Nguồn gây tác động trong giai đoạn vận hành

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Nhà máy chế biến tôm Minh Phú – Hậu Giang (Trang 73)

4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

3.1.2. Nguồn gây tác động trong giai đoạn vận hành

3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thảia. Nguồn phát sinh khí thải a. Nguồn phát sinh khí thải

• Dựa vào các lĩnh vực hoạt động của dự án, các nguồn ô nhiễm khí thải trong giai đoạn hoạt động của Nhà máy như sau:

o Khí thải từ máy phát điện dự phòng.

o Mùi hôi từ hệ thống mương thoát nước thải và trạm xử lý nước thải.

o Mùi hôi từ khu vực lưu giữ chất thải rắn tạm thời.

o Khí thải từ phương tiện vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.

o Nhiệt độ tại các phân xưởng làm việc.

a.1. Khí thải từ máy phát điện dự phòng

Để đảm bảo hoạt động được ổn định, liên tục nên Công ty sẽ trang bị 01 máy phát điện dự phòng hoạt động trong trường hợp khi có sự cố mất điện của mạng lưới điện quốc gia.

• Dựa vào kết quả đánh giá nhanh của WHO cho thấy thành phần ô nhiễm có trong khí thải máy phát điện chủ yếu là bụi, SO2, NOx, CO và andehyte với hệ số tải lượng ô nhiễm như sau:

o Bụi : 1,6 kg/tấn dầu DO

o SO2 : 7,26*S kg/tấn dầu DO

o NOx : 4,5 kg/tấn dầu DO

o CO : 0,64 kg/tấn dầu DO)

Với công suất máy phát điện 750 KVA sẽ tiêu thụ trung bình 30 lít dầu/giờ, tương đương 26,1 kg dầu/giờ (tỷ trọng của dầu DO là 0,87 kg/l). Mặc khác, khi đốt 1 kg dầu DO để chạy máy phát điện sẽ phát sinh 28,3 m3 khí thải. Do vậy, nếu đốt 17,4 kg dầu DO trong một giờ sẽ phát sinh lượng khí 739 m3/giờ.

Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm được tính toán như sau: Tải lượng = (hệ số tải lượng) x (tốc độ tiêu thụ nhiên liệu/1.000) Và Nồng độ = (tải lượng x 103/tổng thể tích khí sinh ra

Bảng 3.12: Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện dự phòng

TT Thông số Hệ số tải lượng

(kg/tấn dầu DO) Tải lượng (g/giờ) Nồng độ ô nhiễm (mg/m3) QCVN 19:2009 Cột B, Kp = 1 và Kv = 1 1 Bụi 1,6 48 64,9 200 2 SO2 7,26*S 109 173 500 3 NO2 4,5 135 182 850 4 CO 0,64 19,2 26 1.000

Ghi chú: Hàm lượng S có trong dầu thông thường khoảng 0,25%

Qua kết quả tính toán về nồng độ các chất ô nhiễm có trong khí thải máy phát điện dự phòng, so sánh với QCVN 19:2009/BTNMT (cột B, hệ số Kp = 1 và Kv =1) cho thấy các thông số đều đạt quy chuẩn quy định. Mặt khác, máy phát điện chỉ hoạt động dự phòng, do đó nguồn thải mang tính tức thời, gián đoạn nên mức độ tác động đến môi trường không đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động của máy phát điện, Công ty sẽ bố trí địa điểm thích hợp và có các biện pháp giảm thiểu được trình bày tại Chương 4 của báo cáo.

a.2. Mùi hôi phát sinh từ trạm xử lý nước thải

Công nghệ xử lý nước thải của các trạm xử lý nước thải tập trung được trình bày trong Chương 4 của báo cáo.

Mùi hôi từ các trạm xử lý nước thải tập trung phát sinh chủ yếu từ các đơn nguyên mà tại đó có xảy ra quá trình phân hủy kị khí. Quá trình phân hủy hiếu khí cũng phát sinh mùi hôi nhưng ở mức độ rất thấp.

