Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Nhà máy chế biến tôm Minh Phú – Hậu Giang (Trang 60)

4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

3.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải có thể xảy ra trong giai đoạn thi công xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm:

a. Tiếng ồn của các thiết bị, máy móc và phương tiện thi công

Tiếng ồn phát sinh trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công hạng nặng như máy ủi, máy xúc, máy cạp đất, xe lu … Theo WHO, tiếng ồn phát sinh theo khoảng cách được tổng hợp như sau:

Bảng 3.4: Tiếng ồn tối đa của các máy móc, thiết bị

TT Các phương tiện Mức ồn cách nguồn 1m (dBA)

Khoảng Trung bình 1 Máy ủi 79 ÷ 93 86,0 2 Xe lu 72,0 ÷ 75,0 73,0 3 Máy kéo 77,0 ÷ 96,0 86,5 4 Máy cạp đất, máy xúc 81,0 ÷ 97,0 89,0 5 Xe tải 82,0 ÷ 96,0 88,0 5 Cần trục di động 76,0 ÷ 87,0 81,5 6 Máy đóng cọc 81,0 ÷ 115,0 98,0

7 Máy xúc gàu trước 72,0 ÷ 84,0 78,0

8 Máy lát đường 87,0 ÷ 88,5 87,7

9 Máy phát điện 71,0 ÷ 82,5 77,2

10 Búa khoan/máy khoan đá 75,0 ÷ 99,0 87,0

TT Các phương tiện Mức ồn cách nguồn 1m (dBA)

Khoảng Trung bình

11 Máy nén khí 73,0 ÷ 88,0 81,0

TCVN 5949-1998 (6 ÷ 18h) 75 dBA

Tiêu chuẩn Bộ Y tế

(thời gian tiếp xúc là 8 giờ) 85 dBA

(Nguồn: WHO, năm 1993).

Mức ồn cũng như mức độ ảnh hưởng sẽ giảm dần theo sự tăng dần của khoảng cách từ nguồn ồn và có thể dự báo nhờ công thức:

Trong đó:

Li : mức ồn tại điểm tính toán cách nguồn gây ồn khoảng cách d (m)

Lp : mức ồn đo được tại nguồn gây ồn (cách 1,5m) Ld : mức ồn giảm theo khoảng cách d ở tần số i

Ld = 20 lg {(r2/r1)1+a}

r1: khoảng cách tới nguồn gây ồn ứng với Lp (m)

r2: khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn theo khoảng cách ứng với Li (m) Lc : độ giảm mức ồn qua vật cản. Khu vực dự án có địa hình rộng thoáng và hầu như không có vật cản nên Lc được xem như bằng 0.

Từ công thức tính toán nêu trên, mức ồn phát sinh theo khoảng cách so với từng nguồn phát sinh ồn được thể hiện bằng giản đồ như sau:

Li = Lp - Ld - Lc (dBA)

Hình 3.1: Tiếng ồn phát sinh theo khoảng cách so với nguồn ồn

b. Độ rung của các thiết bị, máy móc và phương tiện thi công

Hoạt động xây dựng đường tạo ra các mức rung ở mặt đất rất khác nhau tùy theo thiết bị và phương pháp được sử dụng. Rung sẽ phát sinh từ máy móc, thiết bị đang vận hành lan truyền theo nền đất và giảm dần theo sự tăng dần khoảng cách. Nếu các công trình xây dựng khác có khoảng cách quá gần nguồn tạo ra rung lớn thì nền móng của chúng sẽ bị ảnh hưởng. Các hoạt động xây dựng thường không tạo ra độ rung mạnh đến mức có thể gây phá hủy các công trình này nhưng trong một số trường hợp, độ rung có thể cảm nhận được khá rõ.

Nói chung, các hoạt động thông thường trong xây dựng tạo ra độ rung lớn là đóng cọc, khoan, đào. Các thiết bị thường tạo ra độ rung tương đối lớn là máy đóng cọc, máy khoan…

Theo kết quả đánh giá nhanh của WHO, mức độ rung của các máy móc, thiết bị làm việc tại công trường như sau:

Bảng 3.5: Mức rung của máy móc và thiết bị thi công

TT Máy móc/thiết bị PPV ở 7,62 m Lv tương ứng ở 7,62 m

1. Máy đóng cọc loại impact

+ Mức cao 0,463 112

TT Máy móc/thiết bị PPV ở 7,62 m Lv tương ứng ở 7,62 m

+ Thông thường 0,196 104

2. Máy đóng cọc loại sonic

+ Mức cao 0,224 105 + Thông thương 0,052 93 3. Máy cuốc lớn 0,062 94 4. Máy cán thủy lực + Trong đất 0,002 66 + Trong đá 0,005 75 5. Máy đầm 0,064 94 6. Búa đóng cọc 0,027 87 7. Xe ủi lớn 0,027 87 8. Máy khoan 0,027 87 9. Xe tải nặng 0,023 86 10. Búa khoan 0,011 79 11. Xe ủi nhỏ 0,001 58

(Nguồn: WHO, năm 1993) Ghi chú:

PPV : Dư trấn tối đa tính theo mm/s

Lv : Mức rung của thiết bị, máy móc (VdB) tính theo khoảng cách D (m)

Dư trấn và mức rung của máy móc, thiết bị gây ảnh hưởng đến các công trình sẽ được trình bày như sau:

Bảng 3.6: Mức rung gây phá hoại các công trình

TT Loại công trình PPV

(mm/s)

Lv tương ứng (VdB)

1 Bê tông gia cố, thép, gỗ (không có plastic) 0,153 102 2 Bê tông kỹ thuật, công trình nề thông thường

(không có plastic)

0,092 94

3 Gỗ không gia công và các công trình nền lớn 0,061 98 4 Các công trình nhà rất nhạy cảm với rung 0,037 90

(Nguồn: Effects of Vibration on Construction, 1992)

• Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án còn có những tác động như sau:

o Suy thoái hệ động thực vật trên cạn tại khu vực thực hiện dự án do quá trình sử dụng đất phục vụ cho mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng.

o Tập trung lực lượng công nhân làm việc tại công trình sẽ làm phát sinh những mâu thuẩn, gây ảnh hưởng đến an ninh xã hội tại địa phương.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Nhà máy chế biến tôm Minh Phú – Hậu Giang (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w