Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải/mùi hôi

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Nhà máy chế biến tôm Minh Phú – Hậu Giang (Trang 93)

4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

4.1.2.1.Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải/mùi hôi

a. Giảm thiểu khí thải từ máy phát điện dự phòng

Theo đánh giá ở Chương 3 cho thấy rằng mức độ ô nhiễm khí thải từ máy phát điện dự phòng ở mức thấp, không đáng kể. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa nguồn gây tác động này, Công ty sẽ thực hiện biện pháp giảm thiểu như sau:

- Bố trí khu vực đặt máy phát điện dự phòng cách xa khu vực văn phòng.

- Xây dựng tường gạch quanh khu vực đặt máy tránh tiến ồn phát tán ra bên ngoài, đồng thời đặt lớp đệm chống ồn tại chân máy.

- Xây dựng ống khói phát thải với chiều cao > 10 mét.

b. Giảm thiểu bụi, khí thải từ phương tiện vận chuyển

Bụi, khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm … được xem là dạng ô nhiễm phân tán dọc theo tuyến đường vận chuyển. Để ngăn ngừa và hạn chế khả năng phát tán bụi, khí thải ra môi trường không khí, Công ty yêu cầu nhà xe thực hiện các biện pháp như sau:

- Kiểm tra định kỳ các phương tiện vận chuyển nhằm đảm bảo khí thải phát sinh an toàn về môi trường trong quá trình vận chuyển.

- Xe chở đúng tải trọng, phải được vệ sinh sạch sẽ tránh gây ảnh hưởng mùi trong lúc vận chuyển.

- Thiết kế dụng cụ thu nước dưới sàn xe để đảm bảo tuyệt đối không cho nước thải rơi vãi trên đường trong lúc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm tôm đông lạnh.

c. Giảm thiểu mùi hôi tại trạm xử lý nước thải

Mùi hôi phát sinh từ trạm xử lý nước thải chủ yếu tại bể xử lý hiếu khí và bể chứa bùn. Để hạn chế giảm thiểu, chúng tôi sẽ bổ sung thêm các chế phẩm sinh học, đồng thời vận hành trạm xử lý thường xuyên, liên tục.

Chất thải rắn công nghiệp chủ yếu là đầu, vỏ tôm với khối lượng phát sinh tối đa 240 tấn/ngày (hoạt động hết công suất). Toàn bộ đầu, vỏ tôm sau mỗi ca chế biến được Công ty tổ chức thu gom và lưu giữ tạm thời trong thùng kín 200L.

Để xử lý đầu, vỏ tôm, Công ty sẽ thực hiện hợp đồng bán cho các đơn vị có nhu cầu thu mua để chế biến Chytin hoặc D-Glucosamin Hydroclorid. Công ty yêu cầu đơn vị thu mua đến thu gom và vận chuyển hàng ngày. Tuy nhiên, để phòng ngừa trong trường hợp đơn vị không đến thu gom kịp (do trời mưa bão hoặc yếu tố khách quan) trong ngày, Công ty sẽ bố trí kho lạnh với nhiệt độ kho từ 0 ÷ 50C để lưu giữ đầu, vỏ tôm trong khoảng thời gian từ 2 ÷ 3 ngày nhằm hạn chế mùi hôi phát sinh từ quá trình phân hủy đầu, vỏ tôm phát tán ra môi trường xung quanh.

e. Giảm thiểu mùi hôi từ hệ thống thoát nước thải

Để giảm thiểu mùi hôi phát sinh trên đường thoát nước thải của Nhà máy, Công ty sẽ triển khai thực hiện như sau:

- Định kỳ 3 ÷ 4 tuần tổ chức vệ sinh, khai thông cống rảnh để tránh tình trạng ứ đọng các loại chất thải trên đường thoát nước.

- Sử dụng bổ sung chế phẩm sinh học (EM, Frshen Plus) phun xịt nhằm hạn chế khả năng phát sinh mùi.

f. Biện pháp giảm thiểu khác

Để tạo cảnh quang môi trường, đồng thời góp phần giảm thiểu khả năng phát tán ô nhiễm mùi hôi ra môi trường xung quanh, Công ty sẽ bố trí trồng cây xanh (me tây, cây bàng ...) dọc tuyến đường nội bộ; bố trí cây kiểng xung quanh khu vực văn phòng; thảm cỏ tại những khu đất trống trong khuôn viên của Nhà máy với tổng diện tích cây xanh chiếm tỷ lệ > 15% tổng diện tích đất của dự án.