Các sản phẩm dạng khí chính từ quá trình phân hủy kị khí bao gồm: H2S, Mercaptane, CO2, CH4 … Trong đó, H2S và Mercaptane là các chất gây mùi hôi chính, còn CH4 là chất gây cháy nổ nếu bị tích tụ ở một nồng độ nhất định.

Bảng 3.13: Các hợp chất gây mùi chứa lưu huỳnh do phân hủy kị khí nước thải

TT

Các hợp chất Công thức Mùi đặc trưng Ngưỡng phát hiện (ppm)

1 Allyl mercaptan CH2=CH-CH2-SH Mùi tỏi, cà phê mạnh 0,00005 2 Amyl mercaptan CH3-(CH2)3-CH2-SH Khó chịu, hôi thối 0,0003 3 Benzyl mercaptan C6H5CH2-SH Khó chịu, mạnh 0,00019 4 Crotyl mercaptan CH3-CH=CH-CH2-SH Mùi chồn 0,000029 5 Dimethyl sulfide CH3-S-CH3 Thực vật thối rữa 0,0001

6 Ethyl mercaptan CH3CH2-SH Bắp cải thối 0,00019

7 Hydrogen sulfide H2S Trứng thối 0,00047

8 Methyl mercaptan CH3SH Bắp cải thối 0,0011

9 Propyl mercaptan CH3-CH2-CH2-SH Khó chịu 0,000075

10 Sulfur dioxide SO2 Hăng, gây dị ứng 0,009

11 Tert-butyl

Mercaptan (CH3)3C-SH Mùi chồn, khó chịu 0,00008

12 Thiophenol C6H5SH Thối, mùi tỏi 0,000062

(Nguồn: 7th International Conference on Environmental Science and Technology – Ermoupolis, 2001)

Có sự khác nhau cơ bản về các hợp chất chứa lưu huỳnh trong hệ thống xử lý nước thải qua từng công đoạn xử lý.

H2S gia tăng từ 2 nguồn: giảm thiểu Sulfide (phản ứng [1] và [2]) và sự khử lưu huỳnh của các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh (phản ứng [3]).

SO42- + chất hữu cơ S2- + H2O + CO2 [1] S2- + 2H+ H2S [2]

SHCH2CH2NH2COOH + H2O CH3COCOOH + NH3 + H2S [3] H2S dễ bị phân ly:

H2S H+ + HS- H+ + S2- [4] Sự phân ly của H2S:

Quá trình phân hủy hiếu khí phát sinh mùi hôi nhưng ở mức độ thấp, hầu như không đáng kể.

Bảng 3.14:H2S phát sinh từ các đơn nguyên của hệ thống xử lý nước thải

TT Các đơn nguyên Mức độ (g/s) Tỷ lệ phát thải vào không khí (%)

1 Cống thu gom 0,019 0,1380

2 Sàng rác 0,005 0,0427

3 Bể gom 0,113 1,0000

4 Bể hiếu khí 6,08*10-27 0,1427

5 Bể lắng 7,44*10-32 0,1928

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy chế biến tôm Minh Phú – Hậu Giang 76 Vi khuẩn kỵ khí

(Nguồn: 7th International Conference on Environmental Science and Technology – Ermoupoli, 2001)

Phát tán sol khí từ trạm xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải được phát hiện là nơi sản sinh ra các Sol khí sinh học có thể phát tán theo hướng gió trong không khí trong khoảng vài chục mét đến vài trăm mét.

Trong Sol khí người ta thường bắt gặp các vi khuẩn, nấm mốc … và chúng có thể là những mầm gây bệnh hay nguyên nhân gây những dị ứng qua đường hô hấp, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Sự hình thành các Sol khí sinh học ảnh hưởng đến chất lượng không khí xung quanh khu vực hệ thống xử lý nước thải.

