Biện pháp giảm thiể uô nhiễm do chất thải rắn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Nhà máy chế biến tôm Minh Phú – Hậu Giang (Trang 92)

4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

4.1.1.3.Biện pháp giảm thiể uô nhiễm do chất thải rắn

a. Thu gom chất thải rắn xây dựng

Chất thải rắn xây dựng chủ yếu là các loại xà bần, cốp pha, vật liệu xây dựng hư hỏng. Các chất thải này sẽ được tập trung lại, phân loại ra thành các nhóm và xử lý như sau:

- Sau khi kết thúc, các loại cốp pha bằng gỗ được bán để làm nguyên liệu. - Các loại sắt, thép vụn được thu gom lại và bán cho các cơ sở thu mua, tái chế. - Các loại rác khác như bao giấy (bao xi măng), thùng nhựa ... tách riêng để

bán cho các cơ sở tái chế.

b. Chất thải rắn sinh hoạt

Lượng chất thải rắn sinh hoạt của công nhân làm việc tại công trường có khối lượng không nhiều (khoảng 50kg/ngày), biện pháp giảm thiểu như sau:

- Bố trí 2 thùng nhựa có thể tích 200 lít đặt tại khu vực láng trại để thu gom rác sinh hoạt của công nhân.

- Yêu cầu các công nhân bỏ rác vào thùng chứa, không xả rác bừa bãi.

- Thực hiện hợp đồng thuê đội thu gom rác của địa phương để vận chuyển đến bãi đổ rác tập trung.

c. Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu là dầu nhớt thải và giẻ lau dính dầu, Công ty sẽ thực hiện biện pháp thu gom, lưu giữ tạm thời và xử lý như sau:

- Lập thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại trình Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang xem xét và cấp Sổ đăng ký.

- Lưu giữ vào thùng chứa có dán biểu tượng nguy hại, sau đó thực hiện hợp đồng thuê đơn vị đã được cơ quan nhà nước cấp phép hành nghề vận chuyển, tiêu hủy và xử lý chất thải nguy hại.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Nhà máy chế biến tôm Minh Phú – Hậu Giang (Trang 92)