4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
1.4.4.1. Nhu cầu về nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào
a. Nhu cầu về nguyên liệu
Nguyên liệu chính của Dự án là tôm nguyên liệu sau khi đã được sơ chế (bỏ đầu, vỏ …) tại các nhà máy trên địa bàn tỉnh Cà Mau và một số tỉnh lân cận (Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng …). Với phương thức thu mua tôm nguyên liệu như vậy, Dự án sẽ giảm được tác động xấu đến môi trường, đồng thời tránh được những rủi ro trong khâu quản lý thu mua, cũng như chất lượng của tôm nguyên liệu.
Tôm nguyên liệu được thu mua phải đảm bảo một số tiêu chuẩn như: tôm tươi, sáng bóng, không có tạp chất và đạt tiêu chuẩn vi sinh vật, tiêu chuẩn hóa học và kháng sinh, cụ thể như sau:
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn vi sinh vật, hóa học và kháng sinh của tôm nguyên liệu
STT Tên chỉ tiêu Mức giới hạn
Tiêu chuẩn vi sinh vật
01 Tổng số vi khuẩn hiếu khí, số khuẩn lạc trong 1 gam nguyên
liệu < 1.000.000
02 Coliform, số khuẩn lạc trong 1 gam nguyên liệu < 200 03 Staphylococcus Aureus trong 1 gam nguyên liệu < 100 04 Escherichie Coli trong 1 gam nguyên liệu không phát hiện
05 Salmomella trong 25 gam nguyên liệu không phát hiện
06 Shigenlla trong 25 gam nguyên liệu không phát hiện
07 Vibrio Cholerae trong 25 gam nguyên liệu không phát hiện 08 Vibrio Parahaemo trong 25 gam nguyên liệu không phát hiện
Tiêu chuẩn hóa học và kháng sinh
01 Dư lượng Sulfit < 10 mg/l
02 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng không phát hiện
03 Cloramphenicol không phát hiện
04 Chloroform không phát hiện
05 Chloropromazine không phát hiện
06 Colchicine không phát hiện
07 Dapson không phát hiện
08 Dimetridazole không phát hiện
09 Metridazole không phát hiện
10 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone) không phát hiện
11 Ronidazole không phát hiện
12 Green Malachite (xanh Malachite) không phát hiện
13 Ipronidazole không phát hiện
14 Các nitromidazole khác không phát hiện
15 Clenbuterol không phát hiện
16 Diethylstibestrol (DES) không phát hiện
17 Glycopeptides không phát hiện
STT Tên chỉ tiêu Mức giới hạn
19
Nhóm Fluroquinolone (11 chất): Danofloxacine, Difloxacine, Enrofloxacine, Ciprofloxacine, Flumequine, Norfloxacine, Ofloxacine, Enoxacine, Lomefloxacine, Sparfloxacine.
không phát hiện
(Nguồn: Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phú – Hậu Giang)
b. Nhu cầu về hóa chất
Hóa chất sử dụng trong hoạt động chế biến của Nhà máy chủ yếu là hóa chất khử trùng – Clorine (vệ sinh các dụng cụ chứa nguyên liệu, sản phẩm, tay chân của công nhân, bể khử trùng tại trạm xử lý nước thải) với khối lượng ước tính khoảng 200 lít/tuần; hóa chất ngâm tôm STPP (Sodium tri-polyphosphate).
Ngoài ra, trong quá trình xử lý nước thải còn sử dụng một lượng hóa chất (phèn chua) để điều chỉnh giá trị pH thích hợp trước khi đưa vào các bể xử lý sinh học.
c. Nhu cầu sử dụng năng lượng
Khi Nhà máy đi vào hoạt động ổn định dự kiến sẽ tiêu thụ khoảng 20.000 KWh/năm và được cung cấp từ mạng lưới điện quốc gia.
Mặc khác, khi đi vào hoạt động Nhà máy sẽ sử dụng một lượng dầu Diesel Oil (DO) để chạy các xe và máy phát điện dự phòng với công suất 1.000KVA đủ cung cấp điện cho hoạt động chế biến trong trường hợp lưới điện quốc gia bị cắt.
Theo ước tính lượng dầu DO cần sử dụng như sau: - Xe nâng từ 5 – 10 tấn : 45 lít/ca.
- Xe nâng từ 2 – 5 tấn : 20 lít/ca. - Máy phát điện dự phòng : 10 - 12 lít/giờ
d. Nhu cầu sử dụng nước
Nhu cầu sử dụng nước khi dự án triển khai thực hiện được chia thành 02 giai đoạn: nước phục vụ cho quá trình xây dựng hạ tầng và khi Dự án đi vào hoạt động.
d.1. Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng
Hoạt động trộn bê tông được thực hiện tại trạm trộn Cái Cui, sau đó mang đến khu vực thực hiện dự án để phục vụ xây dựng. Do vậy, nước sử dụng trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu là nhu cầu sinh hoạt của công nhân làm việc tại công trường và nước tưới mặt đường trong những ngày nắng nóng. Theo tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 33-2006 và số liệu tham khảo thực tế, định mức nhu cầu sử dụng nước như sau:
- Nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt : 80 lít/người.ngày.
