5 0 19 18 22 28 tháng 6 2 9 15 21 19 tháng 7 21 22 20 32 31 tháng 8 41 42 36 50 49 tháng 9 60 60 53 59 54

Tháng Mực nước đo được (cm)

tháng 10 79 76 75 76 73

tháng 11 73 72 81 81 73

tháng 12 65 64 61 71 55

Trạm đo Vị Thanh (kênh xáng Xà No)

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

tháng 1 13 22 25 27 34 tháng 2 3 17 4 26 18 tháng 3 2 7 11 16 13 tháng 4 -5 5 6 10 16 tháng 5 -1 12 14 23 22 tháng 6 5 8 8 17 20 tháng 7 21 22 16 26 32 tháng 8 27 32 34 34 36 tháng 9 41 38 37 43 46 tháng 10 52 50 46 47 50 tháng 11 49 43 55 55 47 tháng 12 35 37 40 48 34

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2010)

b. Thủy triều

Khu vực thực hiện dự án mang tính chất chung của vùng châu thổ sông Mêkông, vào mùa khô chịu ảnh hưởng từ quá trình xâm nhập mặn từ biển Đông và lũ lụt vào giai đoạn mùa mưa do nước lũ từ thượng nguồn đổ về.

2.1.3. Hiện trạng môi trường khu vực dự án2.1.3.1. Hiện trạng môi trường nước mặt 2.1.3.1. Hiện trạng môi trường nước mặt

Nước mặt sông Hậu nói chung và các nhánh sông khu vực thực hiện dự án đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều tiết nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, canh tác nông nghiệp, sản xuất công nghiệp …

Theo kết quả quan trắc môi trường nước mặt trên tuyến sông Hậu, đoạn từ phường Tân Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ đến ngã ba sông Hậu và kênh xáng Phụng Hiệp thuộc xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang (đây là tuyến sông sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nước thải của khu công nghiệp Minh Phú – Hậu Giang nói riêng và khu công nghiệp sông Hậu nói chung) do Chi cục Môi

trường khu vực Tây Nam Bộ thực hiện trong năm 2009 cho thấy chất lượng nước tuyến sông này còn khá tốt, hầu hết giá trị các chỉ tiêu phân tích dao động ở mức A2 của QCVN 08:2008/BTNMT. Tuy nhiên, giá trị vi sinh (coliform), chất rắn lơ lững có những thời điểm chỉ đạt mức B (nguồn nước phục vụ cho thủy lợi).

Bảng 2.6: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Hậu năm 2009

TT Thông số ĐVT Kết quả QCVN 08:2008/BTNMT A1 A2 B1 B2 01 pH - 6,25 ÷ 7,31 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 02 DO mg/l 5,1 ÷ 6,4 ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2 03 Fe mg/l 0,1 ÷ 0,3 0,5 1 1,5 2 04 N-NO2- mg/l < 0,01 0,01 0,02 0,04 0,05 05 N-NO3- mg/l 0,16 ÷ 4,2 2 5 10 15 06 SS mg/l 12 ÷ 125 20 30 50 100 07 BOD5 mg/l 4 ÷ 6 4 6 15 25 08 COD mg/l 7 ÷ 9 10 15 30 50 09 N-NH4+ mg/l 0,01 ÷ 1,02 0,1 0,2 0,5 1 10 Coliform MPN/100ml 230 ÷ 9.300 2.500 5.000 7.500 10.000 11 E.coli MPN/100ml 3 ÷ 18 20 50 100 200 12 Pb mg/l KPH 0,02 0,02 0,05 0,05 13 As mg/l KPH 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Cd mg/l KPH 0,005 0,005 0,01 0,01

(Nguồn: Chi cục Môi trường khu vực TNB, 2009) KPH: không phát hiện

Mặc khác, theo kết quả quan trắc hệ phiêu sinh động, thực vật và động vật đáy trên đoạn sông này do Chi cục Môi trường khu vực TNB thực hiện trong năm 2009 cho thấy có sự hiện diện một số nhóm ngành như sau:

