Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Nhà máy chế biến tôm Minh Phú – Hậu Giang (Trang 55)

4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

3.1.1.1.Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Những hoạt động chính trong giai đoạn thi công xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án, bao gồm:

- Xây dựng hệ thống đường giao thông nội bộ.

- Xây dựng hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải và trạm xử lý nước thải. - Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch và trạm xử lý nước cấp.

- Xây dựng hệ thống cung cấp điện và thông tin liên lạc. - Xây dựng các nhà xưởng, nhà kho ...

Từ các hoạt động nêu trên, dự báo sẽ phát sinh các nguồn gây ô nhiễm chính như sau:

a. Ô nhiễm bụi, khí thải tại công trường xây dựng

Bụi (đất, cát …) phát tán từ mặt đất tại công trình, khí sinh hàn các kết cấu công trình, hoạt động của phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng.

a.1. Khuếch tán bụi từ mặt đất tại khu vực thi công

Hoạt động san lấp mặt bằng đã được hoàn thiện, do vậy bụi sinh ra trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng từ hoạt động đào móng công trình, đặc biệt là phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng (chỉ là xe chở bê tông đã trộn sẵn tại trạm trộn cái Cui) ra vào công trình làm bụi cuốn lên từ mặt đất.

Các loại bụi dạng hạt này sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống gần khu vực xây dựng dự án. Ảnh hưởng này cũng giống như ảnh hưởng đến người công nhân trực tiếp lao động trên công trường nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Ngoài ra, các loại bụi này còn có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước và có tác động xấu đến hệ thực vật tại khu vực như: cây cối phủ bụi, lá úa …

Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng, gió. Một thực tế khách quan là ô nhiễm bụi tại bất cứ công trình xây dựng là rất phổ biến. Kết quả tính tải lượng bụi khuếch tán từ mặt đất như sau:

5 , 0 7 , 0 4 7 , 2 48 12 7 , 1     ×     ×     ×     = k s S W w L

Trong đó: L: tải lượng bụi (kg/km/lượt xe) k: kích thước hạt (chọn 0,2)

s: Lượng đất trên đường (lấy 8,9%) S: tốc độ trung bình của xe (5km/h) W: trọng lượng có tải của xe (10 tấn) w: số bánh xe (4 – 6 bánh)

Trên cơ sở đó xác định được hệ số phát sinh bụi phát tán từ mặt đất do xe vận chuyển vật liệu là 0,65 kg/km/lượt xe.

Theo ước tính sơ bộ, khối lượng bê tông trộn sẵn cần vận chuyển phục vụ cho công trình xây dựng của dự án vào khoảng 50.000 tấn. Nếu sử dụng xe vận chuyển có tải trọng trung bình là 10 tấn, tương đương sẽ có 10.000 lượt xe (cho cả hai chiều vận chuyển lúc có tải và không có tải).

Đoạn đường vận chuyển trong khu vực dự án trung bình 1km/xe (cả 2 lượt ra vào), tương đương tổng đoạn đường vận chuyển tại công trình khoảng 20.000km.

Do vậy, lượng bụi phát tán từ mặt đất tại công trình trong giai đoạn xây dựng dự án vào khoảng 65 tấn (0,65 kg/km/lượt xe x 1km x 10.000 lượt xe).

a.2. Khí thải từ hoạt động cơ khí

Quá trình hàn các kết cấu thép, cốt thép sẽ sinh ra một số chất ô nhiễm từ quá trình cháy của que hàn, trong đó chủ yếu là các chất CO, NOx. Nồng độ của chúng có thể ước tính như sau:

Bảng 3.1: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khói hàn

Chất ô nhiễm Đường kính que hàn (mm)

2.5 3,25 4 5 6

Khói hàn (mg/que hàn) 285 508 706 1.100 1.578

CO (mg/que hàn) 10 15 25 35 50

NOx(mg/que hàn) 12 20 30 45 70

(Nguồn: GS.TS. Phạm Ngọc Đăng 2000, Môi trường Không khí)

Khí thải từ khói hàn không cao nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân hàn, do vậy cần có các phương tiện bảo hộ cho công nhân hàn sẽ hạn chế được mức độ ô nhiễm ảnh hưởng đến công nhân.

a.3. Bụi, khí thải phát sinh trên đường vận chuyển

Theo ước tính sơ bộ, khối lượng vật liệu xây dựng cần vận chuyển phục vụ cho công trình xây dựng dự án vào khoảng 50.000 tấn. Nếu sử dụng xe vận chuyển có tải

trọng trung bình là 10 tấn, tương đương sẽ có 10.000 lượt xe (cho cả hai chiều vận chuyển lúc có tải và không có tải).

