Hiện trạng môi trường nước ngầm

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Nhà máy chế biến tôm Minh Phú – Hậu Giang (Trang 47)

4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

2.1.3.2.Hiện trạng môi trường nước ngầm

Việc khai thác nước ngầm hiện nay trên địa bàn tỉnh Hậu Giang tập trung chủ yếu ở tầng chứa nước triển vọng Pleistoncene với trữ lượng cao nhất và chất lượng tốt, nằm ở độ sâu 80 – 150 m, diễn biến chất lượng nước ngầm trên địa bàn Châu Thành do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang thực hiện như sau:

Bảng 2.8: Diễn biến chất lượng nước ngầm trên địa bàn huyện Châu Thành

STT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 09:2008/BTNMT

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

01 pH - 6,6 6,9 ÷ 7,1 7 ÷ 7,1 5,5 ÷ 8,5 02 Fetc mg/l 0,36 ÷ 1,03 1,53 0,82 ÷ 0,94 5 03 SO42- mg/l 161 ÷ 219 161 ÷ 217 153 ÷ 217 400 04 N-NO3- mg/l 0,18 ÷ 0,75 0,4 ÷ 1,3 0,35 ÷ 0,7 15 05 Độ cứng tổng mg CaCO3/l 421 ÷ 473 - 120 ÷ 125 500 06 Cl- mg/l 0,45 ÷ 1,05 - 6,5 ÷ 94,5 250 07 Coliform MPN/100ml 2.232 - 240 3

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang, 2010)

Qua kết quả số liệu tham khảo ở Bảng 2.8, so sánh với QCVN 09:2008/BTNMT cho thấy rằng chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có sự ô nhiễm về thành phần vi sinh (coliform) ở mức cao và vượt gấp nhiều lần so với quy chuẩn Việt Nam quy định.

Để đánh giá hiện trạng nước ngầm tại khu vực thực hiện dự án, nhóm lập báo cáo ĐTM cùng với đơn vị phân tích mẫu tiến hành khảo sát, lấy mẫu ngay tại giếng khoan do Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Phú – Hậu Giang thực hiện, kết quả kiểm nghiệm mẫu như sau:

Bảng 2.9: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm

TT Thông số Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 09:2008/BTNMT

01 pH - 6,42 5,5 – 8,5 02 TSS mg/L 450 1.500 03 COD mg/L 2,0 4 04 N – NH4+ mg/L KPH (LOD = 0,05) 0,1 05 Fetc mg/L 3,9 5 06 N – NO3- mg/L 3,5 15 07 SO43- mg/L 315 400 08 Cl- mg/L 76 250 09 Coliform MPN/100mL < 3 3

(Nguồn: Công ty CP DV KHCN Sắc ký Hải Đăng, 2010) Tọa độ vị trí điểm lấy mẫu (X: 1101315, Y:0592261)

Nhận xét

- Từ kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại khu vực thực hiện dự án, so sánh với quy chuẩn Việt Nam QCVN 09:2008/BTNMT cho thấy các thông số kiểm nghiệm đều đạt quy chuẩn quy định.

- So với kết quả giám sát môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang thực hiện có sự chênh lệch khá lớn giữa một số chỉ tiêu như coliform, sulfate, sắt. Điều này có thể giải thích do giếng khoan nước của Công ty mới được hình thành nên khả năng nhiễm bẩn vi sinh hầu như không xảy ra (coliform < 3 MNP/100ml), mặt khác việc phóng thích Fe và SO42- từ đất vào nguồn nước dẫn đến nồng độ các thông số này có trong nước ngầm ở mức khá cao.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Nhà máy chế biến tôm Minh Phú – Hậu Giang (Trang 47)