Phiêu sinh thực vật

• Cấu trúc thành phần phiêu sinh thực vật khu vực thực hiện dự án có sự hiện diện của 05 ngành: Cyanophyta (tảo lam), Chrysophyta (tảo silic), Chlorophyta (tảo lục), Dinophyta (tảo giáp) và Euglenophyta (tảo mắt)

 Ngành Cyanophyta, gồm có các loài: Aphanocapsa delicatissima, Merismopedia tenuissima, Microcystis spp., Oscillatoria limnetica, Oscillatoria tenuis, Pseudanabaena mucicola, Anabaena sp., Oscillatoria nigro-viridis, Microcystis botrys.

 Ngành Chrysophyta, gồm có các loài: Melosira granulata, Melosira granulata v.muzzanensis, Melosira islandica subsp. Helvetica, Cyclotella meneghiniana, Cyclotella stylorum, Cyclotella sp., Coscinodiscus subtilis, Synedra sp., Pinnularia fasciola, Amphora sp., Suriralla ovata, Skeletonema costatum, Navicula sp., Nitzschia palea, Nitzschia tryblionella, Gomphonema olivaceum.

 Ngành Chlorophyta, gồm có các loài: Ankistrodesmus acicularis, Scenedesmus acuminatus v. biseratus, Scenedesmus denticulatus, Spirogyra sp., Pediastrum duplex, Pediastrum boryanum v.reticulatum, Pediastrum sp., Scenedesmus quadricauda, Monoraphidium setiforme, Scenedesmus arcuatus, Closterium acutum v.variabile, Surirella robusta.

 Ngành Euglennophyta, gồm có các loài: Euglena spirogyta, Euglena acus.

 Ngành Dinophyta, gồm có các loài: Peridinium cf.cinctum.

Phiêu sinh động vật

Cũng như phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật rất nhạy cảm với sự thay đổi về điều kiện môi trường có những cơ chế thích ứng với sự thay đổi này, thành phần phiêu sinh động vật có sự hiện diện của 04 ngành: Copepoda (giáp sát chân chèo), Cladocera (giáp sát râu ngành), Rotatoria (trùng bánh xe), Larva (ấu trùng).

 Ngành Copepoda, gồm có các loài: Mesocyclops leuckarti (Claus), Thermocyclops hyalinus (Rehberg), Eodiaptomus draconisignivomi Brehm, Neodiaptomus malaindosinensis Lai, Pseudodiaptomus beieri Brehm, Schmackeria bullosa Shen anh Tai, Oithona similis Claus, Limnoithona sinensis Burckhardt.

 Ngành Clodocera, gồm có các loài: Diaphanosoma excisum Sars, Ceriodaphania rigaudi Richard, Moina dubia de Guerne et Richard, Bosmina longirostris (O.F. Muller).

 Ngành Rotatoria, gồm có các loài: Asplanchna sieboldi (Leydig), Sinantheria socilis (Linnaeus), Conochinoides dossuaris (Hudson).

 Ngành Larva, gồm có các loài: Nauplius copepoda , Zoe, Mysis

Động vật đáy

Động vật đáy khu vực thực hiện dự án có sự hiện diện của lớp côn trùng (Insecta) và lớp giáp xác (Crustacea) thuộc ngành chân khớp (Arthropoda); Lớp chân bụng (Gastropoda) và lớp (Bivalvia) thuộc ngành chân mềm (Mollusca); Lớp giun ít tơ (Oligocheata) và giun nhiều tơ (Polycheata) thuộc ngành (Annelida). Trong đó, lớp Polycheata và Oligocheata có thành phần loài chiếm ưu thế.