Đối với trạm xử lý nước thải tập trung của Nhà máy chế biến tôm Minh Phú – Hậu Giang, nguồn phát thải sol khí sinh học chủ yếu tại các bể điều hòa và bể phân hủy hiếu khí.

Bảng 3.15: Mật độ vi khuẩn trong không khí tại hệ thống xử lý nước thải

TT Nhóm vi khuẩn Giá trị (CFU/m3) Trung bình (CFU/m3)

1 Tổng vi khuẩn 0 – 1290 168

2 E.coli 0 – 240 24

3 Vi khuẩn đường ruột và loài khác 0 – 1160 145

4 Nấm 0 - 60 16

Nguồn: 7th International Conference on Environmental Science and Technology – Ermoupolis. Bioaerosol formation near wastewater treatment facilities, 2001

Ghi chú: CFU/m3 = Đơn vị khuẩn lạc (Colony Forming Units)/m3

Lượng vi khuẩn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải tập trung khác nhau đáng kể ở từng vị trí, cao nhất ở tại hệ thống xử lý nước thải nhưng lại thấp khi ở khoảng cách xa.

Bảng 3.16: Lượng vi khuẩn phát tán từ hệ thống xử lý nước thải

Khoảng cách Lượng vi khuẩn /1 m3 không khí

0 m 50 m 100 m > 500m

Cuối hướng gió 100 - 650 50 - 200 5 - 10 -

(Nguồn: 7th International Conference on Environmental Science and Technology – Ermoupolis, 2001)

Tác động này chỉ ảnh hưởng trong phạm vi khu vực của hệ thống xử lý nước thải, mức độ thấp, dài hạn và không thể tránh khỏi.

a.3. Mùi phát sinh từ khu vực lưu giữ chất thải rắn tạm thời

Dự kiến sẽ bố trí khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp không nguy hại (đầu, vỏ tôm) tạm thời phát sinh từ hoạt động chế biến của Nhà máy.

Đây là khu vực sẽ phát sinh mùi hôi do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ, thành phần ô nhiễm chủ yếu là H2S, NH3. Tuy nhiên, vì đây là khu vực lưu giữ trong khoảng thời gian ngắn (trong vòng 01 ngày) nên khả năng sinh mùi hôi làm ảnh hưởng đến không khí xung quanh chỉ ở mức thấp. Biện pháp giảm thiểu mùi hôi từ khu vực lưu giữ tạm thời này sẽ được trình bày chi tiết tại Chương 4 của báo cáo.

a.4. Mùi hôi phát sinh từ hệ thống thoát nước thải

Thành phần ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy sản với TSS và các hợp chất hữu cơ rất cao. Quá trình vận chuyển nước thải từ các phân xưởng chế biến đến trạm xử lý nước thải tập trung của Nhà máy lâu ngày sẽ làm lắng động chất rắn, đồng thời phát sinh mùi hôi do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ. Do vậy, việc khai thông cống rảnh, vệ sinh mặt bằng sẽ được Công ty quan tâm thực hiện nhằm để hạn chế khả năng phát sinh mùi hôi.

a.5. Bụi, khí thải từ phương tiện vận chuyển

Theo ước tính sơ bộ từ dự án khả thi, khi dự án đi vào hoạt động ổn định, tổng lượng sản phẩm ước tính khoảng 20.000 tấn/năm, trung bình có 250 ngày làm việc/năm, tương đương 113 tấn sp/ngày.

Nếu sử dụng xe có tải trọng trung bình 10 - 20 tấn, tương đương sẽ có khoảng 20 lượt xe/ngày vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm thông qua Nhà máy.