4.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu nước thải

Sơ đồ hệ thống thoát nước của dự án trong giai đoạn vận hành được thể hiện như sau:

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy chế biến tôm Minh Phú – Hậu Giang 94

Nước mưa chảy tràn quy ước sạch

Nước mưa nhiễm dầu

Hệ thống thoát nước mưa

của Nhà máy Trạm xử lý nước thải của Nhà máy Bể tách dầu

Nước thải

sinh hoạt Nước thải chế biển

Bể tự hoại 03 ngăn

Hệ thống thoát nước mưa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của KCN Minh Phú - HG Hệ thống thoát nước thải của KCN Minh Phú - HG

Nguồn tiếp nhận Sông Cái Dầu (loại A)

Nước thải nhà ăn

Lưới chắn rác

Hình 4.1: Sơ đồ thoát nước của Nhà máy

a. Giảm thiểu nước mưa chảy tràn a.1. Nước mưa quy ước sạch

Nước mưa chảy tràn từ khu vực văn phòng, nhà xưởng, đường giao thông nội bộ ... xem như nước mưa không bị nhiễm bẩn được thu gom theo hệ thống cống thu gom nước mưa, qua song chắn rác rồi thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận.

a.2. Nước mưa nhiễm bẩn

Nước mưa chảy qua khu vực vệ sinh của Nhà máy được xem như là nước mưa nhiễm bẩn (nhiễm dầu). Toàn bộ lượng nước mưa chảy qua khu vực này sẽ được thu gom, qua bể tách dầu rồi đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp Minh Phú – Hậu Giang, sơ đồ xử lý như sau:

Hình 4.2: Sơ đồ xử lý nước mưa nhiễm dầu

Dầu nhớt tách ra được thu gom, lưu giữ và xử lý theo đúng quy định đối với chất thải nguy hại. Xung quanh máy móc thiết bị có bộ phận thu hồi dầu nhớt rơi vãi

• Sơ đồ hố tách dầu, nhớt ra khỏi nước theo phương pháp tỷ trọng: Nước thải nhiễm dầu

Song chắn rác

Nguồn tiếp nhận Bể tách dầu

Nền máy

Hố thu hồi Mương thu hồi

Vách ngăn

Dầu

Mương dẫn nước Nước đã Mương dẫn nước ra tách dầu

Nước lẫn dầu Nước

a.2. Biện pháp giảm thiểu nước thải sinh hoạt

Nước thải sau phục vụ các mục đích sinh hoạt như tắm giặt, vệ sinh của cán bộ, công nhân làm việc tại Nhà máy được gọi là nước thải sinh hoạt.

Để đảm bảo các chỉ tiêu yêu cầu khi xả vào hệ thống thu gom và thoát nước thải sinh hoạt của Nhà máy, lượng nước thải sinh hoạt này được xử lý cục bộ. Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt cục bộ thường được sử dụng phổ biến hiện nay đó là xử lý bằng hầm tự hoại 03 ngăn.

Nguyên lý hoạt động của hầm tự hoại 3 ngăn

Đây là các quá trình lắng nước thải, giữ và lên men cặn lắng. Dưới tác động của vi khuẩn kị khí có trong hầm, cặn được phân hủy thành các chất khí và các chất khoáng hòa tan. Do thời gian lưu nước lại trong hầm từ 1 đến 3 ngày nên hiệu quả lắng rất cao.

Kết cấu của hầm tự hoại 03 ngăn bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngăn chứa phân: có kích thước lớn nhất, chiếm 2/3 dung tích hầm, đây là nơi tích trữ phân. Phần bùn và các váng nổi bọt bị giữ lại bên ngăn chứa phân. - Ngăn lọc: chiếm ¾ thể tích còn lại, nơi này chỉ nhận nước từ ngăn chứa phân

đi qua bằng các lỗ thông trên vách.

- Ngăn khử mùi: Chứa than. Nước từ ngăn lọc đi ngược lên trên qua than sẽ bị hấp thu mùi hôi trước khi xả ra bên ngoài.

Tùy thuộc vào lượng công nhân làm việc tại từng phân xưởng, khu văn phòng … mà việc thiết kế, bố trí các công trình xử lý nước thải sinh hoạt một cách thích hợp nhất.

a.3. Biện pháp giảm thiểu nước thải nhà ăn

- Nước thải phát sinh từ rửa chén, dĩa, vệ sinh khu vực nấu ăn … với khối lượng phát sinh khoảng 4 ÷ 5 m3/ngày được thu gom, qua lưới chắn rác rồi theo đường cống dẫn về trạm xử lý nước thải để xử lý cùng với nước thải chế biến.