Quá trình xây dựng hạ tầng dự kiến trong khoảng 6 tháng, 1 tháng làm việc 20 ngày. Do vậy, số xe lưu thông trung bình trong một ngày ≈ 84 (10.000 xe/120 ngày).

Quảng đường vận chuyển ước tính trung bình là 10 km/xe (lúc có tải và không có tải), tương đương tổng đoạn đường vận chuyển trong một ngày là 840 km/ngày (10km/xe x 84xe/ngày).

Bảng 3.2: Tổng tải lượng ô nhiễm khí thải từ phương tiện vận chuyển

TT Chất ô nhiễm Điều kiện vận chuyển Hệ số ô nhiễm Tổng đoạn đường vận chuyển Số lượng xe Tổng tải lượng trung bình ngày (g/xe.km) (km) (xe/ngày ) (kg/ngày) Chạy có tải 1,190 840 84 84

Chạy không tải 0,611 840 84 44

Chạy có tải 0,786 840 84 56

Chạy không tải 0,582 840 84 40

Chạy có tải 2,960 840 84 208

Chạy không tải 1,620 840 84 114

Chạy có tải 1,780 840 84 126

Chạy không tải 0,913 840 84 64

Chạy có tải 1,270 840 84 90

Chạy không tải 0,511 840 84 36

b. Ô nhiễm nước

b.1. Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn

Theo số liệu thống kê của WHO: nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường khoảng 0,5 – 1,5mgN/l, 0,004 – 0,03mgP/l, 10 – 20mgCOD/l và 10 – 20mgTSS/l. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn Việt Nam đối với nước thải thì nước mưa chảy tràn tương đối sạch, do đó có thể thải trực tiếp ra môi trường sau khi đã tách rác và lắng sơ bộ.

Uớc tính lưu lượng nước mưa chảy tràn khu vực dự án được tính toán như sau:

:

q lưu lượng mưa trung bình hàng ngày của tháng có

lượng mưa nhiều nhất năm 2007 là 347 mm/tháng:

) / ( 01157 , 0 ) / ( 57 , 11 30 347 ngày m ngày mm q= = = ) / (m3 ngày S a q Q= × ×

:

a hệ số thực nghiệm đặc trưng cho tính chất của mặt phủ. Trong trường hợp

khu vực thực hiện dự án đang thi công, vì vậy chọn a = 0,2 S: diện tích đất (45.000 m2)

Vậy Q = 104 m3/ngày (đây là lưu lượng trung bình của trận mưa trong tháng có lưu lượng lớn nhất trong năm).

b.2. Ô nhiễm do nước thải

Hoạt động trộn bê tông tại cảng Cái Cui nên nước thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng hạ tầng chỉ là do nước thải sinh hoạt của công nhân có chứa chất cặn bả, các chất lơ lững (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5, COD), thành phần dinh dưỡng (nitơ, photpho) và vi sinh (coliform, e.coli).

Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 33-2006: trung bình mỗi công nhân sử dụng khoảng 80lít nước/ngày phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. Nếu ước tính lượng nước thải chiếm tỷ lệ 80% lượng nước cấp thì tổng lượng nước thải phát sinh khoảng 2,16 m3/ngày (2,7m3/ngày x 0,8).