Ngoài ra, để có những nhận định sơ bộ hiện trạng môi trường nước mặt khu vực thực hiện dự án, nhóm tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án phối hợp với Công ty cổ phần dịch vụ khoa học công nghệ sắc ký Hải Đăng tiến hành lấy và phân tích mẫu nước mặt trên sông Cái Dầu và sông Hậu vào tháng 8 năm 2010, kết quả như sau:

Bảng 2.7: Kết quả phân tích mẫu nước mặt trên sông Hậu và sông Cái Dầu

TT Thông số Đơn vị Kết quả phân tích

QCVN 08:2008/BTNMT VT1 VT2 A1 A2 B1 B2 1 pH - 6,98 6,97 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 COD mg/L 11 9 10 15 30 35 3 BOD5 mg/L 7 7 4 6 15 25 4 DO mg/L 4,9 5,8 ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2 5 TSS mg/L 45 39 20 30 50 100 6 PO43- mg/L 0,21 0,12 0,1 0,2 0,3 0,5 7 N – NH4+ mg/L 0,17 KPH (LOD = 0,05) 0,1 0,2 0,5 1 8 N – NO3- mg/L 1,5 2,3 2 5 10 15 9 Cl- mg/L 18 15 250 400 600 - 10 Fe mg/L 0,45 0,18 0,5 1 1,5 2 11 Tổng dầu, mỡ mg/L 0,03 0,008 0,01 0,02 0,1 0,3 12 Coliform MPN/100mL 2,3 x 103 4,6 x 102 2.500 5.000 7.500 10.000

(Nguồn: Công ty CP DV KHCN Sắc ký Hải Đăng, năm 2010)

Ghi chú :

KQĐ: không quy định

VT1: Vị trí điểm lấy mẫu trên sông Hậu (X: 1101098, Y: 0593123)

VT2: Vị trí điểm lấy mẫu trên sông Cái Dầu (X:1100354, Y: 0592589)

Nhận xét:

Chất lượng nước mặt trên sông Hậu và sông Cái Dầu xung quanh khu vực thực hiện dự án, so sánh với quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT cho thấy hầu hết các thông số kiểm nghiệm tại thời điểm lấy mẫu dao động ở mức A2 (nước dùng cho mục đích sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý thích hợp), ngoại trừ một số chỉ tiêu như coliform, chất rắn lơ lững chỉ đạt mức B (nước dùng cho mục đích tưới tiêu).

2.1.3.2. Hiện trạng môi trường nước ngầm

Việc khai thác nước ngầm hiện nay trên địa bàn tỉnh Hậu Giang tập trung chủ yếu ở tầng chứa nước triển vọng Pleistoncene với trữ lượng cao nhất và chất lượng tốt, nằm ở độ sâu 80 – 150 m, diễn biến chất lượng nước ngầm trên địa bàn Châu Thành do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang thực hiện như sau:

Bảng 2.8: Diễn biến chất lượng nước ngầm trên địa bàn huyện Châu Thành

STT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 09:2008/BTNMT

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

01 pH - 6,6 6,9 ÷ 7,1 7 ÷ 7,1 5,5 ÷ 8,5 02 Fetc mg/l 0,36 ÷ 1,03 1,53 0,82 ÷ 0,94 5 03 SO42- mg/l 161 ÷ 219 161 ÷ 217 153 ÷ 217 400 04 N-NO3- mg/l 0,18 ÷ 0,75 0,4 ÷ 1,3 0,35 ÷ 0,7 15 05 Độ cứng tổng mg CaCO3/l 421 ÷ 473 - 120 ÷ 125 500 06 Cl- mg/l 0,45 ÷ 1,05 - 6,5 ÷ 94,5 250 07 Coliform MPN/100ml 2.232 - 240 3

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang, 2010)

Qua kết quả số liệu tham khảo ở Bảng 2.8, so sánh với QCVN 09:2008/BTNMT cho thấy rằng chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có sự ô nhiễm về thành phần vi sinh (coliform) ở mức cao và vượt gấp nhiều lần so với quy chuẩn Việt Nam quy định.

Để đánh giá hiện trạng nước ngầm tại khu vực thực hiện dự án, nhóm lập báo cáo ĐTM cùng với đơn vị phân tích mẫu tiến hành khảo sát, lấy mẫu ngay tại giếng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Nhà máy chế biến tôm Minh Phú – Hậu Giang (Trang 37)