Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Nhà máy chế biến tôm Minh Phú – Hậu Giang (Trang 103)

4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

4.1.2.3.Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn

a. Giảm thiểu chất thải rắn thông thường a.1. Giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt

Theo tính toán tại Chương 3 cho thấy tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định ước tính khoảng 2,2 ÷ 3,5 tấn/ngày với thành phần ô nhiễm chủ yếu là các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy.

Để giảm thiểu ảnh hưởng từ chất thải rắn sinh hoạt, Công ty sẽ thực hiện biện pháp như sau: Bố trí khoảng 20 thùng chứa với thể tích 200 lít tại các khu vực phát sinh chất thải sinh hoạt như khu vực văn phòng, bên ngoài các phân xưởng chế biến, dọc tuyến đường nội bộ. Toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt này sẽ được thu gom, tập kết tại điểm trung chuyển chất thải rắn của khu công nghiệp Minh Phú – Hậu Giang, sau đó thực hiện hợp đồng thuê Công ty công trình Đô thị hoặc đội thu gom của địa phương … thu gom hằng ngày và vận chuyển về bãi chôn lấp chất thải theo đúng quy định.

a.2. Giảm thiểu chất thải rắn công nghiệp không nguy hại a.2.1. Phụ phẩm từ chế biến

Theo kết quả tính toán tại Chương 3, tổng lượng phụ phẩm phát sinh từ hoạt động chế biến của Nhà máy ước khoảng 240 tấn/ngày. Đây được xem là nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến Chytin hoặc D-Glucosamine Hydroclorid. Biện pháp giảm thiểu như sau:

- Thực hiện hợp đồng nguyên tắc bán cho các cơ sở có nhu cầu thu mua để chế biến.

- Yêu cầu đơn vị thu mua phải đến chuyên chở mỗi ngày tránh để lâu gây phát sinh mùi hôi, làm ảnh hưởng đến môi trường.

- Tuy nhiên, để phòng ngừa trong trường hợp đơn vị thu mua không đến thu gom kịp (do trời mưa bão hoặc yếu tố khách quan) trong ngày, Công ty sẽ bố trí kho lạnh 50 tấn, nhiệt độ kho từ 0 ÷ 50C để lưu giữ đầu, vỏ tôm trong

phân hủy đầu, vỏ tôm phát tán ra môi trường xung quanh.

a.2.2. Giấy vụn, bao bì carton

Lượng chất thải này phát sinh không nhiều, Công ty sẽ thu gom và bán cho các cơ sở thu mua phế liệu.

a.3. Bùn từ trạm xử lý nước cấp, nước thải

Bùn thải từ các trạm xử lý nước (nước cấp, nước thải) ước khoảng 500kg/ngày. Công ty sẽ thực hiện biện pháp giảm thiểu như sau:

- Tiến hành lấy và phân tích mẫu bùn, so sánh với QCVN 07:2009/BTNMT để đưa ra biện pháp quản lý và xử lý theo đúng quy định.

- Nếu thông số ô nhiễm chính trong bùn thải vượt ngưỡng quy định, toàn bộ bùn này sẽ được thu gom, lưu giữ và xử lý theo đúng quy định đối với chất thải nguy hại đã được quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT.

- Ngược lại, nếu các thành phần nguy hại trong bùn thấp hơn ngưỡng quy định, lượng bùn này có thể được thu gom cùng với chất thải rắn sinh hoạt hoặc sử dụng để làm phân bón trong canh tác nông nghiệp.

b. Giảm thiểu chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động chế biến của Nhà máy chủ yếu là dầu nhớt thải (100 ÷ 150 lít/tháng), giẻ lau dính dầu, bóng đèn quỳnh quang hỏng, dụng cụ chứa hóa chất, thiết bị chứa môi chất lạnh. Toàn bộ lượng chất thải nguy hại này sẽ được thu gom, đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại để theo dõi, kiểm soát, đồng thời thực hiện hợp đồng thuê đơn vị có chức năng (Công ty liên doanh Holcim Việt Nam tại tỉnh Kiên Giang, Công ty cổ phần Môi trường Việt Úc – TP. HCM …) để thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.

Sơ đồ thu gom và xử lý chất thải rắn của Nhà máy chế biến tôm Minh Phú – Hậu Giang được thể hiện như sau:

Chất thải rắn từ các khu vực phát sinh

Phân loại, thu gom

Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại

Chất thải rắn công nghiệp nguy hại

Bãi xử lý rác tập trung Tái chế, tái sử dụng Quản lý theo TT12/2006/TT-BTNMT

Hình 4.4: Sơ đồ quản lý chất thải rắn của Nhà máy

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Nhà máy chế biến tôm Minh Phú – Hậu Giang (Trang 103)