Truyện ngắn kì ảo của Võ Thị Hảo

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm TRUYỆN NGẮN võ THỊ hảo (Trang 63)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Truyện ngắn kì ảo của Võ Thị Hảo

Yếu tố kỳ ảo xuất hiện sớm trong văn học nhưng cho đến nay vấn chưa có một khái niệm thống nhất, cụ thể. Dựa trên các từ điển: Từ điển giải nghĩa của Pháp, Từ điển thuật ngữ văn học của Rumani, Từ điển Pháp-Việt có thể xác định: cái kỳ ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng, ở đó cái siêu nhiên chiếm ưu thế. Đó là những cái không mang tính chân thực, dị thường, quái dị, siêu nhiên.

Tuy chưa có một khái niệm thống nhất nhưng có thể thấy nhiều trên sách báo thuật ngữ truyện kì ảo, truyện kinh dị , truyện kì lạ xuất hiện đậm đặc. Theo TS Bùi Thanh Truyền có thể hiểu thuật ngữ kì ảo theo ba hướng: thứ nhất có thể hiểu đây là loại truyện nhấn mạnh đến những tính chất khác thường không có thực, và mang chức năng giải trí cho con người là chủ yếu; thứ hai, thủ pháp chủ yếu của thể loại truyện này là dùng yếu tố kì ảo để nhận thức và phản ánh cuộc sống của con người; thứ ba, với các thuật ngữ truyện huyễn tưởng, truyện huyền ảo….để chỉ những truyện kì ảo thời kì hiện đại. Tuy khái niệm kì ảo còn chưa thống nhất, nhưng có một điểm chung của các cách hiểu khái niệm này là sử dụng yếu tố bất thường, lạ lẫm, nửa thực nửa hư trong quá trình phản ánh của hiện thực đời sống con người. Các nhà văn dùng chất liệu của đời sống hiện thực để xây dựng các nhân vật theo sự phi thường hoá của một thế giới siêu thực hoá, hư cấu hoá để thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình qua hình tượng sáng tạo nên. Như vậy có thể thấy, văn học kì ảo là văn học mà ở đó các nhà văn sử dụng các yếu tố ma quái, những điều lạ lùng hay những sự kiện, con người không có thực để thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong văn học Việt Nam ngay từ buổi đầu sơ khai đã có những tác phẩm sử dụng những yếu tố kì ảo, hoang đường để lí giải, phản ánh hiện thực của cuộc sống, cho dù nó còn ấu trĩ, giản đơn. Điều này được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm văn học dân gian. Cùng với thời gian, văn học dân gian sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo đã thoả mãn được những khát vọng lí giải về thiên nhiên và về chính bản thân con người mà thời kì đó đã không thể lí giải. Và như một điều tất yếu, người đọc đã đón nhận những chuyện không có thật, chuyện hoang đường như một yếu tố của tâm linh, lí giải những điều của tâm linh. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của văn học, yếu tố kì ảo ngày càng phong phú về nội dung phản ánh. Các tác phẩm mang yếu tố kì ảo đã đi vào nhiều vấn đề của cuộc sống con người. Điều này được thể hiện trong nhiều tác phẩm của các tác giả đương đại trong đó có nhà văn Võ Thị Hảo.

Văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt là sau 1986 là thời kì mà văn học có sự nhìn nhận mới về quan điểm cũng như cách thức sáng tác. Các nhà văn đã dần thoát li khỏi khuynh hướng sử thi, để mặc sức sáng tạo mang đậm dấu ấn của riêng mình. Với sự trẻ trung, hăng hái và giàu sức sáng tạo, một loạt những cây bút như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo... đã tạo cho mình một cách viết riêng, sử dụng yếu tố kì ảo trong sáng tác như một phương tiện thể hiện tư tưởng và trở thành một hiện tượng văn học độc đáo. Thông qua yếu tố kì ảo, cuộc sống con người hiện lên với nhiều dáng vẻ, chiều kích khác nhau. Hiện thực vừa quen, vừa lạ, hiện thực của tâm trạng, của những điều ngẫu nhiên, bất ngờ xuất hiện. Với tần số sử dụng yếu tố kỳ ảo trong các tác phẩm vô cùng lớn nên nó đã thành một hiện tượng trong nền văn học đương đại. Chẳng hạn như tập truyện Hồn trinh nữ của Võ Thị Hảo có 6/12 truyện xuất hiện yếu tố kỳ ảo; tập truyện Những

truyện không nên đọc lúc nửa đêm tất cả đều có yếu tố kì ảo; tập truyện Luân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đứng một chân của Hồ Anh Thái có 7/10 truyện xuất hiện yếu tố kỳ ảo …

Các nhà văn sử dụng yếu tố kì ảo như một phương tiện nghệ thuật để phản ánh hiện thực và gửi gắm những thông điệp đến với người đọc.

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm TRUYỆN NGẮN võ THỊ hảo (Trang 63)