- Mặc khác, nước thải hỗn tạp (canh cơm thừa, xương …) sẽ được chứa đựng trong các thùng nhựa 50 lít hoặc 100 lít. Toàn bộ lượng nước thải này sau mỗi ngày sẽ được các hộ chăn nuôi heo đến thu gom và vận chuyển ra khỏi khu vực Nhà máy để làm thức ăn cho heo.

a.4. Biện pháp giảm thiểu nước thải chế biến

Toàn bộ nước thải chế biến của Nhà máy được dẫn về trạm xử lý nước thải của Nhà máy để xử lý đạt quy chuẩn QCVN 11:2009/BTNMT (cột A, hệ số Kq = 1,0 và Kf = 1,0) quy định trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước của khu công nghiệp Minh Phú – Hậu Giang rồi thoát ra môi trường bên ngoài (sông Cái Dầu). Các thông số thiết kế đầu vào và đầu ra của trạm xử lý nước thải tập trung như sau:

Bảng 4.1: Thông số đầu vào và đầu ra của trạm xử lý nước thải

STT Thông số Đơn vị Nồng độ đầu vào Nồng độ đầu ra QCVN 24:2009/BTNMT (cột A, hệ số Kq = 1,0 và Kf = 1,0) 1 pH - 7,0 6 – 9 6 – 9 2 BOD5 mg/l < 1.200 < 30 30 3 COD mg/l < 1.500 < 50 50 4 SS mg/l < 180 < 50 50 5 Nt mg/l <105 < 15 15 6 Pt mg/l < 14 < 4 4 7 Coliform MPN/100ml <106 < 3.000 3.000

(Nguồn: Hồ sơ kỹ thuật trạm xử lý nước thải Nhà máy chế biến tôm Minh Phú - HG)

a.4.1. Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải của Nhà máy

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy chế biến tôm Minh Phú – Hậu Giang 97

Thiết bị trộn tĩnh Lược rác thô

Lược rác thô

Nước thải sinh hoạt

Nước thải nhà ăn Nước thải sản xuất

Trạm bơm Rác thải Chôn lấp Sục khí DD NaOCl Bùn thải Bùn tuần hoàn Máy ép bùn Làm phân bón

hoặc chôn lấp Nước dư Bể cân bằng Bể kị khí UASB Bể hiếu khí MBBR 1 Bể hiếu khí MBBR 2 Bể trung gian Bể tạo bông Bể lắng Bể khử trùng Rác thải Chôn lấp

Biogas Tái sử dụng cho nồi hơi

Sục khí Sục khí PAC NaOH Dẫn về xưởng chế Tính toán CDM

Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập của Nhà máy

a.4.2. Nguyên lý hoạt động của trạm xử lý nước thải

Nước thải sinh hoạt, nhà ăn, chế biến của Nhà máy được thu gom và dẫn về trạm bơm nước thải. Trước khi vào trạm bơm, nước thải được dẫn qua thiết bị lược rác thô để loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn hơn 20 mm ra khỏi dòng thải. Từ trạm bơm, nước thải được bơm lên thiết bị lọc rác tinh, lược bỏ các chất rắn có kích thước lớn hơn 2mm, sau đó nước thải sẽ tự chảy qua bể cân bằng.

Bể cân bằng

Bể cân bằng được trang bị máy thổi khí nhằm tạo sự xáo trộn để tạo môi trường đồng nhất cho dòng nước thải trước khi qua các bể xử lý tiếp theo, tránh hiện tượng lắng cặn trong bể, đồng thời xử lý một phần chất hữu cơ có trong nước thải. Từ bể cân bằng, nước thải sẽ được bơm lên bể xử lý sinh học kị khí UASB.

Bể kị khí UASB

Tại bể kị khí, nước thải được phân phối đều từ dưới đáy qua hệ thống phân phối, khi qua đệm bùn kị khí (bùn hạt) chất hữu cơ sẽ bị phân hủy bởi các vi sinh vật kị khí thành nước và khí biogas bay lên. Khí biogas sinh ra được thu hồi, sử dụng làm nhiên liệu cho lò hơi và xây dựng CDM. Nước thải sau đó được dẫn sang các bể xử lý sinh học hiếu khí dính bám MBBR 1/2.

Phương pháp tính toán CDM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với công nghệ xử lý nước thải được đề xuất nhằm tham gia dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM-Clean Development Mechanism) và có thể cung cấp các Chứng chỉ giảm phát thải (CERs), tập trung vào việc xử lý yếm khí bằng thiết bị UASB đó là khí mêtan (CH4) để dùng làm nhiên liệu đốt lò hơi (luộc tôm, hấp sấy).

a) Phát thải từ quá trình phân huỷ yếm khí để thu hồi CH4 trong hệ thống xử lý nước thải được xác định bằng công thức như sau:

PEy,dissolved = Qy,ww * [CH4]y,ww,treated * GWP_ CH4 (6) Trong đó:

- PEy,dissolved : phát thải từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong 1 năm (tCO2). - Qy,ww: lưu lượng nước thải đã xử lý trong 1 năm (m3).