Quảng đường vận chuyển ước tính trung bình của các xe lưu thông trong khu vực Nhà máy khoảng 2km/xe, tổng đoạn đường vận chuyển 40 km/ngày (20xe/ngày x 2km/xe). Tải lượng thải các thành phần ô nhiễm trong khí thải từ phương tiện vận chuyển được tính toán như sau:

Bảng 3.17: Tải lượng ô nhiễm khí thải từ phương tiện vận chuyển

TT Chất ô nhiễm Điều kiện vận chuyển Hệ số ô nhiễm Đoạn đường vận chuyển Số lượng xe Tổng tải lượng trung bình ngày

(g/xe.km) (km) (xe/ngày) (g/ngày)

Chạy có tải 1,190 40 20 952

Chạy không tải 0,611 40 20 488

TT Chất ô nhiễm Điều kiện vận chuyển Hệ số ô nhiễm Đoạn đường vận chuyển Số lượng xe Tổng tải lượng trung bình ngày

(g/xe.km) (km) (xe/ngày) (g/ngày)

2 SO2 Chạy có tải 0,786 40 20 629

Chạy không tải 0,582 40 20 465

3 NOx Chạy có tải 2,960 40 20 2368

Chạy không tải 1,620 40 20 1296

4 CO Chạy có tải 1,780 40 20 1424

Chạy không tải 0,913 40 20 730

5 VOC Chạy có tải 1,270 40 20 1016

Chạy không tải 0,511 40 20 409

=>Nhận xét, đánh giá

Với lưu lượng xe không nhiều và đây là nguồn ô nhiễm phân tán nên tác động từ hoạt động của phương tiện vận chuyển chỉ ở mức thấp. Tuy nhiên, Công ty sẽ có những biện pháp giảm thiểu thích hợp để ngăn chặn khả năng gây tác động xấu đến môi trường từ các phương tiện này.

a.5. Nhiệt độ thấp

Với loại hình chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu thì nhiệt độ thấp (4 ÷ 100C) làm ảnh hưởng đến yếu tố vi khí hậu, đặc biệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân là điều không thể tránh khỏi. Đây là một trong những vấn đề sẽ được Công ty đặc biệt lưu tâm khi Nhà máy chính thức đi vào hoạt động chế biến.

b. Nguồn phát sinh nước thải

• Nguồn phát sinh nước thải trong quá trình hoạt động chế biến của Nhà máy, bao gồm:

o Nước mưa chảy tràn.

o Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân.

o Nước thải từ nhà ăn của cán bộ, công nhân.

o Nước thải công nghiệp (chế biến).

b.1. Nước mưa chảy tràn

Đây là loại nước thải do lượng nước mưa thu gom trên toàn bộ diện tích khu vực. Có thể phân thành hai loại như sau:

Nước mưa được thu gom trên các máy nhà của khu vực văn phòng, nhà xưởng, khu vực sân bãi, hệ thống đường giao thông nội bộ được trãi nhựa hoặc lót bằng bêtông được xem là “nước thải quy ước sạch”. Loại nước thải này được tổ chức thu gom bằng hệ thống dành riêng cho thoát nước mưa của Nhà máy, sau đó dẫn ra cống thoát nước mưa của khu công nghiệp Minh Phú – Hậu Giang và cuối cùng thoát ra nguồn tiếp nhận.

Nước mưa bị nhiễm bẩn

Là loại nước mưa khi chảy qua các khu vực có chứa các chất ô nhiễm trên mặt đất, thông thường đó là khu vực đặt các bồn chứa nhiên liệu (dầu DO, FO), khu vực vệ sinh phương tiện, máy móc thiết bị. Thành phần nước mưa trong trường hợp này đáng quan tâm, nhất là hàm lượng các chất hữu cơ hòa tan và hàm lượng dầu mỡ khoáng cần phải được tách dầu trước khi thoát ra môi trường bên ngoài.

b.2. Nước thải sinh hoạt

Đây là loại nước thải phát sinh từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày như ăn, uống, tắm giặt, vệ sinh ... từ các khu nhà làm việc, khu vệ sinh ...