- Nước tưới mặt đường : 10% nước sinh hoạt (mặt đường trong giai đoạn xây dựng).
Nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt
Nếu ước tính số lượng công nhân tập trung vào giai đoạn cao điểm phục vụ thi công là 100 người, mỗi ngày làm việc 8 giờ. Tổng lượng nước cung cấp khoảng 2.700lít/ngày (100 người x 80 lít/người/ngày.đêm x 1/3) tương đương 2,7m3/ngày.
Nước sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu là tắm, giặt (không nấu ăn) và được khai thác từ nước giếng khoan tại lán trại của công trường.
Nước phục vụ tưới đường
Đây là nước chỉ sử dụng nhằm làm giảm khả năng phát tán bụi gây ảnh hưởng đến môi trường không khí vào những ngày nắng nóng. Nước tưới đường được khai tác trực tiếp từ nước mặt sông Hậu hoặc sông Cái Dầu, trung bình 3m3/lần tưới.
d.2. Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn vận hành Nhà máy d.2.1. Nhu cầu sử dụng nước chế biến
Theo số liệu thực tế từ các nhà máy chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu (phá băng, cọ rửa dụng cụ, vệ sinh công nhân sau mỗi ca làm việc …) tại tỉnh Cà Mau thuộc Công ty cổ phần thủy hải sản Minh Phú với định mức 40 m3/tấn sp. Do vậy, với sản lượng 80 tấn sp/ngày, khối lượng nước sẽ cần khoảng 3.200m3/ngày.
d.2.2. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt
Khi Nhà máy đi vào hoạt động ổn định dự kiến sẽ thu hút khoảng 4.413 người làm việc tại Nhà máy. Với định mức 80 lít/người/ngày thì lượng nước cấp cho sinh hoạt vào khoảng 353 m3/ngày.
Nguồn cung cấp
Để đảm bảo nhu cầu chất lượng của thị trường, Dự án sẽ đầu tư 02 trạm xử lý nước cấp với công suất thiết kế 400m3/giờ, công nghệ xử lý như sau:
Nước ngầm được bơm áp lực đưa vào bể trộn có chức năng điều hòa và xử lý hóa chất (chủ yếu là phèn chua).
Nước sau khi qua bể điều hòa được cho qua thiết bị lắng. Nước sau khi qua bể lắng được chảy tự nhiên qua bể lọc cơ học rồi dẫn qua bể khử trùng bằng clorine.
Nước sau khi khử trùng được lưu giữ tại bồn chứa nước sạch, sau đó cung cấp cho toàn bộ các phân xưởng chế biến của Nhà máy.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp của dự án
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy chế biến tôm Minh Phú – Hậu Giang 33
Nước giếng khoan
Bể trộn Bể lắng/lọc cơ học Bể khử trùng Bể chứa nước sạch Chất keo tụ Clorine
Hình 1.7: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước cấp của dự án
d.2.2. Nhu cầu sử dụng nước cho các mục đích khác
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động sẽ sử dụng một lượng nước phục vụ cho mục đích tưới cây, tưới mặt đường trong những ngày nắng nóng, nước cứu hỏa. Theo tiêu chuẩn TCXDVN 33-2006, cụ thể như sau:
- Nước tưới cây : 3 ÷ 4 lít/m2/lần tưới. - Nước tưới mặt đường : 0,4 ÷ 0,5 lít/m2/lần tưới. - Nước cứu hỏa : 20lít/s/đám cháy.
Nguồn nước cung cấp cho mục đích cứu hỏa và tưới đường được khai thác từ nước mặt (sông Hậu và sông Cái Dầu). Nước tưới cây có thể tận dụng từ nước thải sau xử lý hoặc nước sông.
e. Nhu cầu sử dụng lao động
Nhu cầu sử dụng và phân bổ lao động của Dự án trong giai đoạn vận hành, bao gồm: 63 người lao động gián tiếp và 4.350 lao động trực tiếp, cụ thể như sau
Bảng 1.4: Nhu cầu lao động của Dự án trong giai đoạn vận hành
STT Bộ phận ĐVT Số lượng
I. Lao động gián tiếp 63
1 Ban giám đốc Người 3
2 Phòng tổ chức hành chính Người 16
3 Phòng tài chính – kế toán Người 8
STT Bộ phận ĐVT Số lượng
4 Phòng thu mua Người 8
5 Phòng kinh doanh Người 6
6 Phòng quản lý chất lượng Người 10
7 Phòng kỹ thuật điện lạnh Người 12
II. Lao động trực tiếp 4.350
1 Phân xưởng chế biến (phân cỡ, loại, sơ chế) Người 200
2 Tôm Nobashi Người 600
3 Tôm tẩm bột Người 650
4 Tôm Tempura Người 650
5 Tôm Ring Người 600
6 Tôm Sushi Người 650
7 Tôm đông lạnh IQF tươi Người 350
8 Tôm đông lạnh IQF hấp Người 350
9 Tôm đông Block Người 200
10 Tôm đông nguyên con Người 100
Tổng cộng 4.413
(Nguồn: Công ty TTNH chế biến thủy sản Minh Phú – Hậu Giang)