- [CH4]y,ww,treated: lượng khí metan phân hủy trong nước thải đã xử lý (tấn/m3). Trong xử lý nước thải hiếu khí, giá trị = 0, trong xử lý nước thải kị khí, có thể đo đạc hoặc giá trị mặc định = 10-4 tấn/m3.

- GWP_ CH4: tiềm năng ấm lên toàn cầu của khí methane (IPCC ø 21). Chú ý khả năng tạo metan tối đa thực tế của nước thải (IPCC 0.21 kgCH4/kg COD).

Kết quả tỉnh toán như sau:

b) Tiềm năng phát thải khí metan của thiết bị xử lý bùn thải trong 1 năm. MEPy,s,treatment được tính như sau:

MEPy,s,treatment = Sy,untreated * DOCy,s,untreted * DOCF * F* 16/12 * MCFs,treatment - MEPy,s,treatment: phát thải khí methane của thiết bị xử lý bùn trong 1 năm - Sy,untreated : tổng lượng bùn chưa xử lý trong 1 năm (tấn)

- DOCy,s,untreated : tỷ lệ cacbon hữu cơ thoái hóa của bùn chưa xử lý trong 1 năm. Giá trị này có thể đo đạc trong quy trình lấy mẫu và phân tích bùn và có thể ước tính bằng cách sử dụng hệ số mặc định IPCC 0.05 cho bùn sinh hoạt (bùn khô 10 %), 0.09 cho bùn công nghiệp (bùn khô 35 %).

- MCFs,treatment: hệ số hiệu chỉnh khí methane cho hệ thống xử lý bùn có thiết bị thu hồi và đốt khí metan (IPCC)

- DOCF: tỷ lệ cacbon tái tạo khí mehtane (IPCC mặc định 0,5). - F: tỷ lệ khí methane trong khí chôn lấp (IPCC mặc định 0,5). Kết quả tính toán như sau:

MEPy,s,treatment =(180-50) x 5000 x 365 x 1,35 x 0,5 x 0,5 x 1=8.000.187 kg CO2/năm c) Tổng lượng phát thải của dự án khi tham gia dự án CDM

PEy = PEy,dissolved + MEPy,s,treatment Trong đó:

- PEy,dissolved : phát thải từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong 1 năm (tCO2). - MEPy,s,treatment: phát thải khí methane của thiết bị xử lý bùn trong 1 năm Kết quả tính toán như sau:

PEy = 3.832.500 + 8.000.187 = 11.832.687 kg CO2/năm (max) PEy = 1.533.000 + 8.000.187 = 9.533. 187 kg CO2/năm (min)

- Tổng lượng phát thải nhà kính cực đại (max)khi tham gia CDM là: 11.832 tấn CO2/năm.

- Tổng lượng phát thải nhà kính tối thiểu (min)khi tham gia CDM là: 9.533 tấn CO2/năm

Chú ý: Theo giá kinh doanh carbon trên thị trường thế giới, thì giá thành 1CER hiện nay dao động 10-20USD, do đó lợi nhuận thu được khi thực hiện CDM của dự án tính trên giá trung bình 15USD/1CER (1CER =1tấn CO2 tương đương) như sau:

 11.832 tấn CO2/năm x 15 USD/ tấn CO2= 177.480 USD/năm. (max).

 9.533 tấn CO2/năm x 15 USD/ tấn CO2 = 142.995 USD/năm. (min)

Thủ tục pháp lý thực hiện dự án CDM

Cơ sở pháp lý để thực hiện các dự án theo Cơ chế phát triển sạch của Việt Nam đến nay đã tạo điều kiện thuận lợi về các vấn đề hết sức cơ bản đó là: Thông tư số 10/2005/TT-BTNMT ngày 12/12/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc

hướng dẫn xây dựng các dự án Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto. Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn 2007-2010. Quyết định số 130/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch, đảm bảo cho việc thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Để thực hiện được các dự án, Công ty phải thực hiện đầy đủ các cơ sở pháp lý tại Việt Nam và được Ban chấp hành quốc tế CDM phê duyệt cấp Chứng chỉ giảm phát thải CER đồng thời phải tìm kiếm đối tác đầu tư dự án hay mua CER trên cơ sở được sự hỗ trợ của Chính quyền địa phương và Bộ Tài nguyên và Môi trương. Để thực hiện dự án theo cơ chế phát triển sach (CDM) có các bước xây dựng văn kiện

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Nhà máy chế biến tôm Minh Phú – Hậu Giang (Trang 93)