Loại nước thải này có thể gây ra ô nhiễm bởi các chất hữu cơ dạng lơ lững và hòa tan có chứa các vi trùng gây bệnh (E.coli, Coliform), thành phần hữu cơ cao (BOD5, COD), dầu mở động thực vật, thành phần dinh dưỡng (Nt, Pt).

Theo phần tính toán ở Chương 1, tổng số người làm việc dự kiến tại các phân xưởng trong Nhà máy vào khoảng 4.413 thì lượng nước cần cung cấp 353m3/ngày.

Ước tính nước thải phát sinh chiếm khoảng 85% lượng nước cấp. Do đó, tổng lượng nước thải sinh hoạt của Nhà máy khoảng 300m3/ngày.

Theo kết quả tham khảo cho thấy nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại vẫn vượt quy chuẩn Việt Nam QCVN 14:2008/BTNMT (cột A) quy định rất nhiều lần. Do vậy, nước thải sinh hoạt cần phải được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

b.3. Nước thải từ nhà ăn của cán bộ, công nhân

• Nước thải phát sinh từ khu vực nhà ăn của cán bộ, công nhân có thể được phân thành 02 loại:

o Nước thải từ việc rửa dụng cụ (chén, đĩa, xoong nồi …) và vệ sinh khu vực nấu ăn: với lượng cán bộ, công nhân khoảng 4.413 người thì khối lượng nước thải phát sinh ước tính khoảng 4 ÷ 5 m3/ngày. Thành phần nước thải từ nhà ăn có chứa lượng dầu động, thực vật, thành phần dinh dưỡng (các hợp chất nitơ, photpho) ở mức cao cần phải được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

o Nước thải từ thức ăn dư thừa (canh, cơm, xương …): đây được xem là loại nước thải rất hỗn tạp, chứa nhiều thành phần ô nhiễm. Tuy nhiên, việc tận dụng nước thải hỗn tạp này hiện được các hộ chăn nuôi heo tận dụng để làm thức ăn nên tác động từ loại nước thải này chỉ ở mức thấp.

b.4. Nước thải công nghiệp

Theo kết quả tính toán ở Chương 1 cho thấy nước sử dụng cho mục đích chế biến của Nhà máy vào khoảng 3.200 m3/ngày. Nếu lượng nước thải chiếm khoảng 85% lượng nước cấp thì tổng lượng nước thải công nghiệp vào khoảng 2.720 m3/ngày.đêm.

Thành phần ô nhiễm trong nước thải của ngành chế biến tôm chủ yếu là các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy, chất rắn lơ lửng, chất rắn hoà tan, dầu mỡ động thực vật, vi sinh, chlorine dùng để khử trùng.

Số liệu thành phần ô nhiễm trong nước thải chế biến tôm chưa qua xử lý được tổng hợp từ một số nhà máy trực thuộc Công ty cổ phần thủy hải sản Minh Phú đã triển khai thực hiện tại tỉnh Cà Mau (Nhà máy Minh Phú; Nhà máy Minh Quý; Nhà máy Minh Phát) được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.18 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy sản

TT Thông số ô nhiễm Đơn vị Kết quả QCVN 11:2008/BTNMT Cột A Cột B 01 pH - 7,3 – 7,7 6 - 9 5,5 – 9 02 BOD5 mg/l 550 – 600 30 50 03 COD mg/l 650 – 750 50 80 04 TSS mg/l 180 – 220 50 100 05 N-NH3 mg/l 13 – 15 10 20 06 Nt mg/l 100 ÷ 110 30 60 07 Pt mg/l 35 ÷ 40 6 8 08 Coliform MPN/100ml 2,3 ÷ 4,6 x106 3.000 5.000

(Nguồn: Công ty cổ phần thủy hải sản Minh Phú)

Dựa vào kết quả tham khảo ở trên cho thấy rằng nước thải từ lĩnh vực chế biến tôm có chứa các thành phần ô nhiễm như hợp chất hữu cơ dễ phân hủy (BOD5), chất

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Nhà máy chế biến tôm Minh Phú – Hậu Giang (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w