Theo kết quả nghiên cứu của PGS.TS. Lương Đức Phẩm (2008) tổng hợp về nồng độ nước thải sinh hoạt trước và sau khi xử lý (bẳng bể tự hoại) như sau:

Bảng 3.3: Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

STT Chất ô nhiễm Nông độ chất ô nhiễm (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT (cột A)

Chưa xử lý Qua bể tự hoại

1 BOD5 450 – 540 100 ÷ 200 30

2 SS 700 – 1.050 80 ÷ 160 50

3 Nt 60 – 120 20 ÷ 40 KQĐ

4 N-NH4+ 24 – 48 5 ÷ 15 5

5 Coliform 106 – 109 Giảm được 75% 3.000

(Nguồn: PGS.TS. Lương Đức Phẩm, 2008) Ghi chú: KQĐ: không quy định

Như vậy, thành phần ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại công trường nếu không được xử lý sẽ vượt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT (cột A) rất nhiều lần. Do vậy, nước thải sinh hoạt cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường.

c. Chất thải rắn

Trong quá trình thi công xây dựng, chất thải rắn bao gồm: xi măng, gạch, cát, đá, gỗ, sắt vụn … hoặc việc tập trung nhiều công nhân xây dựng làm phát sinh chất

thải rắn sinh hoạt tại khu vực công trường. Rác thải sinh hoạt này nhìn chung chứa nhiều chất hữu cơ, dễ phân huỷ (trừ bao bì, nylon …).

Chất thải rắn nguy hại phát sinh trong quá trình xây dựng chủ yếu là dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu phát sinh trong quá trình bảo trì, sửa chữa máy móc, thiết bị làm việc tại công trình.

c.1. Chất thải rắn sinh hoạt

• Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân tại công trình có thể phân thành hai loại:

o Loại không có khả năng phân huỷ sinh học: vỏ đồ hộp, vỏ lon, bao bì, chai nhựa, thủy tinh ...

o Loại có hàm lượng chất hữu cơ cao, có khả năng phân hủy sinh học: thức ăn thừa, vỏ trái cây, rau quả, giấy ...

o Nếu tính trung bình một người thải 0,5kg chất thải rắn/ngày, với số lượng công nhân xây dựng là 100 người, tương đương lượng chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn thi công vào khoảng 50kg/ngày. Chất thải rắn sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ cao, có khả năng phân hủy sinh học. Đây là môi trường thuận lợi để các vật mang mầm bệnh sinh sôi, phát triển như ruồi, muỗi, chuột, gián ... Các sinh vật gây bệnh này tồn tại và phát triển gây ra các dịch bệnh.

c.2. Chất thải rắn xây dựng

Chất thải rắn xây dựng gồm các loại vật liệu như: cừ, tràm, sắt, thép vụn … Tuy nhiên, loại chất thải này chỉ ảnh hưởng trong phạm vi hẹp, mang tính chất tạm thời, không thường xuyên, không kéo dài và sẽ kết thúc khi giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án hoàn thành.

Hơn nữa, nguồn chất thải rắn xây dựng này có thể tái sử dụng hoặc bán cho các cơ sở tái chế, do đó khả năng ảnh hưởng của chúng tới môi trường chỉ ở mức thấp.

c.3. Chất thải nguy hại

• Chất thải nguy hại, chủ yếu là dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu phát sinh từ quá trình vệ sinh, bão dưỡng máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án.

• Lượng dầu nhớt thải phát sinh phụ thuộc vào các yếu tố sau:

o Số lượng phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trên công trình.

o Lượng dầu nhớt thải ra trong một lần thay nhớt/bảo dưỡng.

• Theo kết quả khảo sát các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường (2005) và kết quả tham khảo tại một số cơ sở sửa chữa xe cơ giới cho thấy:

o Lượng dầu nhớt thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trung bình 7 lít/lần thay.

o Chu kỳ thay nhớt và bảo dưỡng máy móc: trung bình 3 tháng.

 Ước tính số lượng máy móc, phương tiện làm việc tại công trình trong giai đoạn xây dựng khoảng 15 phương tiện. Với cơ sở phát sinh nêu trên, lượng dầu nhớt thải phát sinh khoảng 105 lít/3 tháng (7 lít/phương tiện/3 tháng x 15 phương tiện).

 Toàn bộ lượng dầu nhớt thải phát sinh này sẽ được trình bày biện pháp giảm thiểu tại Chương 4 của báo cáo.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Nhà máy chế biến tôm Minh Phú – Hậu Giang (Trang 55)